Đến năm 1955, hệ thống AI đầu tiên thực sự được tạo ra, dựa trên nguyên tắc cho đầu ra (outputs) của hệ thống được đưa trở lại làm đầu vào (inputs) mới. Cơ chế này giúp chương trình liên tục cải thiện năng lực tính toán, tương tự như cách con người học hỏi từ kinh nghiệm. Để kiểm chứng năng lực của hệ thống AI này, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu nó giải quyết những bài toán mà đáp án đã được biết trước, để đánh giá độ chính xác và hiệu quả của AI trong việc giải quyết tin tức.
Dù vậy, trong thập niên đầu, AI vẫn bị giới hạn bởi năng lực tính toán của máy tính. Chỉ đến thập niên 1990, khi máy tính phát triển mạnh, AI mới có thể thực hiện những nhiệm vụ mà con người coi là đòi hỏi trí tuệ thực sự. Ví dụ điển hình là việc AI đánh bại đại kiện tướng cờ vua, chứng tỏ máy móc có thể đạt được mức độ suy nghĩ chiến lược cao. Rồi AI còn được thí nghiệm trong các lãnh vực phức tạp hơn, như điều khiển xe đua vượt qua những địa thế sa mạc chưa được lập bản đồ trước đó.
Ngày nay, AI đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Một ứng dụng phổ thông nhất là phụ tá ảo (voice assistants), có thể hỗ trợ con người trong nhiều việc như tìm kiếm tin tức, điều khiển thiết bị thông minh và nhận dạng giọng nói. Tuy nhiên, những hệ thống này đòi hỏi một lượng lớn sức mạnh giải quyết mà các thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh hay loa thông minh không thể đáp ứng được. Vì thế, các lệnh từ người dùng thường được gửi qua internet đến các siêu máy tính để giải quyết và đưa ra kết quả nhanh chóng.
Tiềm năng của AI là vô hạn. Với tốc độ phát triển hiện nay, AI hứa hẹn sẽ trở thành một trong những kỹ thuật quan trọng nhất trong tương lai, định hình cách con người sống và làm việc trong thế kỷ 21. |