Caffeine ảnh hưởng đến mỗi người một khác tùy theo tuổi tác, di truyền và cách tiêu thụ. Người lớn tuổi có khuynh hướng nhạy cảm hơn với caffeine, dễ bị bồn chồn, mất ngủ (insomnia), hoặc lo âu, ngay cả khi uống lượng trước đây vẫn chịu được.
Giới hạn an toàn và độ nhạy cảm
FDA (Food and Drug Administration – Cơ quan Dược và Thực phẩm) cho rằng tiêu thụ tối đa 400 mg caffeine mỗi ngày thường không gây hại, nhưng trên 600 mg có thể dẫn đến tác dụng phụ. Khi lớn tuổi, mức caffeine trước đó từng được xem là an toàn có thể dẫn đến những triệu chứng không tốt. Nếu dùng cà phê thay trà mà thấy khó chịu, nên giảm bớt lượng tiêu thụ.
Ích lợi tim mạch
Cà phê và trà, hai nguồn caffeine chính, có liên quan đến việc giảm nguy cơ tăng huyết áp, suy tim (heart failure), và rung tâm nhĩ (atrial fibrillation). Nghiên cứu năm 2024 cho thấy tiêu thụ 200-300 mg caffeine/ngày giúp giảm nguy cơ mắc các rối loạn tim mạch – chuyển hóa (cardiometabolic conditions), bao gồm tiểu đường loại 2, bệnh động mạch vành (coronary heart disease), và đột quỵ (stroke). Tuy nhiên, một số người có thể bị hồi hộp, tim đập nhanh (heart palpitations) nếu tiêu thụ quá nhiều caffeine. Ngoài ra, cà phê và trà chứa polyphenols, có tác dụng chống oxy hóa (antioxidant) và chống viêm (anti-inflammatory).
Caffeine và giấc ngủ
Caffeine là chất kích thích, hoạt động bằng cách chặn adenosine, một chất hóa học trong óc giúp gây buồn ngủ. Để cơ thể loại bỏ một nửa lượng caffeine đã tiêu thụ phải mất khoảng 5 giờ, vì vậy uống cà phê muộn trong ngày có thể gây mất ngủ (insomnia). Các chuyên viên khuyên nên tránh caffeine vào buổi chiều và tối nếu bạn khó ngủ.
Ảnh hưởng đến não bộ
Dùng quá nhiều caffeine có thể làm tăng lo âu, nhưng tiêu thụ ở mức độ vừa phải, nó giúp cải thiện tâm trạng, trí nhớ, và sự tỉnh táo. Nghiên cứu cho thấy caffeine có thể giảm viêm trong hệ thần kinh trung ương, giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh Parkinson, xơ cứng rải rác (multiple sclerosis), sa sút trí tuệ (dementia), và Alzheimer. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân sa sút trí tuệ có hoang tưởng hoặc hành vi kích động, caffeine có thể làm triệu chứng trầm trọng hơn.
Sơ đồ các tác động chính của caffeine lên hệ thống tiêu hóa. ALT—alanine aminotransferase, AST—aspartate aminotransferase, GGT—γ-glutamyltransferase. ↓↓↓—giảm, ↑↑↑—tăng.
Caffeine và hệ thống tiêu hóa
Caffeine kích thích đường tiêu hóa, giúp giảm táo bón. Nó cũng có thể tác động tích cực đến hệ vi sinh ruột (gut microbiome), giảm viêm, tăng cân và nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, dùng quá nhiều có thể làm trầm trọng các vấn đề kiểm soát ruột, bàng quang tăng hoạt (overactive bladder), và trào ngược acid (acid reflux).
Tóm lại, caffeine có ích lợi nhưng cũng mang lại rủi ro, tùy thuộc vào mỗi người. Tiêu thụ vừa phải có thể tốt cho tim và óc, nhưng quá nhiều có thể gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, và tăng nhạy cảm theo tuổi tác.
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn