TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - "Siêu Mặt trăng" gây ra động đất ở Nhật?_Trái Đất “đổi hình” ??
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

"Siêu Mặt trăng" gây ra động đất ở Nhật?_Trái Đất “đổi hình” ??

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Dư khánh



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 436

Bài gửiGửi: Thu Mar 17, 2011 12:53 am    Tiêu đề: "Siêu Mặt trăng" gây ra động đất ở Nhật?_Trái Đất “đổi hình” ??

Theo tin tức  có đượcc ,  từ đây đến ngày 19/3 sẽ có nhiều natural disaster khác trên khắp thế giới vì đây là thời điểm MẶT TRĂNG đến gần TRÁI ĐẤT nhất từ trước đến nay, cộng với các cơn bão từ MẶT  TRỜI gây nên những biển dộng ở tầng thạch quyển trong ruột trái đất



"Siêu Mặt trăng" gây ra động đất ở Nhật?

           
Cộng đồng mạng khắp toàn cầu đang xôn xao về mối liên quan giữa hiện tượng “siêu mặt trăng” sẽ xảy ra vào ngày 19/3 tới đây với trận siêu động đất 8,9 độ richter tại Nhật Bản chiều 11/3.

Trang Pravda cho hay, ngày 19/3 Mặt trăng sẽ đi ngang qua Trái đất với khoảng cách khá gần là 356,5 nghìn kilomet. Vị trí này được gọi là điểm cận địa của Mặt trăng (moon perigee).

Trên mạng Internet tràn ngập những dự báo rằng “siêu mặt trăng” tức mặt trăng khi ở gần Trái đất nhất - sẽ gây ra nhiều thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa…Liệu chúng ta sẽ trải qua một ngày tận thế thu nhỏ?

Siêu mặt trăng có thể gây ra những thảm họa tận thế?.

Cần phải thừa nhận rằng, điều này có cơ sở. Trước đây vào những năm 1955, 1974, 1992 và 2005, Mặt trăng đã tiến gần Trái đất. Vào những dịp này, Trái đất đã từng rơi vào thảm họa. Ngày Phục sinh năm 1974, cơn lốc xoáy Tracy đã tàn phá tan tành thành phố Darwin ở Australia. Tháng giêng năm 2005, những cơn sóng thần dữ dội đã cướp đi sinh mạng của gần 200.000 người Indonexia…

Một số nhà khoa học giải thích, điểm cận địa của Mặt trăng liên quan đến việc Trái đất nóng lên. Nhiều quá trình sinh học trên Trái đất phụ thuốc vào chu kỳ hoạt động của Mặt trăng. Giáo sư sinh học Frank A. Braun, Trung tâm sinh học đảo Bernude, trường Đại học Đông Bắc lưu ý rằng, trên đại dương xuất hiện những đàn không lồ tôm Procaris chacel và rươi phát sáng Eunice viridis viridis vào những chu kỳ nhất định của Mặt trăng. Các loài sò và cua biển hoạt động rất mạnh vào tuần trăng tròn và biến mất khi trên bầu trời không trăng.

Braun đã làm nhiều thí nghiệm trên các động vật có vú và thực vật trpng các phòng kín cách ly với bên ngoài và thấy chu kỳ trao đổi chất của tất cả các vật thí nghiệm đều được thực hiện theo lịch Mặt trăng (đúng như nhận xét đã nói trên của ông là mạnh nhất khi trăng tròn và yếu nhất khi không trăng).

Nhóm các nhà khoa học Viện Hải dương Hoàng gia Hà Lan dưới sự lãnh đạo của Hans Van Kharen đã xác dịnh được mối liên quan giữa tuần trăng và sự di cư của phù du động vật (zooplanckton), nổi lên mặt biển khi trăng tròn và chìm xuống tầng sâu 800 m khi không trăng , nơi ánh trăng không còn chiếu tới. Ông cho rằng, nhiều sinh vật dường như có trong cơ thể chiếc đồng hồ sinh hoá.

Các nhà sinh học cho rằng, mặc dù hiện tượng “siêu Mặt trăng” hiếm khi xảy ra nhưng còn ảnh hưởng tới nhiều năm sau. Giáo sư Nikolai Sidorenko, Giám độc Phòng thí nghiệm thuỷ văn LB Nga khẳng định sự nóng bất thường của năm qua là do sự dao động của khí quyển liên quan đến tác động của Mặt trăng. Hiện tượng này phụ thuộc vào thời gian ở cận điểm và viễn điểm của (apogee) của Mặt trăng so với Trái đất.

Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng chẳng có sự liên quan nào giữa các thiên tai với hiện tượng “siêu mặt trăng”. Ví dụ Pit Willer tại Trung tâm Thiên văn vô truyến quốc tế phủ nhận mọi sự liên quan giữa động đất, núi lửa phun trào… vời vị trí của Mặt trăng trên bầu trời.

Các đồng nghiệp người Australia của Willer là David Reneke khẳng định, luôn luôn tồn tại sự tương ứng giữa thiên tai với các hiện tượng vũ trụ. Ông tuyên bố một cách hoài nghi: “Chúng ta chưa dám kết luận vì chưa có khả năng phát hiện ra sự liên quan đó mà thôi”. Người ta mới chú ý đến khi Mặt trăng ở cận điểm những lại bỏ qua dịp khi nó ở viễn điểm để so sánh cũng như chưa chú ý đến các tác động ấy kéo dài bao lâu.

Các nhà khoa học khác không chú ý đến tác động của hiện tượng “siêu Mặt trăng” ảnh hưởng như thế nào đến Trái đất mà chỉ coi đây là dịp hiếm hoi để quan sát vệ tinh thiên nhiên này của Trái đất với khoảng cách gần đến thế. Điều này sẽ cho phép hiểu rõ hơn về cấu tạo của cả Mặt trăng lẫn lớp vỏ Trái đất.

Chẳng hạn, do Mặt trăng gần Trái đất hơn mà Tháng giêng vừa qua, các chuyên gia của NASA nhờ các số liệu đã thu được trên các máy đo địa chấn mà những nhà du hành Mỹ trên tàu Apollo đặt trên Mặt trăng từ năm 1971 đã xác định được là bên trong Mặt trăng có một “nhân” bằng kim loại, bán kính 241 km, bao quanh bởi lớp vỏ dạng lỏng, bán kính 330 km. Các nhà nghiên cứu cho rằng, “nhân” của Mặt trăng có cấu tạo giống như “nhân” của Trái đất. Thông tin này đã rọi ánh sáng không những vào quá trình hình thành nhân Trái đất mà còn vào sự tiến hoá của từ trường của Mặt trăng.

Tuy chẳng nói gì về Ngày tận thế, nhưng một nhà nghiên cứu lão thành của Viện Thiên văn Nga là Vlađimir Surdin vẫn tuyên bố: giữa việc Mặt trăng đang tiến vào cận điểm so với Trái đất, sẽ còn xảy ra nhiều trận động đất nữa, kể cả sau khi Mặt trang đi qua điểm này.

Tokyo lại rung chuyển
- 10h26 sáng nay 13/3 (theo giờ Tokyo), Nhật Bản lại tiếp tục phải hứng chịu một đợt dư chấn với cường độ mạnh 6,2 độ richter.
Theo các chuyên gia địa chất Mỹ, cơ dư chấn với cường độ lớn này xảy ra ở ngoài khơi bờ biển phía đông của Nhật Bản, vị trí này nằm gần thủ đô Tokyo hơn vị trí của trận động đất mạnh 8,9 độ richter hôm 11/3 vừa qua.
Do ảnh hưởng của cơn dư chấn mới nhất này, nhiều toà nhà cao tầng tại thủ đô Tokyo đã rung chuyển gây sự lo sợ cho dân chúng, đặc biệt trong bối cảnh các thành phố duyên hải của nước này vừa bị động đất và sóng thần cực lớn tấn công.
Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho biết, tâm chấn của cơn dung chuyển vừa xảy ra sáng nay ở Nhật Bản nằm cách thủ đô Tokyo 179 km về phía đông, ở độ sâu 24 km dưới lòng đất.

Trái Đất “đổi hình” sau động đất ở Nhật
- Trận động đất ở Nhật Bản mạnh đến độ đã làm thay đổi hình thể vùng biển nước này và trục Trái Đất - nhà địa chất Mỹ kết luận. Nguyên nhân có thể do vị trí Mặt trăng và các quá trình hoạt tính Mặt trời - nhà khoa học Nga nói.

Ông Kenneth Hudnut, một nhà địa vật lý học của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), hôm qua nói với đài truyền hình CNN rằng trận động đất hôm 11/3 đã khiến đảo chính của Nhật Bản xê dịch đến 2,4 m.

Ông cũng khẳng định sự rung chuyển cực lớn của trận động đất do các thềm lục địa nằm sâu dưới biển tạo ra, đã làm trục Trái Đất chệch đi ít nhất 8 cm.

Cùng ngày, trong cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga, nhà khoa học Nga Arkady Tishkov, phó giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga phân tích: “Có một lý thuyết cho rằng các chu kỳ hoạt động địa chấn của Trái Đất liên quan trực tiếp với hoạt tính của Mặt trời. Mặt trời tuôn ra các luồng proton ảnh hưởng đến hoạt động của Trái Đất”.

“Vấn đề thứ hai là hiện nay Mặt trăng đang ở giai đoạn gần Trái Đất nhất. Điều này gây ảnh hưởng đối với Mặt trời và có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Và như vậy, Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, có thể ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi "vành đai lửa" của Thái Bình Dương”.

Trận động đất hôm 11/3 đã khiến đảo chính của Nhật Bản xê dịch đến 2,4 m

Trận động đất 8,9 độ richter xảy ra hôm 11/3 đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn tại khu vực trung tâm và miền đông bắc Nhật Bản, gây sóng thần cao 10 mét đánh vào bờ biển và lan đến tận vùng Viễn Đông của Nga. Một thảm họa khủng khiếp như vậy chỉ có thể do Mặt trăng và Mặt trời kích hoạt - ông Arkady Tishkov nhận định.

Mặt trăng hiện giờ nằm ​​ở vị trí cách từ Trái Đất khoảng 350.000 km. Đây là thời điểm quỹ đạo Mặt trăng gần nhất trong thập kỷ qua. Đương nhiên, Mặt trăng đang ở gần như vậy nhất định tác động mạnh lên thạch quyển của Trái Đất. Đến lượt mình, Mặt trời đang ở giai đoạn hoạt tính cao nhất của nó trong vòng mấy năm qua: vừa qua có đợt phun trào mới gây ra cơn bão từ rất mạnh mà tất cả các cư dân của Trái Đất đều nhận thấy.

Mối quan hệ giữa các hiện tượng như vậy có thể không luôn luôn nhất quán, nhưng vẫn tồn tại, được ghi nhận, và thường xuyên thể hiện. Chu kỳ địa chấn và hoạt tính của mặt trời có thể trùng với nhau, và trong tương lai gần, khoảng những năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất. TAGS: dong dat Nhat Ban, dong dat, song than, truc trai dat, Tok
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân