TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những dấu hiệu thiếu calcium ít được biết đến
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những dấu hiệu thiếu calcium ít được biết đến

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10766

Bài gửiGửi: Mon Dec 02, 2024 11:34 pm    Tiêu đề: Những dấu hiệu thiếu calcium ít được biết đến

Những dấu hiệu thiếu calcium ít được biết đến


Calcium đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của xương, mà còn đối với tác dụng thần kinh, sức khỏe tim mạch và điều hòa tâm trạng. Nhiều người biết, nếu thiếu calcium móng tay bị giòn, hay bị chuột rút hoặc dễ gãy xương, đụng tí là gãy. Tuy nhiên có một số dấu hiệu có vẻ không liên quan, nhưng lại là biểu lộ của tình trạng thiếu hụt khoáng chất cần thiết này, ít ai để đến tới.

1. Ngứa ran ở ngón tay và ngón chân

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của tình trạng thiếu calcium, đặc biệt khi tình trạng này xảy ra thường xuyên. Được gọi là dị cảm, triệu chứng này xảy ra vì calcium rất quan trọng đối với tín hiệu thần kinh. Nếu không có đủ calcium, các dây thần kinh có thể “hoạt động sai,” tạo ra các cảm giác như ngứa ran, tê hoặc cảm giác như kiến bò trên da.

2. Quá mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân

Mặc dù tình trạng mệt mỏi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nếu kéo dài mà không rõ nguyên nhân tức là vì cơ thể có nồng độ calcium thấp. Calcium là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất năng lượng của tế bào, do đó, tình trạng thiếu hụt calcium khiến các tế bào của bạn hoạt động nhiều hơn, dẫn đến tình trạng chậm chạp và năng lượng thấp. Những người bị thiếu calcium thường cảm thấy mệt mỏi hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi đầy đủ.

3. Khó nuốt

Khó nuốt hoặc có cảm giác căng tức ở cổ họng vì thiếu calcium, đặc biệt nếu vấn đề dai dẳng. Điều này xảy ra vì calcium thấp ảnh hưởng đến các cơn co thắt bắp thị, bao gồm cả co thắt bắp thịt thực quản. Được biết đến trong y học là chứng khó nuốt, triệu chứng này làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, có thể làm tình trạng thiếu calcium trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.

5. Các vấn đề về răng miệng mặc dù bạn đã chăm sóc răng miệng thường xuyên

Răng chứa rất nhiều calcium và tình trạng thiếu hụt sẽ dẫn đến các vấn đề về răng miệng bất ngờ, ngay cả khi bạn có thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Các dấu hiệu như răng nhạy cảm hơn, sâu răng hoặc các vấn đề về nướu xảy ra vì thiếu calcium, do đó cơ thể bắt đầu lấy calcium từ răng nếu nồng độ trong máu quá thấp.

6. Thay đổi tâm trạng thường xuyên hoặc lo lắng

Tình trạng thiếu calcium cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Calcium cần thiết cho tác dụng thần kinh và giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, và nồng độ calcium thấp góp phần gây ra thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh hoặc lo lắng. Mối liên hệ giữa calcium và tâm trạng này xảy ra vì calcium giúp điều chỉnh hormone và chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến sức khỏe cảm xúc.

7. Da khô và các triệu chứng giống bệnh eczema

Da khô, ngứa hoặc bong tróc cho thấy mức calcium thấp. Calcium hỗ trợ tái tạo tế bào da và hỗ trợ hình thành hàng rào bảo vệ để giữ ẩm. Thiếu hụt calcium dẫn đến da khô, kích thích giống bệnh eczema, đặc biệt ở các vùng như khuỷu tay và đầu gối. Nếu kem giữ ẩm thông thường không có tác dụng, thì đến tình trạng thiếu calcium được xem như một yếu tố góp phần.



Làm gì để cải thiện mức calcium?

Đầu tiên, đến gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe và kiểm soát mức calcium của mình. Để giải quyết tình trạng thiếu calcium, bạn cần thực hiện một số thay đổi về khẩu phần ăn uống và lối sống.

Một số phương pháp hữu hiệu như:

    • Những nguồn cung cấp calcium tuyệt vời bao gồm: các loại thực phẩm như sản phẩm từ sữa, rau lá xanh (như cải xoăn và spinach), hạnh nhân và thực phẩm tăng cường (như nước cam và ngũ cốc tăng cường).

    • Nếu việc thay đổi kế hoạch ăn uống không có tác dụng, thì hãy thử ăn thực phẩm bổ sung calcium. Tuy nhiên, nhớ hỏi ý kiến của chuyên viên chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào để bảo đảm liều lượng phù hợp.

    • Vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ calcium hiệu quả hơn. Tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời, ăn thực phẩm giàu vitamin D (như cá béo và sữa tăng cường) hoặc ăn thực phẩm bổ sung nếu được đề nghị.

(theo Sam Nguyễn)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân