Giống như tất cả các sản phẩm từ động vật, việc ăn tôm cũng gây ra một số lo ngại về sức khỏe và tính bền vững.
1. Tôm có hàm lượng Cholesterol cao
Christina Iaboni, MHSc, RD cho biết: “Tôm có chứa cholesterol - một khẩu phần 3 ounce có lượng cholesterol tương tự như một quả trứng - nhưng nghiên cứu đã cho thấy cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng nhiều đến mức cholesterol của chúng ta. Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có hại hơn nhiều cho mức cholesterol.”
Vì vậy, trong khi một khẩu phần tôm 3 ounce có 180 miligam cholesterol - gấp đôi lượng có trong cùng một khẩu phần thịt bò xay - thì lượng chất béo bão hòa trong đó lại thấp hơn nhiều, chỉ 0,4 gam.
Quan niệm cho rằng cholesterol trong cách ăn uống có thể làm tăng cholesterol trong máu (và nguy cơ mắc bệnh tim) xuất phát từ thực tế là nhiều loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao cũng có hàm lượng chất béo bão hòa cao, theo đánh giá trên Nutrients vào tháng 6 năm 2018.
Lưu ý:
Mặc dù cholesterol trong cách ăn uống thường không ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu (một tình trạng đặc trưng bởi LDL cao hoặc triglyceride cao), đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim, theo báo cáo tháng 12 năm 2019 trên Circulation. Những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol.
2. Tôm có thể chứa chất gây ô nhiễm
Giống như các loại hải sản khác, tôm có thể được nuôi hoặc đánh bắt tự nhiên. Mỗi loại đều có những rủi ro riêng đối với sức khỏe và môi trường của chúng ta.
Theo một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2020 trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm cả tôm nuôi và tôm đánh bắt tự nhiên đều có chứa thủy ngân, một loại hóa chất có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chậm phát triển nhận thức ở trẻ em và suy giảm não bộ và hệ thống sinh sản.
Mặc dù cả hai loại đều chứa thủy ngân, nhưng hàm lượng đều thấp và không có sự khác biệt đáng kể giữa tôm nuôi và tôm đánh bắt tự nhiên, theo nghiên cứu Khoa học thực phẩm và dinh dưỡng tháng 7 năm 2020.
Một chất gây ô nhiễm tiềm ẩn khác trong tôm đến từ thuốc trụ sinh được sử dụng để giữ cho tôm nuôi sống và khỏe mạnh. Theo tiêu chuẩn của ngành, thuốc trụ sinh phải được dừng sử dụng vào một ngày cụ thể trước khi thu hoạch tôm, Lane nói.
Mặc dù các quy định sẽ bảo đảm rằng tất cả các loại trụ sinh đều không còn trong cơ thể tôm khi chúng ta ngồi vào bàn ăn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Hàng năm, FDA từ chối trung bình 29 phần trăm tổng số tôm được nhập cảng vào Hoa Kỳ, trong đó dư lượng trụ sinh là lý do từ chối phổ thông thứ hai, theo một nghiên cứu vào tháng 9 năm 2021.
Thật không may, không phải tất cả hàng nhập cảng đều có thể được kiểm soát cẩn thận về trụ sinh. Trong khi các nghiên cứu trước đây đã phát giác ra sự hiện diện của dư lượng trụ sinh, 68 mẫu tôm đông lạnh từ các cửa hàng bán lẻ tạp hóa trên khắp Hoa Kỳ không có dấu vết của dư lượng trụ sinh, theo bài báo Nghiên cứu hiện tại về khoa học thực phẩm tháng 9 năm 2021.
3. Tôm là một chất gây dị ứng phổ thông
Tôm, cùng với cua và tôm hùm, được gọi là động vật có vỏ. Theo ước tính của Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, có khoảng bảy triệu người ở Hoa Kỳ bị dị ứng với động vật có vỏ.
Các triệu chứng của dị ứng động vật có vỏ có thể bao gồm:
• Đau dạ dày
• Nổi mề đay
• Thở khò khè
• Khó thở
• Chóng mặt
• Sưng môi và lưỡi
Lựa chọn tốt nhất cho những người bị dị ứng với tôm là tránh bất cứ thứ gì có thể bị nhiễm loài giáp xác này, chẳng hạn như nước dùng cá, dầu chiên trong nhà hàng và hương liệu hải sản.