Mây tím

Ngày tham gia: 24 Oct 2007 Số bài: 10766
|
Gửi: Sun Nov 10, 2024 11:35 pm Tiêu đề: 35 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, người Úc gốc Đức suy ngẫm về tác động của nó |
|
|
35 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ,
người Úc gốc Đức suy ngẫm về tác động của nó |
| | | |  Dân chúng tham dự lễ đặt hoa nhân kỷ niệm 35 năm bức tường Berlin tại khuôn viên Bức tường Berlin ngày 9 tháng 11 năm 2024, AP |
|
| | | | |
Sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 được đánh dấu trên toàn thế giới, vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày 9 tháng 11. Trong gần 30 năm trước khi sụp đổ, bức tường này tượng trưng cho sự chia cắt của Chiến tranh Lạnh ở châu Âu, sau Thế chiến thứ hai. Cuộc biểu tình quần chúng dẫn đến sự sụp đổ của bức tường đã diễn ra trong hòa bình, nhưng đó không phải là kết quả chắc chắn vào thời điểm đó. Sự kiện lịch sử này đã dẫn đến việc thành lập các thể chế mới, các quốc gia mới và trong một số trường hợp, đã gieo mầm cho các cuộc xung đột trong tương lai. |
|
| | | |  Những người biểu tình mang theo biểu ngữ có dòng chữ “Gorbi Gorbi hãy giúp chúng tôi! ” trong chuyến thăm Đông Đức của Mikhail Gorbachev - khi đó là lãnh đạo Liên Xô - vào tháng 10 năm 1989. picture-alliance/dpa/AP Images |
|
| | | | |
Ngày 9 tháng 10 năm 1989.
70 ngàn người biểu tình tuần hành ôn hòa qua các đường phố Leipzig, đòi tự do và cải cách ở Đông Đức, hay còn gọi chính thức là Cộng hòa Dân chủ Đức. Đây là một hành động mạo hiểm, vì luật pháp cấm các cuộc biểu tình chỉ trích chính quyền và đã không có cuộc biểu tình nào diễn ra trong nhiều thập niên.
Trên thực tế những người tham gia lo sợ rằng, các chiến thuật bạo lực tiềm ẩn sẽ được sử dụng để đàn áp cuộc biểu tình của họ bao gồm cả việc nổ súng, giống như trong các cuộc biểu tình chết người ở Công trường Thiên An Môn diễn ra ở Bắc Kinh, chỉ vài tháng trước đó vào tháng 6 năm 1989.
Thế nhưng đáng chú ý là trước cách tiếp cận phi bạo lực của những người biểu tình, lực lượng an ninh đã không được lệnh can thiệp.
Mặc dù không phải là cuộc biểu tình đầu tiên của cái gọi là Cách mạng Hòa bình, nhưng đây là cuộc biểu tình lớn nhất và nó đã thúc đẩy các phong trào biểu tình khác trên khắp Đông Âu, sẽ khởi động sự sụp đổ cuối cùng của Liên Xô.
Chỉ 4 tuần sau vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, Bức tường Berlin đã sụp đổ. |
|
| | | |  Người dân Tây Berlin vẫy tay chào thân nhân ở phía Đông Berlin, tháng 9 năm 1961. picture-alliance/dpa/AP |
|
| | | | |
Dãy tường bê tông và hàng rào cao tới 3,6 mét ở một số nơi, trên cùng có dây thép gai và được bảo vệ bằng các tháp canh.
Công trình này được xây dựng lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1961, như một rào chắn bằng dây thép gai để ngăn chặn mọi người chạy trốn đến Tây Đức, nơi nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ, Anh và Pháp.
Ít nhất 171 người đã thiệt mạng, khi cố gắng vượt qua Bức tường Berlin. |
|
| | | |  Vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, chính quyền Đông Đức mở cửa biên giới với Tây Đức. Ngày hôm sau, người dân cố gắng kéo đổ Bức tường bằng bất kỳ công cụ nào họ có thể có được. picture-alliance/dpa/AP |
|
| | | | |
Tối hôm đó ngày 9 tháng 11 lúc 6 giờ 52 chiều, lãnh đạo Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa Berlin, Günter Schabowski, đã đưa ra một thông báo bất ngờ.
“Giờ đây, du lịch cá nhân ra ngoại quốc có thể được nộp đơn mà không cần điều kiện tiên quyết, điều kiện hoặc mối quan hệ gia đình và giấy phép sẽ được cấp trong thời gian ngắn”, Günter Schabowski. Ông nói rõ rằng, sắc lệnh cho phép đi lại tự do sẽ có hiệu lực ngay lập tức, trong một hành động mà một số nhà sử học cho rằng, là một lỗi hành chính không mong muốn.
Theo một số nhà sử học, ông đã bỏ lỡ việc đọc tài liệu trong hồ sơ của mình, trong đó nêu rõ sắc lệnh của chính phủ sẽ được công bố vào lúc 4 giờ sáng ngày hôm sau. Các nhà sử học khác nói rằng, ông biết chính xác mình đang làm gì trong suốt thời gian đó.
Sau đó người Đông Đức đổ xô đến biên giới, háo hức vượt qua ranh giới đã chia cắt họ trong 32 năm. Một số người bắt đầu đục phá rào cản vật lý, bằng búa và đục.
Cuối tuần đó, hơn 2 triệu người đã vượt biên từ Đông Berlin sang Tây Berlin.
Một lần nữa trong một diễn biến đáng chú ý, không có phát súng nào được bắn ra, không có người nào thiệt mạng. Đó là một trong những khoảnh khắc, mà mọi người đều nhớ mình đang ở đâu khi sự việc xảy ra. |
|
| | | |  Dân chúng đứng trên Bức tường Berlin trước Cổng Brandenburg vào ngày 10 tháng 11 năm 1989. AP |
|
| | | | |
Luật sư Olaf Kretzschmar ở Sydney, mới chỉ 16 tuổi vào thời điểm đó, nói rằng ký ức về thời điểm đó vẫn còn rất rõ ràng.
“Tôi sống với cha mẹ trong một căn phòng rất nhỏ, tôi là con một và thường xem tin tức. Một sáng nọ, tôi thức dậy và thấy một thứ gì đó trên TV, tôi không tin đó là sự thật, bởi vì cảm thấy điều đó thật không thể xảy ra”.
“Rồi tôi trải qua một ngày và điều đó được nói đi nói lại trên radio và TV, sau đó bạn thấy hình ảnh mọi người diễn hành qua cổng ở đó và đứng ở bức tường. Vậy là tôi bắt đầu tin vào điều đó, đây là một thị xã rất nhỏ chỉ với 16 ngàn dân. Mọi người đều biết nhau, đó là một vùng nông thôn và cách thành phố lớn Berlin 80 kí lô mét”, Olaf Kretzschmar.
Đối với công dân Cộng hòa Dân chủ Đức, việc đạt được mục tiêu sụp đổ của Cộng hòa Dân chủ Đức, dường như nằm ngoài tầm với.
Olaf nhớ lại chuyến thăm Berlin cùng cha mình.
“Tôi nhớ rõ khi 8 hay 10 tuổi, tôi đã xem một loạt phim trên truyền hình Tây Đức, ‘Dream Ship’ hay 'Traumschiff', với một số phim Caribê. Tôi đã xem nó và nghĩ rằng, đó là điều bạn sẽ không bao giờ làm. rồi tôi không cảm thấy cay đắng về điều đó”.
“Nó giống như đây là cách mọi thứ diễn ra, hoặc đi qua Berlin với cha tôi. Ông nói hãy nhìn những tòa nhà chọc trời ở đó, đó là Tây Berlin. Giống như: ‘Ồ, chúng ta sẽ không bao giờ đến đó’, điều khiến tôi trở về thực tại chính xác là như vậy”.
“Nếu ai đó nói với bạn điều đó vào năm 1986 hay đại loại thế, bạn sẽ chỉ nói: ‘vâng, hãy mơ đi’. Vì vậy hãy biết ơn vì điều đó, bất kể vấn đề của bạn là gì, thì chúng giống như, nó xảy ra trong cuộc sống của mọi người”, Olaf Kretzschmar.
Trong gần bốn thập niên, người Đông Đức đã bị giam cầm trong chính đất nước của họ, bị chia cắt khỏi các thành viên gia đình ở phía bên kia Bức tường.
Sự sụp đổ của Bức tường Berlin, là bước đầu tiên hướng tới sự thống nhất nước Đức.
Các gia đình đã được đoàn tụ và mọi người cuối cùng cũng có thể đến thăm những nơi thời thơ ấu của họ, những nơi từng không thể tiếp cận được sau ranh giới do Liên Xô đặt ra, nơi được gọi là Bức màn sắt. |
|
| | | |  Lính biên phòng Đông Đức xuất hiện trong một khoảng trống trên Bức tường sau khi những người biểu tình kéo đổ một đoạn rào chắn, vào ngày 11 tháng 11 năm 1989. Lionel Cironneau/AP |
|
| | | | |
Sonja Maria Geiger lớn lên ở Tây Đức, mới 12 tuổi khi Bức tường sụp đổ.
Một năm sau, cô đến thăm Đông Đức lần đầu tiên cùng một dàn hợp xướng thanh thiếu niên. Người chỉ huy dàn hợp xướng đã đưa họ đến ngôi nhà, thời thơ ấu của mình. Khi nhìn thấy phản ứng của ông, cô nhận ra mức độ tác động của những gì đã xảy ra.
“Trước buổi hòa nhạc, ông ấy đã cho chúng tôi xem ngôi nhà nơi ông lớn lên khi còn nhỏ. Ông ấy là một ông già rất nghiêm khắc, khi đó ông đã ngoài 60, vì vậy ông không mấy xúc động”.
“Và rồi ông bắt đầu khóc, trước cửa nhà cha mình hoặc nhà của cha mẹ mình. Tất cả chúng tôi đều nhận ra rằng, ngay cả khi mới 13 tuổi và không để ý đến những gì người lớn nghĩ, thì khoảnh khắc đó sẽ xúc động biết bao đối với ông. Cả dàn hợp xướng, đều im lặng và chỉ dõi theo ông ấy”, Sonja Maria Geiger. |
|
| | | |  Hàng ngàn người đi qua trạm kiểm soát tại Bernauer Strasse, Berlin, vào ngày 12 tháng 11 năm 1989. picture-alliance/dpa/AP |
|
| | | | |
Trong khi đó Đại sứ Đức tại Úc, Beate Grzeski, cho biết vào lễ kỷ niệm 35 năm sự kiện lịch sử này, có những bài học giá trị cần ghi nhớ.
“Chúng ta nên nhớ đến những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm, đã biểu tình nhiều tháng trước ở Đông Đức, chống lại chế độ cộng sản khi đó và chúng ta không được quên điều đó, điều đó thực sự đòi hỏi một số rủi ro cá nhân”.
“Cuối cùng cuộc cách mạng hòa bình đã diễn ra, không có đổ máu. Đó là một điểm, điểm khác đối với tôi là không có gì tồn tại mãi mãi”.
“Thật tốt khi giữ vững lý tưởng của mình, đấu tranh chống lại những trở ngại, mặc dù có thể mất nhiều thời gian. Không chỉ trường hợp thống nhất nước Đức, mà khi bạn nhìn vào Đông Âu và các quốc gia vùng Baltic cũng phải chờ đợi nhiều năm. Họ không được từ bỏ lý tưởng tự do và thống nhất và cuối cùng, họ cũng đã được đền đáp”, Beate Grzeski.
Sự thống nhất của nước Đức diễn ra vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, 11 tháng sau khi bức tường sụp đổ.
Bà Grzeski cho biết, sự phát triển này không được tất cả các nước láng giềng chấp nhận ngay lập tức, nhưng cuối cùng nó đã dẫn đến một châu Âu thống nhất mạnh mẽ hơn.
“Vâng, tôi nghĩ các quốc gia khác cũng nhận ra rằng trong hai quốc gia, một quốc gia đã nổi lên, đó là quốc gia có 82 triệu dân ở châu Âu, là quốc gia có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu, đây cũng là vấn đề đáng quan tâm đối với các quốc gia khác”.
“Liệu đất nước này có sử dụng sức mạnh của mình một cách có trách nhiệm, sau tất cả những gì đã diễn ra trong lịch sử thế kỷ 20 không?. Tôi nghĩ thập niên sau đó đã chứng minh rằng, Đức đã sử dụng tầm quan trọng ngày càng tăng của mình một cách có trách nhiệm, ủng hộ việc các nước Đông Âu gia nhập Liên minh châu Âu”.
“Trước khi có Chiến tranh Lạnh, chúng ta đã có phần phía tây và phần phía đông của Đức, đứng ở vị thế của châu Âu trong xung đột”.
“Bây giờ, chúng ta đã có một giai đoạn kéo dài nhiều năm, khi có sự lạc quan và hy vọng rằng chiến tranh ở châu Âu sẽ trở thành một việc xa vời. Vì vậy, điều quan trọng là quá trình thống nhất nước Đức và quá trình thống nhất châu Âu, là công việc đang diễn ra. Nó không bao giờ kết thúc, không bao giờ hoàn thành”, Beate Grzeski. |
|
Phan Bách |
|
|
|
|