TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CHUYẾN ĐI XA
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CHUYẾN ĐI XA

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Mon May 17, 2010 1:17 pm    Tiêu đề: CHUYẾN ĐI XA
Tác Giả: HẢI MINH

   


       CHUYẾN ĐI XA
                         HẢI MINH


Thế là cô con gái Út rượu của ông bà Minh- Thanh, con Tố, đã theo chồng vừa đổi Job để đi nhận việc làm mới ở phương xa. Họ làm một chuyến viễn du xa tít tận Nam Cali. Nhiệm sở mới của S, Jordan, phu quân của con Tố,  cách thành phố thủ phủ của tiểu bang (TB) ông bà cư ngụ cả sáu  giờ bay của phi cơ chở khàch. Họ đáp máy bay từ thành phố New Orleans (NO), thuộc tiểu bang (TB) nơi ông bà cư ngụ sang phi trường Dallas, TX. Từ đây họ mới bay tới  Nam CA. Tối hôm trước con Tố về nhà cha mẹ ngủ. Chồng nó đến nhà song thân mình nghỉ ngơi. Hai nhà suôi gia cách xa nhau hơn cả giờ lái xe vì ở hai thành phố khác nhau.  Bà Thanh và cô gái Ut tối hôm ấy lo sửa sọan sắp xếp các thứ chuẩn bị hành lý cho con mình, mãi tới khuya lơ khuya lắc mới xong. Chừng bốn giờ là đồng hồ reo báo thức Mẹ con trở dậy chuẩn bị lên đường. Hai chiếc xe hơi của vợ chồng con Tố đã thuê xe chở qua Ca ngày hôm trước đó. Vì vậy bà Thanh đưa xe của bà cho con lái tới nhà ông bà Jordan, suôi gia của mình. Thế là họ chở vợ chồng con Tố lên Phi Trường New Orleans để đáp máy bay lên Dallas rồi bay sang Nam CA như đã kể trên. Trong chuyền viễn du này vợ chồng con Tố chở theo con chó ( pet) thân thương của chúng, con Jackie, sang nhiệm sở mới của cặp phu thê này. Người bản xứ yêu thương súc vô cùng, nên mua vé máy bay chở nó theo mình. Bà Thanh đã quá giang theo xe ông bà suôi lên tận phi trường NO ngõ hầu đưa tiễn con gái thân yêu của mình và chàng rể đi xa.
        Ông bà Jordan đã khóc bao lần vì thương yêu, nhớ nhung con trai duy nhầt yêu quý của mình. Nó nở bỏ cha mẹ đi làm ăn xa xôi hàng vạn dặm. Ông bà đã hết lời khuyên bảo con trai mình đừng đi. Tuy nhiên, lời khuyên của họ như nước đổ đầu vịt. nứoc xối lá môn vậy. Cả hai ben suôi gia đều không vui khi con cái của họ bỏ song thân mình đi làm ăn xa dù chúng đang có việc làm ổn định tại thành phố thủ phủ TB/ LA, như đã kể trên.
                                         ooo            
     Thật ra lương duyên phu thê của con Tố và Jordan hầu như do tiền định. Ông Tơ Bà Nguyệt đã an bài sắp xếp sẵn vậy. Tuy hôn nhân dị chủng hiện nay ở xứ Cờ Hoa là một hiện tượng bình thường, nhất là dân Á Đông, đặc biệt là VN kết hôn với người bản xứ Hoa Kỳ ( HK), nhưng ông bà Minh- Thanh không vui lắm bởi vì khác biệt  nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán văn hóa, tôn giáo tâm linh... Ông Minh bản tính xuề xòa, vui vẻ cởi mở nên cũng hoan hỷ thân tình trong quan hệ sau đó với chàng rể và bên suôi gia nhà trai. Còn bà xã của ông ta, tức Mẹ của con Tố thì sao? Bà không vui đâu, bà con ơi! Bà từng than phiền với lang quân và cả những thân hữu của bà:
- Thật là trớ trêu cho cuộc hôn nhân dị chủng này. Con mình ăn học đậu bằng cấp cao, có Job làm tốt mà ưng Mỹ. Gia đình chàng rễ rất kỳ thị chủng tộc. Họ là dân bản xứ. Còn mình chỉ là người tỵ nạn chính trị. Công dân hạng nhì thôi. Họ không ưa gì dân da vàng đâu. Người cha chồng của con Tố thì tương đối vui vẻ, cởi mở với người thân bên con dâu. Riêng thân mẫu của chú rể thì hầu như tỏ ra thiếu nồng nhiệt, nếu không muốn nói là lạnh lùng hờ hững với gia đình ông bà suôi. Tôi buồn lắm, Ba thằng Anh ơi! ( Anh là con trai duy nhất của ông bà).
Lúc bấy giờ nhìn nét mặt buồn bã lo âu của hiền thê, Ông Minh thương cảm nỗi khổ tâm xót xa, bất an của vợ mình. Ông liền an ủi:
-Xin Má thằng Anh đừng buồn. Đàn bà thông thường khó tính hay chấp nê và dễ bực mình hơn đàn ông nhiều. Bà không nghe có lần bà Jordan tâm sự với vợ chồng mình trong bữa tiệc vui ngày đám cưới của hai đứa sao?
- Bà ta tâm sự gì, tôi quên mất  rồi?
- Bà nói “ Khi Mẹ Bà OK thì mọi thứ trong gia đình bà ta OK. Khi Mẹ Bà không OK thì trong gia đình bất ổn có chuyện không vui ngay.”
Ý Bà ta muốn nói là tại đất nước HK, đàn bà có uy quyền và mạnh hơn đàn ông. Thật vậy, luật pháp xứ Cờ Hoa thường binh vực cho phụ nữ. Nếu ông chồng bạc đãi vợ hay đánh vợ... họ gọi 911 là cảnh sát lại còng tay lang quân ngay. Phải trái sẽ tính sau. Ông chồng bị giam tù cái đã. Bà không nghe câu ngạn ngữ thời thượng tại Mỹ là:
     “ Nhất bé, nhì em, tam cây, tứ súc” sảo
   Đàn ông ở đất nước HK đứng chót bẹt, sau sự sắp xếp thứ hạng nêu trên. Do đó chúng ta thấy mọi quyêt định hình như do Má của chàng rể mình với cánh tay dài thoòng rớ tới . Ông chồng thường chìu theo ý và sở thích của vợ mình. Ộng ta luôn cố gắng làm vui lòng phu nhân cho êm cửa, êm nhà vậy mà. Bà Jordan có thể giống tánh tình của Mẹ mình vậy.
     “ Con trai giống cha là nhà có phúc
      Con gái giống Mẹ tính nết, hình hài.”  
       
 Con Tố và Jordan vốn quen biết nhau gần chín năm, trước khi trở thành vợ chồng chính thức. Thật vây, chúng học hai năm cuối High School, cùng cấp lớp và cùng trường. Sau đó bốn năm bậc cao đẳng ( College, ngành điện toán, Computer) để lấy văn bằng BS ( cử nhân, kỹ sư điện toán). Sau đó chúng may mắn làm cùng hảng Shaw . Cùng theo học cao học Master's Degree ban đêm trong ba năm. Cùng đậu Văn Bằng Thạc Sĩ sau đó(Master Of Business Administration ). Tố rất thông minh, học xuất sắc từ bé đến lớn. Nó đậu bằng Thạc Sĩ với danh hiệu Ưu Hạng ( trên 4 chấm các môn học). Jordan cũng thông minh, học giỏi nhưng phải nhường cho bạn Tri Âm một bực. Chính thằng Jordan, nghĩa tế của ông bà,  từng nói với cha vợ mình trước đây:
-I love To Tr. because she’s pretty and very smart.
Hai vợ chồng chúng nó đang sống vui vẻ hạnh phúc, được ở gần cha mẹ mình. Chúng đang có Job tốt mà bỗng nhiên Jordan xin đi làm xa. Nó nở rời xa song thân mình. Còn con Tố cũng xin thôi việc để theo lang quân. Nó cũng bái bai bạn bè thân hữu và sống xa cách cha mẹ mình.

  Ông bà có hỏi lý do tại sao Jordan làm thế? Có phải con cái Mỹ thích sống xa cách song thân mình không? Như một vài người bạn đồng sở của của bà Thanh thổ lộ với bà trước đây mấy hôm nay,  khi nghe tin con gái của Bà bỏ Job ngon lành để đi theo chồng qua bên CA, cách xa nhà cha mẹ hàng vạn dặm không gian. Ông Clark cũng làm ở Phòng cắt và gói thịt tại một Siêu Thị HK như Bà Thanh. Ông ta trông thấy Bà đứng khóc tỉ tê ở một góc phòng, vì lo sợ xa cách con gái cưng của minh nay mai. Rồi Bà sẽ thương nhớ nó vô cùng. Tim Bà hơi yếu và bị bịnh cao máu khá nặng. Mỗi khi trong lòng có điều gì bất an, phiền não, ủ dột, khổ đau, dễ làm Bà hồi họp. Mỗi khi bị troubled, thật nguy hiểm cho bịnh nhân, dễ bị stroke vô cùng. Bác Sĩ thường nói thế. Lúc đó, ông bạn đồng nghiệp, người Mỹ da trắng, vốn có ăn học, có khiếu ăn nói, hùng biện nhờ đọc sách nhiều. Ông ta  gốc Scotland nhìn Bà Thanh giải thích, an ủi Bà với giọng dịu dàng, từ tốn, chậm rãi. Ộng cứ thao thao bất tuyệt làm như Bà Thanh hiểu hết ý ông muốn truyền đạt để an ủi động viên bà bạn đồng nghiệp hãy cố gắng vượt qua khó khăn: Hãy bình tĩnh, giữ gìn sức khỏe và vui sống.
- Bà đừng lo. Chùng đã có đủ lông, đủ cánh rồi. Dân Mỹ chúng tôi thích sống xa gia đình và song thân mình. Thích tự lập. Thích tự do. Dân HK vốn tôn trọng chủ nghĩa tự do cá nhân theo truyền thống lâu đời. Không muốn cha mẹ ông bà can thiệp vào đời sống cá nhân riêng tư của mình. Ngay cả cha mẹ dân Mỹ phần đông cũng thích sống riêng rẽ.tự do thoải mái. Không muốn con cháu ở chúng, sẽ gây phiền hà, mệt nhọc, lo âu đủ thứ trên đời. Dân Mỹ cũng như dân tây phương có phong tục, tập quán, truyền thống, tôn trọng cá nhân và đời sống riêng tư của mỗi người. Không muốn ai xen vào quấy rầy gây phiền phức. Trường hơp thằng con rể của Bà, bỏ Job làm, applied Job khác, sống xa nhà. Nay mai nó sẽ bay sang CA sống xa hẳn vợ và cha mẹ mình. Đó là nó thích sống độc lập tự do vậy. Trường hợp tôi đây ngày trước cũng thế. Tôi rời khỏi cha mẹ tôi ở thành phố Biloxy, TB Mississippi, sang đây ở luôn khi tôi tìm được Job làm vừa ý và lương  hậu. Lâu lâu tôi mới về nhà thăm ông bà. Hay thỉnh thoảng gọi điện thoại về thăm hỏi hai cụ và người thân hay bà con thân hữu. Có thế thôi. Hầu như thích sống độc lập tự do cá nhân là trên hết đối với dân Mẽo chúng tôi.
Xin trở lại, trường hợp cặp vợ chồng Jordan vả To Tr. Nếu vợ không theo chồng, vẫn làm ở chỗ cũ thì mỗi người sống mỗi nơi. Tình yêu đôi lứa dễ đi đến chỗ phai nhạt, ảm đạm, cô đơn, lẻ bóng. Vì buồn bã hiu quạnh thiếu bóng hiền thê, đàn ông dễ có tình nhân khác lắm. Còn đàn bà, nhất là phụ nữ có chút ít nhan sắc, sống một mình trong nhà, dễ bị nam nhân lãng mạn, đa tình, đa cảm theo tán tỉnh quyến rủ. Cuộc hôn nhân dễ bị sứt mẻ vì lý do trên. Ăn thịt mãi cũng ngán. Lâu lâu có món cá hấp cũng lạ miệng, thích khẩu hơn. Phải không Bà Thanh?  Tục ngữ Anh có câu “ Out of sight, out of mind” ( Tạm dịch: “Xa mặt cách lòng” Người Pháp cũng có câu tương đương: “ Loin des yeux loin du coeur”.( tác giả xin thêm ý vào).
     Bà Thanh nghe ông bạn đồng sở Clark, một thức giả, có tài hùng biện và trí nhớ khá tốt, nói thế Bà thêm thắm thía nổi đau lòng của Bà Mẹ VN. Hóa ra dân Mẽo có lối sống tôn trọng tự do cá nhân quá mà thiếu sót tình nghĩa mẹ con, tình cha con, tình anh chị em ruột thịt. Lòng hiếu thảo của con cháu Mỹ đối với ông bà, cha mẹ thật hiếm hoi. Vì chạy theo chủ nghĩa vật chất “ Materialism” chỉ biết hái ra tiến, chỉ biết tự do hạnh phúc cho riêng mình, cho nên tình người, tình ruột thịt, tình máu mủ, tình hiếu đạo theo kiểu Đông Phương, trở nên thiếu sót tại xứ sở nổi danh tự do, dân chủ và giàu mạnh nhất thế giới này. Đất nước càng văn minh tiến bộ vể khoa học, về y tế, tin học, văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế càng mở mang, nhưng tình người bị hao mòn, luân thường, đạo đức, lễ nghĩa, từ bi, bác ái, vị tha ... càng ngày càng vắng vẻ, hiếm hoi trơ trụi như lá trên cây vào mùa thu hay tiết đông rét mướt vậy.
         Từ lâu nay, Bà Thanh thường lái xe đến nhà con gái để clean up, tưới cây, cho chó ăn hộ con. Hay tắm rửa nó. Dẫn nó đi vệ sinh bên ngoài... Bà hay nấu thức ăn mang lại cho con vào ngày nghỉ của bà.. Đó là niềm hạnh phúc tuyệt vời của một người mẹ được thương yêu con, lo cho con, săn sóc cho con, clean nhà cửa cho con, nấu món ngon vật lạ cho con. Cứ ba lần một tuần, con Tố, khi bãi sở vào buổi chiều, lái xe lại nhà rước Mẹ cùng vửa đi làm về,  để cùng đi tập Yoga cho cường thân kiện thể. Tình mẫu tử thật là thiêng liêng cao quý vô vàn. Nay mai con đi rồi, Bà sẽ hết các thú vui phục vụ săn sóc con như kể trên. Cũng có người biết Bà hay lái xe lại nhà con gái làm các việc nói trên, có thể làm cho chàng rể khó chịu, vì nó vốn thích tự do, sống biệt lập. Không ưa ai can thiệp vào đời sống riêng tư của gia đình vợ chồng nó. Vì vậy họ góp ý và giải thích cho Bà như sau khi bà cứ rơm rớm nước mắt tâm sự kể lể nỗi lòng đau khổ buồn bã của mình:
-Chị Thanh. Theo thiển ý của tôi. Có lẽ chị hay lái xe lại nhà con Tố làm các việc trên.  Chàng rể không thìch nên xin đi làm xa chăng? Có thể như vậy lắm.
Lúc ấy Bà Thanh bối rối, buồn bã. Bà nhìn Bà Hoa, người bạn thân thiết cũng đồng nghiệp dạy cùng trường ngày xưa ở quê nhà. Bà này ly dị chồng sau đổi đời và gán ghép với một cựu tù nhân chính trị, ông Thành. Ông này bị vợ cho leo cây. Bà ta se duyên với một cán bộ cách mạng, khi anh chồng đang khổ sai lao động trong trại tù Xã Hội Chủ Nghĩa( XHCN) quá lâu vì anh ta vốn là cựu Quan Ba Cảnh Sát của chế độ cũ.. Bà này lúc đó đã thôi dạy học. Đã bỏ nghề “ Thầy giáo dứt cháo” “ Thầy giáo tháo giày” 13 kí gạo trộn bo bo, khoai, sắn, mì, cộng số lương chưa tới năm chục đồng tiền XHCN mỗi tháng. Bà không đủ tiền nuôi con. Bà lo lót mua chuộc các quan chức chính quyền địa phương để tự do làm chủ số đề thoải mái. Nạn tham nhũng, móc ngoặc, hối lộ, đang thịnh hành vào thời kỳ ấy. Mạnh lớn ăn lớn. Mạnh nhỏ ăn nhỏ. Dân ta có các câu ngạn ngữ, đời nào, chế độ nào, cũng có giá trị của nó.
“ Có tiền mua Tiên cũng được.”
    Hay sâu sắc hơn:
      “ Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.”
       “ Đổng bạc đâm toạc tờ giấy.”
       “ Tiền tài nhân nghĩa tuyệt “
       “ Đồng tiền là Tiên, là Phật, là sức bật của lò so. Là thước đo của lòng người. Là nụ cười của tuổi trẻ. Là sức khỏe của người già.”
      Ngạn ngử thịnh hành thời XHCN:
       “ Thuốc Mai nói dai. Thuốc cán vừa nằm dài, vừa ký”
          “ Vàng, đô la, khỏi nói nhiều
            Bao nhiêu cửa ải, êm chèo hết trơn.”    
 Trở lại trường hợp của Bà Hoa và Ông Thành.  Lúc đó,  Bà Hoa có tiền dư sức lo hồ sơ giấy tờ xuất cảnh. Bà thích sang HK. Còn anh kia cần đi Mỹ. Thế là hai bên sáp vô cái ào. Họ định cư tại HK theo diện HO 30. Bây giờ anh chồng đã về Miền Vĩnh Hằng hai năm nay. Bà sống với cô con gái út, con Lan, con riêng của Bà với đời chồng trước đã ly dị. Nó hiện tại chưa lập gia đình. và thằng con nuôi, thằng Lành, đang học lớp 11. Thằng này ông bà mua làm giấy tờ giả là con ruột của hai người trước kia,  ngõ hầu được Phái Đoàn Mỹ xét chấp thuận hồ sơ HO của cặp vợ chồng gán ghép này được thuận buồm xuôi gió. Hiện tại Bà Hoa ăn tiền hưu trí do anh chồng quá cố để lại, và giữ các cháu Ngoại. ( Con của con Thi, chị của Lan). Con Thi và chồng nó có hai Tiệm Nail làm ăn khắm khá lâu nay. Bà Hoa vốn tánh bộc trực thẳng thắn đã nói thế, cũng có lý lẽ của nó.
     Sau đó ông bà hỏi lý do tại sao vợ chồng chúng đang có việc làm ổn định lương hậu mà lại bỏ sang làm việc ở CA. Nơi này nghe thiện hạ đổn đại là giá sinh họat đắc đỏ. Đời sống kinh tế khó khăn, phức tạp. Nhất là tiền thuê mướn nhà cửa rất cao giá hơn nơi khác nhiều. Con gái ông đã trả lời cho Ba Má mình như sau:
     - Luơng ở CA cao hơn. Con và Jordan trước đây đã vây tiền chính phủ trong thời gian theo học Master. Con còn nợ ngân hàng ba chục ngàn đô. Chồng con nợ bốn mươi lăm ngàn. Income tại đây không cao. Tụi con phải trả tiền nhà và linh tinh đủ thứ. Không trả hết được nợ ghi trên. Do đó vợ chồng con bàn bạc nhau và thỏa thụân xin việc làm ở CA. Lương phạn cao hơn, mới hy vọng thanh toán hết khoảng nợ khá lớn nói trên. Xin Ba Mà hãy thông cảm cho hoàn cảnh của chúng con. Đi lám xa có tương lai trong ngành nghề chuyên môn và bằng cấp của chúng con hơn là ở TB này.  
                                         ooo
          Bây giờ con bà đã theo chồng sang CA. Tương lai của chúng chẳng biết ra sao. Tuy nhiên vì con gái Bà có bằng cấp cao, ngành nghề thuận lợi trong các thương trường tại miền Nam CA. Nơi có nhiều dân VN định cư nhất nước HK. Tại đây, nghe nói,  khó kiếm được Job làm cho dân không có tay nghề chuyên môn và học thức kém ( Không có Bắng cấp tốt nghiệp tại HK). Thiên hạ có câu nói thịnh hành tại vùng này:
                 “ Chuyên môn, bằng cấp, việc nhiều
                   Cu li làm mướn, quạnh hiu Job làm.”
Hy vọng nó có thể xin được việc làm nay mai. Trong khi còn ở thành phố Baton Rouge, LA, con Tố thử apply hai công ty. Sau khi  xem qua bảng Resumé ( Bản kê khai bằng cấp ngành nghề , thành tích cá nhân của  ngưởi xin việc) của nó , cả hai hảng lớn này đều mời hợp tác ngay. Thế là ông bà Minh- Thanh cũng vui vẻ, mong con mình sớm có Job làm như chồng nó. Cuộc sống kinh tế sẽ ổn định. Hạnh phúc hôn nhân và mái ấm gia đình sẽ êm ả vui tươi. Ông Bà hầu như luôn cầu nguyện Trời Phật hộ trì cho cho cặp phu thê này được dồi dào sức khỏe, nhiều may mắn và an lạc tâm hồn. Mong lắm thay!

                          “ Ngày mai cuộc sống thảnh thơi
                            Phu thê hạnh phúc. cuộc đời  an vui”  
         
                                             HẢI MINH
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân