TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - THẢM TỬ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

THẢM TỬ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Thu Apr 22, 2010 7:47 pm    Tiêu đề: THẢM TỬ
Tác Giả: MINH CẦN

 


 
             THẢM TỬ
                                                             MINH CẦN
 
   
 Thật bất ngờ, ông Ba Hiền hôm ấy đã phát hiện một thay ma sình chương bính chướng, hôi thối vô cùng. Xác chết trôi lềnh bềnh trện mặt sông rồi tắp vào một ụ đá, gần cái bót cũ trên bờ đê. Mực nước hôm ấy đã rút bớt, nhưng gần ụ đá này nước còn sâu và chảy xiết. Cách đây ba hôm, trời mưa lớn trên đầu nguồn, vì vậy nước tràn xuống sông Dinh. Nước chảy mãnh liệt, dữ dội, rồi chảy chậm lại. Dòng nươc cứ trôi lửng lờ trên con sông thân thuộc của quê hương nắng gió Ninh Thuận (NT). Ông Hiền xưa nay nổi tiếng là người hiền lành., một Phật Tử thuần thành.chân chất. Ông chuyên tu hạnh ban vui. Suốt đời hầu như làm phước, giúp đỡ những ai cần đến ông trong khả năng và thời giờ có được của nhà từ tâm này.
Hôm ấy ông Ba Hiền vừa phát hiện xác chết nói trên, ông đã vội vàng lội xuống nước vớt xác chết rồi kéo lên bờ. Mặt mày, thân thể của nạn nhân, gần như bị rửa nát vì xác chết đã ngăm trong nước, ít nhất đã ba ngày rồi thì phải.  Vì vậy không ai nhận diện thay ma này là ai, khi thiên hạ trông thấy xác người chết chìm, họ bu lại đông đen để coi kẻ chết đuối là ai. Họ chỉ biêt xác chết là đàn ông. Nước da của nạn nhân nhợt nhạt, trắng bệt. Trông thật khiềp đảm, nhất là mặt mày, thân thể, tay chân sưng phù lên. Trông gớm ghiết, ghê tởm vô cùng. Tóc ông ta đã ngã màu muối tiêu. Quần áo tả tơi. Quần đen. Áo sơ mi màu rằn ri. Bụng sình trương to như Trư Bát Giới vậy. Trông ông dễ sợ thật. Những người hiếu kỳ đứng xem nạn nhân, bàn tán xì xào. Họ suy đoán tứ nhãn âm binh. Nhất là nguyên nhân cái chết của đương sư.
  Có thể nạn nhân bị ai đó đánh chết vì thù hằn hay gây gỗ nhau, hoặc cướp giựt tiền bạc rồi lỡ tay giết người. Sau đó quăng xác kẻ xấu sồ xuống sông cho nước cuốn đi để phi tang. Hoặc giả ông này uống quá chén say mèm rồi lội xuống sông, bị lũ cuốn đi chăng? Hay ông ta vì quá say, cảm thấy nóng nực,  nên lội xuống sông tắm. Vì vậy, ông  bị Hà Bá hay Ma Gia lôi kéo xuống nước, làm ông bị ngộp thở, chết đuối luôn như một số  người dân ở gẩn xóm Bờ Đê lâu nay vậy.
  Có lẽ nạn nhân không ở xa đâu. Không ai nhận ra xác chết là ai. Không có thân nhân. Vì vậy một vài ngưới từ tâm đã đưa ông ta vào bịnh viện PR để BS khám nghiệm tử thi. Cuối cùng cơ quan an ninh, nhà chức trách chụp hình, lập biên bản lưu hồ sơ, rồi cho phép chôn cất kẻ xấu số. Những nhà từ tâm góp tiền bạc để mua áo quan tẩm liệm xác chết, rồi sau đó thuê người an táng ông ta ở Quán Thẻ. Mồ mả không rõ tên họ. Coi như mồ kẻ vô danh, mồ vô chủ như mồ của nhiều người khác trong thời kỳ chiến tranh vừa qua vậy.
       Thiên hạ có câu:
          “ Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đàng.”
Tin tức về cái chết của nạn nhân này, chẳng mấy chốc được thiên hạ đồn đãi, truyền đi nhiều nơi rất nhanh.                                    
                                         ooo
  Trong khi đó, tại thôn Gò Đình, kề làng Phước khánh, có ông Quang bị mất tích mấy hôm nay. Ông đã biến mất như một con ma, sau bữa nhậu với các bạn tại Gò Đình. Vì vậy, vợ con, người thân, bè bạn của ông, vô cùng lo âu cho sự an nguy của ông. Nên họ rất nóng lòng, chia nhau đi tìm kiếm, hỏi thăm tin tức của ông khắp nơi, thử xem ông Quang đã đi đâu.
       Tuy nhiên, không ai tìm ra tông tích ông bạn của Luu Linh đâu cả. Trời ạ! Sau đó bà con nghe tin có người chết trôi trên dòng Sông Dinh, được kẻ từ tâm vớt lên và chôn cất tử tế tại Quán Thẻ. Từ đó người nhà của ông Quang chịu khó bủa đi tìm. Đi hỏi lần tới những kẻ phụ trách tẩm liệm nạn nhân chết sình. Họ đều trả lời về quần áo mặc ngoài màu sắc vải vóc giống y như y phục của ông Quang mặc vào ngày hôm ấy, ông ngồi nhậu với các bạn và bỏ đi một mạch, mất tiêu luôn. Đó là chiếc quần tây vải ka ki màu xám tro. Áo sơ mi rằn ri. Ông Quang dáng nhỏ con, khuôn mặt đẹp trại, da trắng trẻo. Tóc hớt ngắn. Sau cùng họ đã nhận ra một sự thật quá bẽ bàng, bi thảm, khổ đau đến cùng tận . Đó là nạn nhân bị chết đuối chính là ông Quang rồi. Thế là người thân đau khổ vô cùng. Tự nhiên, ngưởi chồng, người cha, người chú, ông bác mình bị thảm tử một cách bất ngờ. Ông Quang chết một cách tức tửi khổ đau. Vợ con ông thương tiếc, khóc lóc kẻ quá cố vô cùng. Ông đã ra đi vĩnh viễn. Ông đã từ giã cõi đời đầy khổ đau và hệ lụy này. Tấm thân Tứ Đại vốn vô thường giả tạm của con người sẽ mục rà dần trong lòng đất lạnh. Như Đức Chúa Giê Su đã từng nói:
  - Các ngươi là cát bụi. Các ngươi sẽ trở về với cát bụi.”
   “ Thân Tứ Đại rã rời trong lòng đất
   Gẫm kiếp người ngắn ngủi thật vô thường”
Ông Quang vốn là một nông dân chơn chất, hiền lành. có chút ít tiếng tăm tại vùng quê hẻo lánh này. Ông tuy có tướng roi roi con,  nhưng khỏe mạnh và đẹp trai.. Con nhà khá giả nhờ Ông Ngoại nguyên là một phú hộ trong vùng. Ông Ba-Cao-Đài ( vì ông theo Đạo Cao Đài. Đại ĐạoTam Kỳ Phổ Độ Chúng Sanh. Vì vậy ông có biệt danh này ). Ông Ba có nhà đúc,  khang trang, rộng rãi. Vườn ruộng bao la bát ngát. Ông lại có nhiều trâu bò nữa. Ông không có con trai để nối dõi tông đường. Ông chỉ có hai cô con gái thôi. Đại kiều nhan sắc trung bình hay nhỉnh hơn mức khiêm nhường này ti tí, tùy theo nhãn quan của nam nhân nhìn nàng. Riêng Nhị Kiều, cô gái út rượu của ông Ba, là một giai nhân nổi danh ở Phước Khánh (PK) . Cô nàng cao ráo, da trắng, má hồng, tóc mây. Cô ta lại lanh lợi, thông minh, siêng năng, cần mẫn. Có thể nói tứ đức của người phụ nữ “ Công, ngôn, dung, hạnh” này đều trên mức trung bình cả. Vì vậy thân phụ của nàng, ông Ba- Cao- Đài rất kén chọn chàng  rể. Lúc bấy giờ đám thanh niên trong làng hầu như đều tỏ ra mến mộ, chết mê chết mệt vì người đẹp PK này. Tuy nhiên không dễ gì với tới má hồng đâu nhé. Cô ta vừa là hoa khôi, vừa là tiểu thự con nhà phú hộ trong vùng .
 Bố của ông Quang lúc bấy giờ là một thanh niên khỏe mạnh. đẹp trai, lại có tài ăn nói, biết cách làm vừa lòng người đẹp. Biết ga lăng với nữ nhi. Biết cách tán tỉnh giai nhân. Nên cuối cùng mẹ ông cảm động ngã vào vòng tay người yêu. Hai người đã thành hôn không lâu sau đó. Họ ăn ở có với nhau ba mặt con. Thân mẫu của ông Quang vắng số. Bà lìa trần khi tuổi đời chưa cán mức “ Tam thập nhi lập”  Đúng là:
             “ Hổng nhan bạc mệnh”
            “ Giai nhân tự cổ như danh tướng
              Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.”
    Sau đó, thân phụ của ông Quang tục huyền. Bà mẹ kế của ông sanh cho chồng nhiều con cái. Bà này cũng có con riêng với đời chồng trước. Lang quân của bà về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế rất trẻ. Vì vậy hai kẻ đang sống độc thân tại chỗ, một góa vợ, một góa chồng ở cùng xóm,  đã “ Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa”. Họ đã tương cảm tương thân nhau. Họ đã mến thương nhau và kết nghĩa phu thê để cùng sóng bước bên nhau trong quãng đời còn lại. Ba dòng con sống hòa hợp, hòa đồng nhau trong đại gia đình chồng vợ chấp nối nhau. “ Con anh, con em, con chúng ta.”  Con traii, con gái lớn dần, tới tuổi trưởng thành. Rồi chúng kết bạn lứa đôi, dựng vợ gả chổng và ra ở riêng. Chẳng bao lâu, bà dì ghẻ cũng bị bịnh hiểm nghéo. Bà từ trần không lâu  sau đó. Bố ông Quang cũng bị hao mòn sức khỏe vì già yếu bịnh tật. Gia cảnh đông con cháu và nghèo khổ. Đời sống kinh tế thật khó khăn, thiếu thốn đủ thứ cho người dân cư ngụ tại vùng quê chuyên sống về nghè làm  nông và làm nho để sinh nhai vào thời điểm ấy. Đất đai cằn cỗi. Khí hậu khô khan, hầu như quanh năm suốt tháng. Cuối cùng thân phụ ông Quang đã từ giả cõi đời vốn là “ Bể khổ mênh mông.” “ Trần ai khổ lụy” này.
     Lúc bấy giờ,  khi biết chắc ông Quang đã thực sự ra đi vĩnh viễn, vợ con ông rất đau khổ vô cùng. Người chồng, người cha, đã âm thầm lặng lẽ, đột ngột lìa đời. Không cho vợ con biết gì cả.
Ông chưa cán mức “ Ngũ thập tri thiên mệnh”. Sức khỏe vẫn còn dồi dào. Ông không bị bịnh đau gì trầm trọng. Ông chỉ ưa uống bia rượu, nhậu nhẹt lai rai với bạn hữu cùng sở thích. Thế mà giờ đây ông đã vĩnh biệt trần gian, đi về âm cảnh. Ma Gia, Hà Bá,, Quỷ Vô Thường đã rước ông về chầu Diêm Chúa ở bên kia thế giới.
 Lúc bấy giờ bà Đình, hiền thê của kẻ quá cố, khóc lóc sướt mướt, thống thiết. Bà rên rĩ, kể lể thật thảm thê khi đựoc tin chồng mình đã thực sự quy Tiên:
-Ông ơi là ông ơi! Sao ông nở bỏ mẹ con chúng tôi như thế này? Ông ơi là ông ơi! Tại sao ông chết một cách oan ức tưc tửi như thế hỡi Ba thằng Hùng? Thằng con trưởng nam ở xa chưa biết ông đã ra người thiên cổ.  Trời ơi là trời ơi! Xin Hoàng Thiên hữu nhãn  ngó xuống mà coi. Tôi đau khồ vô cùng. Ông ơi là ông ơi!
 Bà cừ khóc lóc, kể lể, rên rĩ tỉ tê, than vãn bên bàn thờ người chồng quá cố mới thiết lập bên cạnh bàn thờ ông bà và phía dưới bàn Phật thờ ở giữa nhà.
    Hùng là con trai trưởng đã tốt nghiệp Bác sĩ y khoa và lấy vợ trong Sài Gòn . Nghe nói nó phải ở rể vì bên vợ là cán bộ cách mạng gộc. Gia đình họ có thế thần, nên mới đưa nghĩa tế thầy thuốc này vào làm việc tại một bệnh viện nhà nươc. Thời buổi tham nhũng hoành hành hiện tại. Mạnh lớn ăn lớn, mạnh nhỏ ăn nhỏ. “ Sống chết mặc bay. Tiền thầy bỏ túi.”Tốt nghiệp BS không dễ gì xin được việc làm, có được nhiệm sở tốt, vừa ý mình đâu nhé! Nếu không xin được việc làm thì trong một thời gian nào đó văn bằng y khoa BS sẽ hết gíá trị. Phải thi lại. Phiền phức, rắc rối lắm đó! Ông Quang tuy nghèo, nhưng nhờ cha me vợ ở Xóm Gò Đình khá gỉả. Họ giúp người cháu Ngoại vốn thông minh, học giỏi, có trí nhớ tốt giống ông Nội của nó hồi trẻ. Do đó Hùng mới có điều kiện tài chánh học lên cao và thi đỗ văn bằng BS y khoa nói trên.
 Người nhà đánh điện báo hung tin cho BS Hùng đang làm việc ở SG về thăm mộ thân phụ. Anh ta đau khổ vô cùng. Hùng lấy làm hối hận vì trước đây mình nghe lời Mẹ và làm buồn lòng ông bố. Bà hay than phiền, chê trách, cằn nhằn lang quân nghiện rượu. Hùng đã đứng về phe Mẹ. Cậu đả kích, chống đối cha mình gây gắt.  Hùng đã làm buồn bố những lúc ông cứ la cà nhậu nhẹt say sưa, bỏ bê gia đình vợ con bởi những lời nói nặng nề, trách móc thân phụ. Cậu thương Mẹ quá nên có lúc tuôn ra những lời nói khiếm nhã quá đáng với cha mình những lúc cậu không kềm được cơn giận như sôi sục trong lòng.
  Bây giờ đây, Hùng quỳ lạy trước mộ bia của thân phụ quá vãng. Anh ta khấn vái lăm răm:
-Xin Ba từ bi tha lỗi cho con trước đây đã tỏ ra không tốt với Ba.
Vừa thều thào dứt lời, Húng xúc động quá òa khóc. Anh ta đã không thể kèm giữ những giọt lệ tuôn trào ra khóe mắt của cậu trai trẻ chưa tới ba mươi cái xuân xanh.
Anh ta khóc rấm rứt. Khóc tức tười. Khóc thảm thiết, Khóc thoải mái. Khóc như chưa bao giờ được khóc. Khóc cho vơi nhẹ nỗi buồn sầu hối hận, nỗi khổ đau của người con bị mồ côi cha bất ngờ. Một người cha lúc nào cũng thương vợ con và lo lắng cho gia đình. Chỉ trừ tật ưa uống bia rượu lai rai. Ai lại chẳng có những thú vui giải trí hưởng thụ thoải mái khi nhàn rỗi? Miễn là đừng thái quá có hại cho sức khỏe của mình.
Có thể nói thân phụ của Hùng là một người đàn ông khỏe mạnh, siêng năng cần cù lao động trong nghề nông và trồng nho. Hầu như cả đời ông thật vất vả cực nhọc để sinh nhai, nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình vợ con.
                                     ooo
    Lúc này,  Hùng khóc đã đời trước mộ thân phụ giờ đã được nguời nhà dựng bia tử tế. Chàng suy nghĩ và nhủ lòng sẽ cho xây mộ người cha khả kính này nay mai. Lúc này Hùng cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái tâm hồn của người con trai trưởng biết mình thiếu tế nhị có lởi lẽ bất nhã với người cha tốt bung đã hy sinh hầu như cả đời mình cho hạnh phúc của gia đình vợ con. Chàng thật hối tiềc vô cùng. Trước kia bố chàng cũng nổi tiếng là người con hiếu thảo với đấng sinh thành của mình. Hùng chợt nhớ đến lời nói của người xưa chàng có dịp đọc trong sách Học Làm Người trước đây:
“ Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
   Con muốn thương cha mẹ mà cha mẹ không còn.”
Hay sâu sắc hơn:
“ Nước mắt chảy xuống.”
“ Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”
Thật là trễ tràng khi người con đã  thành kẻ mồ côi cha bất ngờ. Hùng cũng như cha vốn là một Phật Tử lậu nay. Hùng vẫn rưng rưng dòng lệ quỳ trước mộ cha:
-Con xin cầu nguyện Trời Phật phò hộ cho hương linh Ba được siêu sanh về cõi an lành bên kia thế giới. Con mong lắm thay! Xin huơng hồn Ba có linh thiêng hãy phù hộ cho Má và các con được bình an khỏe mạnh ngõ hầu có thể đương đầu với cuộc sống khó khăn của kiếp nhân sinh trong cõi đời vốn vô thường và giả tạm này.

                                              MINH CẦN              
               


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân