TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nghề làm móng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nghề làm móng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THANH BINH



Ngày tham gia: 26 Jun 2008
Số bài: 181

Bài gửiGửi: Wed Nov 27, 2024 8:30 pm    Tiêu đề: Nghề làm móng

Nghề làm móng
theo TRẺ Magazine



Người Ai Cập cổ xưa đã biết sơn móng tay và dùng màu sơn móng tay nhận biết đẳng cấp trong xã hội. Các vị vua và hoàng hậu nhuộm móng tay và móng chân của họ màu đỏ ruby, sử dụng các dụng cụ làm móng bằng vàng nguyên khối. Phụ nữ có địa vị thấp hơn chỉ được phép sử dụng màu nhạt.

Vào năm 1964, trong một cuộc khai quật các ngôi mộ cổ ở Ai Cập, xác ướp của Pharaoh Nyuserre, nhà vua trị vì trong giai đoạn từ 2458 – 2422 trước Công Nguyên cùng đoàn tùy tùng đã được tìm thấy. Người ta cũng đọc được những dòng chữ khắc trên tường của ngôi đền cổ có nhắc đến hàng chữ “những người giữ gìn và chăm sóc móng tay cho Pharaoh”.

Từng có thời kỳ, ai sơn móng tay đều bị quy là “người xấu” và “ăn chơi”. Những bộ móng tay được tô vẽ là đặc trưng của giới nghệ sĩ nữ, gái bán hoa hoặc dân giang hồ. Tòa Thẩm giáo ra đời, những người nuôi và sơn móng tay sẽ bị buộc tội là phù thủy và bị thiêu sống.

Mary E. Cobb được xem là người phụ nữ Mỹ đầu tiên học nghề làm móng một cách bài bản ở Pháp. Sau đó, bà hệ thống lại toàn bộ quá trình làm, chăm sóc móng tay để mang về lại Mỹ và mở tiệm làm móng tay-chân đầu tiên mang tên “Mrs. Pray’s Manicure” vào năm 1878.

“Mẹ của ngành làm móng” của người gốc Việt tại Mỹ lại là một người Mỹ – bà Tippi Hedren, người sáng lập ra hội thiện nguyện “Food for the hungry”. Sau biến cố năm 1975, bà Tippi Hedren đã thực hiện một dự án nhân đạo trợ giúp 20 phụ nữ người Việt Nam mới đặt chân sang Mỹ. Ban đầu bà định dạy cho họ 2 nghề: Nghề đánh máy và nghề thợ may. Thế nhưng, khi những người phụ nữ trong trại tị nạn đều tỏ vẻ ngưỡng mộ những bộ móng được chăm sóc kỹ lưỡng trên những ngón tay bà, bà quyết định giúp họ học thêm một nghề khác: nghề nails. Mỗi tuần, bà cho phi cơ riêng về Los Angeles đón bà Dusty Coots (chủ một tiệm Nails danh tiếng) đến trung tâm cộng đồng ở Bắc California để dạy họ cách làm móng. Sau khi khóa học kết thúc. Bà gởi 20 người phụ nữ gốc Việt mà bà bảo trợ về trường Citrus Heights Beauty College tại Sacramento để thi lấy bằng. Bà đã vận dụng sự uy tín và nổi tiếng của mình để giúp cho 20 học viên này có được việc làm trong những tiệm Nails sang trọng thời bấy giờ.

Từ 20 người gốc Việt đầu tiên, đến nay, số người gốc Việt làm nghề nails đã được nhân rộng trên toàn nước Mỹ. Đã có những Tướng Lĩnh, Khoa Học Gia, Bác Sĩ, Kỹ Sư, các nhà Tham Mưu, Nghiên Cứu... của thế hệ thứ hai hoặc thứ ba được trưởng thành và thành danh ở Mỹ đều nhờ vào những đồng tiền kiếm được từ nghề nails của bậc sinh thành ra họ. Cạnh bên, trong xã hội hiện nay đã có không ít những gia đình có cuộc sống rất ổn định nếu không muốn nói đến giàu có nhờ vào chính nghề này.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân