Gửi: Tue Mar 02, 2010 6:52 pm Tiêu đề: BỨC HÌNH CỦA BỐ Tác Giả: THANH ĐÀO
BỨC HÌNH CỦA BỐ
THANH ĐÀO
Ngày xưa Bố quả đẹp trai
Trán cao, mắt sáng, nụ cười hào hoa.
Tấm hình lâu lắm nhạt nhòa
Bây giờ in lại, sao mà trẻ trung!
Lòng con xúc động vô cùng
Bao nhiêu hoài niệm, chập chùng hiện ra”
Ông Minh đang mơ màng giấc điệp. Ông ngủ một giấc say sưa. Ánh sáng mờ mờ từ trụ đèn đường hắt vào khung cửa sổ mở rộng ra. Chiếc máy điều hòa không khí chạy đều đều ngoài cánh cửa ra vào. Bỗng một người đàn ông mặc quần áo trắng toát, tiến vào phòng. Rõ ràng là ông Hải, thân phụ quá cố của Minh. Theo sau là một người đàn ông cũng cở tuổi của Ba chàng. Mặt ông Bố trông ảm đạm buồn bã. Ông đứng nhìn con trai trưởng nam đang nằm ngủ một mình trên chiếc giường sắt rộng rãi. Bên phía tay phải là chiếc máy Cassette dùng để quay băng ngâm thơ của Hồng Vân ( Ộng đã mua băng này ở Tiệm Sách Cửu Long Giang. Băng từ VN gừi sang bày bán tại đây hôm trước. Băng gồm nhiều bài thơ của các thi sĩ nổi danh ở VN trước kia và hiện nay như Xuân Diệu, Bùi Giáng, Trịnh Côn Sơn, Nguyễn Thị Hoàng...)
Ngoài ra trên giường ngủ của ông Minh kề chiếc máy Cassette cũng có nhiều sách báo nằm ngỗn ngang bên cạnh ông. Ông Minh vốn ưa thích nghe ngâm thơ. Hồng Vân là nữ sĩ có giọng ngăm trong ấm, ngân dài, truyền cảm hay hết chê vào đâu được.
Trở lại giấc mơ đêm hôm ấy. Vừa trông thấy Ba mình, ông Minh mừng quýnh. Ông định ngồi dậy. mở miệng chào thân phụ. Tuy nhiên, Ông Hải, Ba chàng đã nói lớn tiếng, giọng bình thản như xưa nay, trong lúc giới thiệu con trai mình với người bạn đồng hành:
- Đây là con tôi!
Người khách lạ cũng nhìn chăm chú vào mặt chàng. Nét mặt ông ta nhợt nhạt, thất thần như người cõi âm hiện về. Minh biết cha mình đã từ trần. Thoáng chốc tâm thức mơ hồ, mơ mơ, màng màng của Minh cũng nhận ra họ không phải là người trần tục.
Tự dưng Minh cảm thấy rúng động cả tâm can giống như có sự va chạm giữa âm dương vậy. Ông sợ hãi vô cùng. Trong cảm giác mơ màng, hồi họp, mơ hồ, ông biết Bố mình đã lìa đời mấy chục năm rồi. Rõ ràng là ma hiện về bắng xương, bằng thịt, hình dạng rõ ràng. Có tiếng vang khẻ của đôi dép Nhật ngày xưa ông từng mang. Minh bỗng khiếp vía, la ré lên, đánh tan bầu không khí yên tĩnh của đêm trường thanh vắng. Lúc đó, nghe chồng la to như thế, bà Thanh đang nằm ngủ trong phòng bên cạnh phòng chồng, bà giựt mình tỉnh dậy
Sau đó bà vội bước qua phòng của ông xã. Bà vỗ vào mông ông. Bà hỏi to:
- Ông la gì to tiếng quá vậy? Ông gặp ác mộng phải không?
Lúc này, ông Minh đã tỉnh ra. Ông cảm tháy thẹn thùng với vợ mình. Ông nằm mơ thấy Bố về thăm con. Ông có cảm giác nửa vui mừng, nửa sợ hãi. Rõ ràng ông yếu bóng vía. Bấy giờ ông nhìn bà xã vớt vác:
-Ồ không có gì. Má thằng Anh. Cám ơn bà đã đánh thức tôi dậy.
Có lẽ ông Minh vì tưởng nhớ cha già quá cố, nên thỉnh thoảng thấy ông hiện về trong giấc mơ chăng? Không rõ việc này có đúng không nữa? Hay ông già hiện về muốn báo mộng cho chàng điềm gì đó? Nhưng vì ông quá sợ hãi la ré lên, nên ông ta biến mất. Rõ ràng khi bà Thanh đi vào phòng, ông Minh còn thấy Ba chàng và người khách đang đứng phía sau lưng vợ ông. Thật là kỳ lạ. Tại ban thờ trong phòng khách, bức hình Ba ông mới được đặt ngay ngắn để ông phụng thờ. Hình thân phụ đặt cạnh bức hình của thân mẫu ông. Bà vừa từ trần không lâu lắm. Còn Ba ông thì lìa đời lâu rồi. Hôm trước thằng Anh, con trai ông về VN thăm người thân và thăm gia đình bên vợ nó. Cô Thủy và cô Lan, hai em gái của ông Minh, đã gửi cháu Anh mang qua Mỹ hai bức hình ông Hải, Bố ông. Hình có lồng kính hẳn hoi. Một bức hình cho em trai ông, cựu Đ/Úy Hòa, đang ở HK như ông. Một cho ông Minh để thờ phụng người cha quá cố. Còn bức hình của Má ông thì đã có từ lâu rồi. Từ lúc bà qua đời không bao lâu ở VN. Cũng do con ông mang về HK lúc nó viếng thăm quê hương. Lúc đó nó dẫn con gái của nó, con Kim Anh, về VN dự lễ cầu siêu cho Bà Nội 100 ngày. Còn ông Minh vỉ bị bịnh nên không về VN dự lễ này cho Mẹ mình được.
ooo
Bức hình của thân phụ thờ phụng tại HK không lâu thì Ba ông hiện về. Thật là hiển linh. Rõ ràng, dù không thể chứng minh bằng khoa học. Có thể gọi bên kia thế giới là Cõi Âm hay Suối Vàng, Chín Suối ( Cửu Tuyền) hay Bên Kia Thế Giới, như dân gian ta thường xưng tụng như thế.
Đã nhiều lần, Ba ông Minh thường hiện về trong giấc mơ của con trai mình. Điều này khiến ông Minh nhớ lại trước kia ngày gia đình bên Nội đi bốc mộ Ông Sơ tận động cát xa tít gần vùng Sơn Hải và Phú Thọ. Phái đoàn gồm chú Bảy, em trai của ông Hải, Hòa, Hiệp, Mười, Thao, con chú Tám...Ông Minh theo họ đến một ngôi mộ cổ xưa, ngỡ đó là mồ của ông Sơ mình. Ông Tổ làm quan thời nhà Nguyễn trong quá khứ. Ngôi mộ xây có các tượng quan quân giữ cửa. Trông như một lăng miếu thờ phụng một vị tứong quân nào đó. Tuy nhiên, sau đó chú Bảy đã nhận ra ngôi mộ thật của Ông Sơ nằm cách xa ngôi mộ trên một khoảng cách chừng 50 mét.
Tối hôm ây, ông Minh nằm mơ thấy một vị quan tướng mạo uy nghi lẫm liệt. Ông ta râu ria xồm xàm, mặc quần áo lễ phục theo chế độ phong kiến xa xưa. Ông cùng một đoàn người hầu cận đi vào nhà ông Minh. Ông sợ hãi vô cùng cứ ú ớ trong miệng không la thành tiếng được. Ông Tướng , vị khách hiên ngang vào nhà cười nói:
- Cám ơn các người đã viếng mồ cúng bái và thắp nhang cho tôi. Lâu lắm không có ai đến thăm và lễ bái mộ này.Thật ra, tôi không phải là Ông Sơ của các người đâu.
Lúc này ông Minh vẫn cỏn kinh hãi các khách cõi âm không mời mà tự động đến viếng nhà mình. Ông Minh nhìn tướng mạo đoàn người mơ hồ, lãng đãng, quái dị vô cùng. Gươm giáo sáng lung linh. Họ đứng hấu ông tướng . Minh vẫn chưa hết kinh sợ muốn tì ra quần. Ông vẫn đớ lưỡi không nói được gì. Muốn la ré to cũng không được. Hình như một luồng khí âm đang bao trùm thật nặng nề trong phòng ngủ của ông vậy. Ông Minh khiếp hãi, miệng cứ ú ớ một lúc. Cuối cùng, đoàn khách bên kia thế giới về viếng nhà ông, đã biến mất. Ông Minh toát mồ hôi đầy mình vì vào tiết hè nên trời rất nóng nực lúc bấy giờ hoặc giả ông quá kinh sợ nên thân mình toát mồ hôi hột. Thật ra Thành phố quê hương nắng gió của ông vốn nổi tiếng “ nóng như ran” mà lỵ! Bầu không khí oi bức trong phòng cộng với nỗi sợ hãi yếu ma hiện về quấy nhiễu cũng làm cho ông phải toát mồ hôi hột.
Tuy chỉ là một giấc mộng nhưng dễ sợ thật! Những con người xuất hiện mặt mày dữ dằn bậm trợn như Trương Phi, Cáp Tô Dăng, Tạ Ôn Đình, Phàn Khoái... trong các phim hay tuồng hát những sự tích Trung Hoa thời phong kiến xa xưa.
Xin trở lại việc Bố ông Minh đã về báo mộng. Lại dẫn thêm bạn mình thăm viếng đứa con trai trưởng. Tấm hình của Bố trên bàn thờ. Bức hình chụp nét mặt còn tươi trẻ. Trông ông Hải, thân phụ chàng, thật khôi ngô, tuấn tú. Đôi mắt to sáng. Lông mầy rậm. Vầng trán rộng. Ông mặc áo veston màu xám nhạt. Ông đeo chiếc cà vạt bông, nhiều màu sắc trông thật nổi bật. Trông ông Bố hồi còn trai trẻ, dung mạo thật anh tuấn. Tràn trề sức sống, yêu đời, cởi mở và vui vẻ. Khuôn mặt ông lồ lộ nét hiền từ, phúc hậu, thông minh và chơn chất.
Thật ra người cha khả kính của ông Minh đã sống cả một đời hiền lành, lương thiện. Hầu như ông luôn luôn tận tụy, hy sinh cho người thân. Ông làm lụng vất vả, quên cả hạnh phúc của mình ngõ hầu lo cho gia đình vợ con.
Bỗng nhiên, bao nhiêu hoài nịệm về thân phụ quá cố của mình, lại chập chùng hiện về trong tâm thức của ông Minh. Càng lúc càng chập chờn, lung linh thật rõ nét như mới xảy ra gần đây thôi.
Bố ông vốn thông minh và hiếu học. Ông là con trưởng trong một gia đỉnh nông dân ở thôn quệ. Hồi đó ông học chữ Nho do một cụ đồ trong làng giảng dạy. Ông Thầy Đồ này, thường khuyến khích các học trò trong lớp tranh đua nhau học tập. Cách nửa tháng, ông thường tổ chức một kỳ thi thử. Mỗi học viên đậu năm cắc ( Số tiền này tương đối lớn vào thời kỳ đó). Thí sinh nào đạt điểm cao nhất bài thi thừ, thường là luận văn, về kiến thức những gì thầy đã giảng dạy trước đó, trong tháng vừa qua. Bài thầy đã truyền đạt thường dài. Nhiều từ ngữ khó và điển tích khó nhớ. Ông Hải có tính mê xem tuồng hát cải lương. Quê ông ở làng Phước Khánh ( PK) nằm cách thành phố quê hương một con sông. Nước sông thường cạn. Nước chỉ đầy vào mùa mưa lũ.
Ông lò mò lội qua Sông Dinh để xem cải lương mỗi khi nghe có gánh hát về trình diễn tại PR. Ông mê sáu câu vọng cổ kiểu Dạ Cổ Hoài Lan xa xưa ghê lắm! Ông cũng mê tuồng tích cải lương hết ý. Bởi vậy, có lúc ngày mai phải dự bài thi thử, ( ông đã xin Mẹ nộp tiền cho thầy rồi), do thầy đồ tổ chức nói trên, mà nhằm lúc có đoàn cải lương đến trình diễn ở PR là ông Hải vẫn băng mình lội qua sông, vì ông ham vui, thích đi xem cải lương Thường thường ông lội sông nước tới bụng là cao nhất vào mùa khô ráo. Coi xong tuồng hát, ông Hải lội sông về tới nhà phải hơn nửa đêm. Thế mà ông vẫn cố gắng thức dậy sớm, ôn bài vở, học thuộc lòng hết các chữ khó, các điển tích, các tài liệu thầy đồ đã truyền đạt cho các môn sinh cửa Khổng, sân Trình. Ông dự thi cùng các bạn trong lớp sau đó. Ông lại đứng đầu lớp như thường lệ. Ông được thầy ngợi khen thông minh có trí nhớ tốt và phát thưởng cho số tiền do các môn đồ trong lớp đã đóng vào quỷ để dự thi. Ngoài ra ông thầy còn tặng thêm cho anh chàng đậu thủ khoa kỳ thi thử, một món quà do thầy khích lệ. Thường là một món tiền cũng khắm khá. Thầy khen tặng người HS sáng dạ, lanh lợi, hiếu học, hiền lành. Học giỏi, chữ viết rất đẹp. Ông Hải vốn có có hoa tay. Chữ viết của ông Hải như rồng bay, phượng múa. Vào thời điểm đó, HS viết chữ Nho hay chữ Hán cần phải rõ ràng, nét đẹp và hoa mỹ. Cần có hoa tay mói víết chữ Nho đẹp. Học trò nào viết chữ xấu, nét chữ như gà bới, khó mà đạt được điểm cao trong kỳ thi tuyển nói trên. Dù là kỳ thi thử trong lớp thôi. Nhờ chữ viết đẹp và thông minh, hiếu học, lại có bộ nhớ khá tốt, nên ông Hải luôn luôn đậu đầu kỳ thi thử do thầy đồ tổ chưc đã kể trên.
Bà Lê, Mẹ ông Minh, cũng kể chuyện về trí nhớ của chồng mình thật đáng nễ. Ông Hải đã làm cho nhiều người kính phục sát đất. Câu chuyện xảy ra lúc ông bà đang ngụ tại PK. Ông Hải có bàn máy may ( Hai vợ chồng ông đều là thợ may). Ông thuê một người thợ cũng đồng nghiệp với mình làm công. Chủ và thợ ăn chia tứ lục trong việc may vá quần áo cho khách hàng trong làng. Ông Bảy- Ba- Xi -Đế ( biệt hiệu của ông ta, vì ông ưa nhậu nhẹt. Ông là tri kỷ của Lưu Linh, Lý Thái Bạch, thi hào VHC. Ông hay uống rượu như hủ chìm. Gần như sáng xỉn, chiều say. Tuy nhiên, ông là thợ may giỏi. Ông may quần áo thật khéo léo. Biết làm vừa lòng khách hàng vô cùng. Ông to con và có sức khỏe tốt. Tánh tình thường bậm trợn, nóng nẫy.Ông ta ít chịu nhịn thua ai. Tính khí ngang tàng. Thịch làm anh chi. Ông ít khi chịu phục người khác. Ông cũng ưa ca vọng cổ.
Vì vậy, thường ngày, lúc bấy giờ, khi may với ông Hải, ông thường cầm cuốn truyện Tôn Tẩn- Bàng Quyên (TT-BQ), gồm sáu câu vọng cổ dài thoòng. Dù tập sách mỏng, nhưng chữ nhỏ. Trong lúc cắt hay may quần áo, ông Bảy cứ để tập sách bên cạnh mình. Ông liếc nhìn sách để ca vọng cổ. Ông đã cố gắng học thuộc lòng sáu câu cho tiện trong lúc làm việc ông có thể ngâm nga, ca hát sáu câu ông ưa thích mà khỏi đem theo sách bên mình. Thật là bất tiện Tuy nhiên ông học mãi, học hoài mà ông cứ quên trước, quên sau. Lâu lắm rồi mà ông không thể thuộc lòng bài ca vọng cổ TT-BQ ông ưa thích quá cỡ. Thật đáng tiếc. Trí nhớ ông có lẽ bị con ma men che lấp hay sao mà ông không học nhớ hết bài nỗi, trời ạ! Hễ học thuộc đó. Rồi sau này lại quên.
Tuy nhiên hiệp sĩ Ba Si Đế vẫn rán học liên tục quyển sách mỏng TT-BW nhiều tháng trời. Ông vẫn không thuộc lòng hết sáu câu vọng cổ này. Ông ca nửa chừng rồi quên. Phải giở sách ra coi lại. Rõ chàn ngấy. Ông bực mính lắm. Vả lại trong lúc đang may hay cất vải mà cứ phải giở sách ra coi lại chỗ quên dài dài. Kỳ quá đi chứ! Mất thì giờ. Thật bực mình. Mất hứng khi ca dở dang.
Ông Hải nhìn thấy nhiều lần ông bạn lộ thái độ khó chịu, mỗi lần phải giở trang sách để xem lại cho thuộc để ca. Ông vốn tánh thẳng thắn. Vì vậy ông nhìn bạn cười góp ý:
- Anh Bảy, sao anh không chịu khó học thuộc lòng để có thể ca luôn một mạch sáu câu có tiện không? Hơn nữa đang đạp máy may xè xè mà phải ngưng lại để giở sách xem bài ca. Hơi bất tiện và mất hứng thú, có phải không, anh Bảy?
Ông Bảy tỏ ra bực mình vì bạn mình có ý chê ông tối dạ, học lâu không thuộc bài. Thật ra ông Hải có hảo ý muốn khích lệ cho ông Bảy –Ba- Xi- Đế học thuộc một lèo bài ca trên. Lúc bấy giờ ông Bảy tỏ ra nóng nảy vì ông dễ bị chạm tự ái. Vì vậy ông nhìn bạn trả lời ngay:
- Tôi đã học nhưng không thuộc được. Bài ca dài quá, chú Hải ạ!
Chợt ông liếc nhìn thấy được nụ cười mống chim của bạn đồng nghiệp. Ông Bảy liền nổi giận nói ngay:
- Chú có giỏi học thuộc lòng sáu câu này trong vòng một tháng đi! Tôi đánh cá với chù đấy, chú Hải!
Ông Hải vẫn tươi cười, từ tốn, nhún nhường. Ông nhìn anh bạn nóng tính như Trương Phi. Ông nhấp nháy đôi mắt sáng trưng, ẩn dưới đôi lông mày rậm. Ông nói nhỏ nhẹ:
-Chắc không anh Bảy? Cá gì nào?
- Thằng Bảy- Ba- Xi-Đế này, nói chắc chắn như đinh đóng cột. Chúng ta cá độ một chầu nhậu nhé! Trong vòng một tháng, nếu chú học thuộc lòng sáu câu đó là chú thắng cuộc. Nếu ngược lại, chú không thuộc hết bài ca, chú thua cuộc. Chú đồng ý không, chú Hải ?
Ông Hải lúc ấy tươi cười hăng hái:
- “Nhất ngôn cửu đỉnh. Tứ mã nan truy” Tôi tuyên bố: “Đồng ý đánh cuộc!”
Ông Bảy vui vẻ nhìn bạn:
- Chúng ta cứ như vậy nhé!
Ông Bảy có suy nghĩ là bài ca quá dài, ông học mấytháng liền mà không thuộc nỗi hết bài. Còn ông bạn Hải chỉ trong vòng một tháng làm sao thuộc lòng hết sáu câu dài lỏng thòng như dòng sông Dinh uốn khúc đây? Vả lại ông ta còn bận làm bao nhiêu công việc cho gia đình hằng ngày. Làm sao ông ta học thuộc bài đây? Ông tin rằng ông Hải sẽ thua cuộc là cái chắc.
Lúc bầy giở, ông Hải bắt đầu thử thời vận bằng cách xem qua bài ca TT-BQ. Ông ôm thằng Minh, đứa con trai đầu lòng. Ông nằm trên chiếc võng. Ông vừa ru con ngủ, vừa lẩm nhẩm trong miệng học thuộc lòng từng câu một. Ông Hải thật sáng dạ và có trí nhớ tốt hết nói. Ông học chỉ trong vòng hai giờ đồng hồ là ông thuộc lòng hết trơn cả sáu câu dài lê thê. Thế là ông cứ nhẩm đọc đi, đọc lại chừng 4, 5 lần cho chắc ăn. Nhờ có Bộ Nhớ tuyệt vời như thế nên ông Hải luôn luôn đứng đầu kỳ thi thử trong lớp học chữ Nho trước kia, như đã kể ở đoạn trên.
Khi nghe bạn mình đọc thuộc lòng vanh vách sáu câu vọng cổ chỉ trong vòng hai giờ, ông Bảy rất khâm phục trí nhớ của ông Hải.
ooo
Có thể nói, Bố của ông Minh là một người cha khả kính. Một thân phụ tuyệt vời. Ông luôn luôn sống cho gia đình vợ con mình. Cả một đời ông hy sinh tận tụy cho người thân. Ông từng khai thác rừng làm rẫy trồng ngô, sắn, khoai lang... để nuôi sống bản thân và gia đình. . Ông làm ruộng vô cùng nặng nhọc, vất vả. Ông nhiều năm làm phu Sở Muối Thương Diêm Cà Ná. Sau đó, Ông làm cảnh sát ở PR/NT. Rồi trở thành tùy phái tòa hành chánh tỉnh nhà. Ông vừa làm công chức vừa làm ruộng thêm để nuôi sống gia đình nghèo và đông con.
Lúc này, ông Minh cứ ngắm nhìn khuôn hình của Bố hồi còn trẻ đang để thờ phụng trên bàn, dưới bàn thờ Phật. Ông cứ nhớ thương Bố vô cùng. Ông cứ lẩm nhẩm mắt như rưng rưng dòng lệ:
-Con nhớ Ba vô cùng. Ba yêu quý của con ơi! Con xin cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát, hộ trì cho Ba được siêu độ về Miền Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà!
Lúc bấy giờ, ông Minh xúc động vô vàn. Ộng ngăm khe khẻ:
“ Bức hình của Bố đẹp, tươi
Phụng thờ cạnh Mẹ, con thời nhớ thương.
Lòng con xúc động bàng hoàng
Nhớ về dĩ vãng, song thân sanh tiền.
Bây giờ hạc cởi Cõi Tiên
Mong người siêu độ về Miền Lạc Bang.”
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn