Gửi: Tue Mar 04, 2025 11:05 pm Tiêu đề: Vài thay đổi đơn giản có thể giúp giảm lượng nhựa bạn ăn vào
Vài thay đổi đơn giản có thể giúp giảm lượng nhựa bạn ăn vào
Một vài thay đổi đơn giản như chuyển từ uống nước đóng chai sang uống nước máy đã lọc
Một nghiên cứu gần đây phát giác ra rằng óc người trung bình có thể chứa nhiều hơn một muỗng cà phê nhựa, hoặc khoảng 7g. Tác động của ô nhiễm bụi nhựa và nano nhựa đối với sức khỏe vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng lượng nhựa tìm thấy trong óc cao hơn tới 30 lần so với các cơ quan khác như gan hoặc thận.
Viết trên tạp chí Brain Medicine, các chuyên viên cho biết việc tránh mọi sự tiếp xúc với nhựa là điều không thể, nhưng có thể thực hiện các bước để giảm lượng hấp thụ qua cách ăn uống. Họ ước tính, chỉ riêng việc chuyển từ nước đóng chai sang nước máy đã lọc có thể giảm lượng bụi nhựa hấp thụ vào cơ thể từ 90.000 xuống còn 4.000 hạt mỗi năm.
Tiến sĩ Brandon Luu, bác sĩ nội trú tại Đại học Toronto ở Canada, cho biết: “Chỉ riêng nước đóng chai cũng có thể khiến con người tiếp xúc với lượng hạt bụi nhựa hàng năm gần bằng tổng lượng hạt nhựa mà con người hấp thụ và hít vào cộng lại. Chuyển sang sử dụng nước máy có thể giảm gần 90% lượng tiếp xúc này, đây là một trong những cách đơn giản nhất để cắt giảm lượng bụi nhựa hấp thụ vào cơ thể.”
Dùng bình lọc trà và tách sứ có thể giảm lượng bụi nhựa hấp thụ vào cơ thể
Các nguồn đáng kể khác bao gồm túi trà nhựa và hộp đựng thực phẩm bằng nhựa, đặc biệt là khi dùng để hâm nóng thực phẩm trong lò vi ba.
Tiến sĩ Lưu cho biết thêm: “Tránh đựng thực phẩm bằng nhựa và sử dụng đồ thay thế bằng thủy tinh hoặc thép không rỉ là một bước nhỏ nhưng có ý nghĩa trong việc hạn chế tiếp xúc”.
Các chuyên viên lưu ý rằng sự lựa chọn cũng có thể tạo nên sự khác biệt, vì thực phẩm chế biến kỹ như gà viên chứa lượng bụi nhựa cao gấp 30 lần trên một gam so với ức gà do sử dụng nhựa trong quá trình chế biến kỹ nghệ.
Bình luận của họ nói thêm rằng vẫn chưa rõ liệu những bước như vậy có dẫn đến việc giảm đáng kể sự tích tụ các hạt nhựa trong mô của con người hay không.
Họ viết: “Cần nghiên cứu thêm để xác định liệu những chiến lược này có hiệu quả trong việc loại bỏ bụi nhựa ra khỏi cơ thể hay không. Các nghiên cứu trong tương lai nên ưu tiên thiết lập giới hạn phơi nhiễm rõ ràng và đánh giá hậu quả lâu dài về sức khỏe do hấp thụ bụi nhựa. Cần có các nghiên cứu trên quy mô lớn trên người để xác định mối liên quan liều lượng-phản ứng giữa việc tiếp xúc với bụi nhựa và các kết quả sức khỏe mạn tính như rối loạn nội tiết và bệnh nhận thức.”
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn