Phản ứng khác nhau của từng cá nhân
Tác động của DST khác nhau giữa mỗi người. Những ai mắc chứng rối loạn giấc ngủ từ trước, thanh thiếu niên và công nhân làm ca đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của DST.
Những cá nhân sống ở rìa phía tây của các múi giờ, những người trải qua thời gian mặt trời mọc và lặn muộn hơn, cũng sẽ cảm thấy khó điều chỉnh lại nhịp sinh học.
Về bản chất, DST phá vỡ chu kỳ sáng-tối tự nhiên, tác động đến các kiểu ngủ và sức khỏe toàn thể của mỗi người. Trong khi quá trình chuyển đổi “chậm lại” thường ít gây gián đoạn hơn, thì sự thay đổi “nhanh hơn” lại đặt ra thách thức đáng kể đối với đồng hồ sinh học.
Như được biết, việc thích nghi với DST làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, nhưng có một số chiến lược giúp quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn. Một yếu tố quan trọng là điều chỉnh dần dần. Bắt đầu thay đổi thời gian ngủ và thức dậy sớm hơn 15-20 phút trong những ngày trước khi đổi giờ.
Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cực kỳ quan trọng. Khi thức dậy, bạn nên dành thời gian ở ngoài trời để giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Điều này báo hiệu cho óc đến lúc phải thức dậy. Ngược lại, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh, đặc biệt từ các thiết bị điện tử, vào buổi tối.
Duy trì thời khóa biểu ngủ liên tục cũng rất cần thiết. Ngay cả vào cuối tuần, cố gắng tuân theo nhịp điệu ngủ-thức mới. Ngoài ra, lưu ý đến lượng caffeine và rượu (nếu bạn có uống), vì những chất này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Một số cách đơn giản khác:
• Duy trì thời khóa biểu ngủ nhất định. Ví dụ, đúng 10 giờ là vô phòng đi ngủ.
• Điều chỉnh đồng hồ trước khi đi ngủ.
• Kiên nhẫn, cần có thời gian để điều chỉnh.
• Tận hưởng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm.
• Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị có màn hình buổi tối.
Bằng cách thực hiện các cách trên, bạn sẽ giảm được tác động của việc đổi giờ và duy trì thói quen ngủ lành mạnh.