lamson_lee
Ngày tham gia: 15 Feb 2017 Số bài: 23 Đến từ: Pháp Quốc
|
Gửi: Sat Nov 16, 2024 12:03 pm Tiêu đề: CÔNG DỤNG CỦA LỊCH NGÀY THEO HỌC THUẬT KINH DỊCH |
|
|
kính chào diễn đàn,
Sau thời gian đa đoạn với việc đời, việc nhà. Nay Lam Sơn trở lại có vài bài viết xin được ra mắt để gọi là góp chút kiến thức về cổ học
CÔNG DỤNG CỦA LỊCH NGÀY
Lê Lam Sơn.
Lịch ngày hay lịch coi ngày là một trong những gì thật là quen thuộc với người dân, từ lớp người bình dân, cho đến hàng thượng lưu trong xã hội.
Thông thường ngày xưa trước thời thuộc Pháp, Người Việt chỉ dùng âm lịch hay lịch ta. Lịch ta (âm lịch) được gọi là nông lịch, Soạn lịch bằng cách tính theo sự vận chuyển của mặt trăng (thái âm) nên ngày xưa gọi là tuần trăng,Tháng có 30 ngày, chia ra làm ba tuần (tam tuần) từ mùng một ta đến mùng mười là trăng thượng huyền hay trăng non, (có hình trăng lưỡi liềm) tuần thứ nhì là trung tuần (trung là giữa) tuần trăng trăng đầy, tuần cuối là trăng hạ huyền.
Mỗi tuần trăng có 10 ngày. Sau nầy trong thời thuộc Pháp, nước ta mới dùng lịch của phương Tây là tây lịch hay dương lịch (đối lại với âm lịch, tính theo s trước đây vào thời xưa, năm có mười hai tháng, tháng có ba mươi ngày, chia ra làm 3 gọi là thượng tuần trăng (tính theo tuần trăng) trung và hạ tuần, sự kiện trái đất tự xoay chung quanh mình và.vận chuyển theo quỹ đạo của mặt trời.
Mỗi tuần gồm có 10 ngày,tính theo cách sắp xếp, theo thiên Can và địa chi. Nói đến Can và chi thì phải nói đến Lục Thập Hoa Giáp. Lục thập Hoa Giáp là chu kỳ 60 can giáp. Khi nói đến tuần giáp tức là nói đến thập can. chúng ta tưởng là 7 ngày cho một tuần, nhưng thật ra một tuần giáp có 10 can nhưng có 12 địa chi. Thành thử nên lục giáp thay vì 60 mà phải có đến 72 là vì mổi tuần giáp có thập can (10) và 12 chi, nên 6 (tuần giáp) X cho 12 = 72.
Lịch dùng để coi ngày, không chỉ để biết hôm nay là ngày mùng một hay ngày rằm (theo lịch ta hay âm lịch) mà lịch còn được dùng theo ngành chuyên môn trong lãnh vực bói toán qua Bốc Phệ. Bằng cách xem nơi tên của ngày. Năm tháng ngày giờ đều mang tên (danh nghĩa) riêng
Ví dụ như một ngày (mỗi tờ lịch) có ghi theo thứ tự từ trên xuống dưới, thứ nhất là Năm như năm nay tên là Kỷ Hợi, tháng nầy là tháng 9 ta, thuật ngữ (danh từ kỹ thuật) gọi là tháng kiến Tuất (Tuất là con chó) là tháng thứ chín tính theo tuần trăng. Tháng đầu tiên là tháng giêng đi qua cung dần, gọi là kiến Dần (hay cung có tên là Dần) đây là sự sắp xếp theo trật tự sẵn có.
Khởi đầu một năm là ở Tiết khí, mỗi năm bắt đầu từ tiết Đông Chí ở ngày Giáp Tý của tháng 11 âm lịch. vào đây mới thực sự hơi rắc rối. Hiện thời, chúng ta đang là tháng 10 dương lịch, nhầm ngày Mùng bốn (âm lịch) ngày mùng bốn tháng Chín ta là ngày Nhâm Thân (thuật ngữ gọi là Nhựt thần) nhưt thần coi một ngày, tức là phải hiểu Nhật thần Nhâm Thân có trách nhiệm và ảnh hưởng trong 12 giờ âm và 24 giờ dương. Ở đây chỉ nói sơ qua mà thôi. Phải còn gần 2 tháng nữa mới đến tháng 11 ta.
Đó là nói đến tên của năm Kỹ Hợi, tháng chín ta tên Giáp Tuất. Tháng mười ta là Ất Hợi (đây là cách dùng Lục Thập Hoa giáp) như Giáp tuất, Ất hợi, Bính tý, Đinh sửu, Mậu dần, kỹ mão, Canh thìn,, Tân tỵ, Nhâm ngọ, Quý mùi. Đó là tuần Giáp Tuất. Những tên Năm tên tháng, tên ngày, tên giờ đều được xử dụng trong phương pháp, Bốc Phệ. Mỗi tên đều mang một hành (ngũ hành: như kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ)
Mới xem qua thì thấy rắc rối, vì rắc rối do khó nhớ, khó nhớ nên chán, chán nên không thèm chú ý nữa. Cho nên người thường xem lịch gỡ từng tờ để biết xem ngày nầy thứ mấy trong tuần lễ, ngày sô mấy. Hoặc là ngày rằm hay mùng một mua hoa về lễ cúng trên bàn thờ. Thật ra khi đã học qua, đã từng xử dụng, tất nhiên cách xem và cách xử dụng cũng khác biệt.
Từ năm, tháng, ngày, giờ đều có tên. như năm Kỹ hợi, tháng Giáp tuất, ngày hôm nay là ngày Nhâm thân. Tên của Năm, tháng, ngày, giờ đều có công dụng và ảnh hưởng mật thiết đời sống trong xã hội.trong các phương pháp riêng của thời cỗ xưa
Các kỹ thuật để xem ngày dùng cho việc cưới gã. mở cửa ….v…v… Ngoài ra còn dùng vào những việc khác trong xã hội hoặc trong lĩnh vực quân sự (Binh Thư Chiến Pháp).
Bài 2
Cách dùng lịch ngày.
Khi dùng lịch ngày, chúng ta phải lấy mệnh của người xem, ví dụ bất cứ mệnh là gì ? trong kim mộc, thuỷ, hỏa, thổ. Ví dụ như người mệnh Thổ, khi xem thì đối chiếu mệnh Thổ, với năm tháng (nếu muốn xem về viêc lớn lao, còn xem việc nhỏ thì dùng ngày giờ.
Căn cứ theo quy tắc: Việc xa việc lớn như Quốc Gia Đại Sự dùng năm tháng, việc nhỏ ta dùng ngày giờ. Dùng ở đây là xử dụng theo cách đối chiếu ngũ hành sinh khắc. Trong Dịch học có những quy tắc, nhiều nguyên tắc, mà người học dịch phải tuân thủ, cũng giống như chuyên viên về tháo gỡ mì, bẫy. Không tôn trọng nguyên tắc hay quy tắc, thường có khi mất mạng. Điều nầy có tính cách bất di bất dịch.
Trở lại việc xử dụng lịch ngày, mỗi năm, tháng, ngày, giờ, đều được mang tên riêng. Khi xem tên của Năm tháng ngày giờ, đều có chữ đôi, như năm nay Kỹ Hợi, là hai chữ, chữ kỹ là thiên Can và chữ Hợi là Địa Chi. Trong trường hợp nào ta dùng Can trong trường hợp nào ta dùng Chi.
Thông thường (sự viêc thường) người ta chỉ dùng ở chi ví dụ như năm Kỹ Hợi, ta chỉ dùng ở Chi Hợi. Rồi đối chiếu với mệnh của người xem. thường thì chỉ xem việc nhỏ, viêc thường tình, như tài chinh, bệnh tật, vợ chồng con cái.cha mẹ ông bà, thi cử … v…v…
Lịch số tuy ta thường xem thường thấy và biết, nhưng vẫn chỉ như người cỡi ngựa ngắm hoa. Đó là thái độ bàng quan của khách qua đường. Cho nên ý của người viết bài gợi ý về các bài viết có liên quan đến lịch sử, văn hoá, văn minh củ của người Việt. Ví dụ cụ thể về cách dùng lịch ngày qua hình thức đối chiếu sinh khắc (từ khoa Bốc Phệ hay bói quẻ), người viết có cuộc sống không giàu sang, nhưng cũng tạm đấp đổi qua ngày, nên không có mục đích hay chủ đích kiếm tiền để sinh sống.
Cho nên mục đích đưa lên bài viết, để trình bày về từng phần liên quan đến văn hóa, văn minh cổ xưa của người Việt. Từ sau thời Nhị Trưng thất bại, Người Tàu khi kiểm soát lãnh thổ, đã
ra lệnh tịch thư và tiêu huỷ văn hóa Viêt, ngoài ra, người Tàu còn tìm cách bắt giết sạch những người mang họ của Nhị Trưng. sự tàn ác của người Tàu ngày xưa, tiêu diệt nhân tài người Việt, huỷ diệt văn minh văn hoá của người Việt.
Vì thế các thế hệ hậu duệ đời sau, hàng mấy trăm năm còn mơ hồ về văn hóa cũ của người Việt, thậm chí còn coi khinh và nhục mạ tổ tiên hòng che dấu sự ngu dốt của chính mình, sau khi người Pháp chiếm đóng lãnh thổ VN.
Nhắc lại bài viết cách dùng lịch ngày từ bài viết trước. Ví dụ: Năm 2019 âm lịch năm Kỹ Hợi 1/9 mùng 3 tháng 8 Âm Lịch Nhật Tân Sửu Theo lịch âm tháng giêng là tháng Dần, tháng hai Mão, tháng ba Thìn, tháng Tư Tị, tháng năm Ngọ, tháng sáu Mùi, tháng bảy Thân, tháng tám Dậu, tháng chín Tuất, tháng mười Hợi. Tý là chuột, Sửu là trâu, Dần là cọp, mẹo là mèo (hay mão) thìn là rồng, tị rắn, ngọ ngựa mùi dê, than khỉ dậu gà, tuất chó hợi heo
Vòng xoay của một năm là 12 tháng, khởi đầu là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Năm tháng ngày giờ cũng đều tính theo như vậy. Điểm đặc biệt chính là ở âm lịch, hàng tháng từ ngày trăng khuyết ở giai đọan đầu tháng từ mùng một cho đến rằm trăng tròn đầy.
Phương pháp xưa gọi là Nguyệt Hình Chính là quan sát hình thể mặt trăng hay là thiên thời, đây là phương pháp bí truyền trong hệ thống Chỉ Huy Quân Sự
Hơn thế nữa là sự phân chia ra từ 28 âm lịch đến ngày mùng hai ta, trời hoàn toàn tối thui (không trăng) từ mùng hai cho đến mùng 7 ta, trăng lưỡi liềm hay trăng khuyết, tiền nhân chia ra theo hình trăng, bắt đầu từ trăng non gọi là dương hiện từ âm nghĩa là thuật ngữ viết trăng tối không có ánh sáng dùng quẻ khôn (tượng cho sự thuần âm của quẻ Khôn, từ ngày 28 đến mùng hai) từ mùng ba đến mùng bảy trăng xuất hiện hình lưỡi liềm gọi là trăng non hay trăng khuyết, ví bắt đầu như từ quẻ khôn sinh ra hào dương: âm cực dương sinh ra, Nên trong âm hiện ra một hào dương. Một quẻ dịch có ba hào, như quẻ khôn có ba hào âm, trời tối thui, từ đêm mùng ba trăng hiện ra hình lưỡi liềm (trăng khuyết hay trăng non) trích từ Địa Lý Toàn Thư trang 500) Từ mùng ba đến mùng bảy gọi là quẻ Chấn, một dương trong hai âm, là hình quẻ Chấn, từ mùng Tám đến mười hai, tượng trưng cho hai hào dương trong khôn, là hình quẻ Đoài. từ đêm mười ba đến 17 trăng sáng tròn đầy là tượng quẻ Càn, Những điều trên đây được gọi là Nguyệt hình hay tượng trời. (là một trong những bí mật của Tâm Pháp học.
Đây cũng chính là câu danh ngôn (ngữa xem cúi xét). Các thuật ngữ được dùng trong khoa Bốc phệ. Như năm là Niên (Thái tuế) tháng là Nguyệt kiến, ngày là Nhật, Giờ là thời. Chúng ta còn nhớ đến câu: Dưởng quân tam niên dụng quân nhất thời, dưởng quân là nuôi quân đội trong ba năm, xử dụng quân đội trong nhất thời, không phải dùng 1 triệu quân, trong triệu quân người ta chỉ dùng những toán quân ngày nay gọi là Commando, những toán quân thuộc lực lượng tình nguyện Chữ nhất thời là một giờ. tức là trong khoảnh khắc
Bài 3
CÁCH DÙNG LỊCH NGÀY
Dùng lịch ngày, ta phải biết qua phần căn bản về ngũ hành sinh khắc xung hiệp (hợp)
Địa Chi thuộc âm dương
Tý dương Sưủ âm
Dần --- Mão ---
Thìn --- Tị ---
Ngọ --- Mùi ---
Thân --- Dậu ---
Tuất --- Hợi ---
Thuộc tính Âm Dương ngũ hành của Thiên Can
Giáp dương mộc Ất âm mộc
Bính dương hỏa Đinh -- hỏa
Mậu --- thổ Kỷ -- thổ
Canh --- Kim Tân -- Kim
Nhâm --- Thủy Quý -- Thủy
Thiên Can khắc
Giáp Ất mộc khắc thổ mậu kỷ,
Bính Đinh hoả khắc Kim
Mậu kỹ thổ khắc thủy
Canh Tân kim khắc mộc
Nhâm Quý thuỷ khắc hỏa
Địa Chi khắc
Tý thuỷ khắc hỏa Tị Ngọ
Sửu thổ khắc Hợi Tý thuỷ
Dần Mão mộc khắc thổ, thìn,tuất, suử, mùi
Thìn thổ khắc thuỷ
Tị Ngọ hoả khắc kim
Thân Dậu kim khắc dần mão mộc
Hợi Tý thuỷ khắc tị ngọ hoả
Địa chi sinh
Hợi Tý thuỷ sinh dần mão mộc
Dần Mão mộc sinh Tị Ngọ hoả
Thân Dậu kim sinh hợi tý thuỷ
Hợi Tý thuỷ sinh Dần Mão mộc
Sau đó khi dùng lịch ngày (âm lịch), chúng ta chú ý bản thân mệnh gì, mới lựa chọn ngày có (ngũ) hành sinh khắc của ngày đối với mệnh của mình.
ví dụ: ta mệnh Thổ, xem năm tháng ngày giờ: năm Giáp Thìn (thìn thuộc thổ) tháng bảy Thân (thuộc kim) ngày xem Thứ Hai Ất Mão (mão thuộc mộc) mệnh ta thuộc thổ, ngày xem thuộc mộc, thì mộc khắc thổ, cho nên bất lợi. Ngoài ra chúng ta còn có thể dung ngày xem đối chiếu với mệnh ta thành ra quẻ dịch như Ngày xem ất mão (quẻ Chấn, ta mệnh dương thổ quẻ Cấn cách đọc tên quẻ biết thể quẻ, ngày xem Mão Chấn đặt lên trên quẻ thượng (thượng là ở trên, hạ là dưới) mệnh ta Cấn Thổ là Sơn, nên tên quẻ là Chấn vi Lôi thượng, Cấn vi Sơn hạ quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá, tượng quẻ mộc trên khắc thổ dưới bất lợi; Việc xem trong ngày gặp bất lợi, Phương pháp đời xưa theo mục đích tránh họa tìm cát (tị hung tầm cát) Nếu mục đích hay ý muốn biết chiều sâu của sự việc thì phối hợp cà Bốc Phệ v..;v…
Sau đạy xin kèm theo địa chỉ email cho quý bạn có ý muốn trao đổi riêng
Bài viếT còn tiếp
lamsonparis2016 [ at ] gmail.com |
|