TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - HOC THUẬT KINH DICH
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

HOC THUẬT KINH DICH

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
lamson_lee



Ngày tham gia: 15 Feb 2017
Số bài: 23
Đến từ: Pháp Quốc

Bài gửiGửi: Fri Nov 15, 2024 10:14 am    Tiêu đề: HOC THUẬT KINH DICH

Xin thân mời quý bạn xem bài viết liên quan đến HỌC THUẬT KINH DỊCH

THỜI THẾ

Lam Sơn

Khi luận bàn về hai tiếng thời thế, thường được nhiều người nói đến. Nhưng thực ra ý nghĩa hai chữ thời thế lại xuât phát từ Kinh Dịch, nói đúng hơn từ khoa Bốc Phệ. tức là nói đến các quẻ bói, trong kinh dịch ở câu nói muốn tinh thông kinh dịch không có gì bằng cách bói. Lời cụ Phan Bội Châu, Bói có nhiều hình thức. Bài viết không đi sâu vào phần nói về cách (các phương pháp bói)

Bài viết chỉ trình bày qua hai chữ Thời và Thế. Theo như khoa Bốc Phệ, (bốc là bói, phệ là hỏi) chữ Phệ nghĩa là nhai và cắn, nói tóm tắt là khi gặp việc rắc rối thì phải giải quyết, như khi ăn, miệng và răng phải nhai, cắn, xé thức ăn cho nhuyển nhừ rồi mới nuốt thức ăn qua cổ họng được.

Nói như thế là một thí dụ cho dễ hiểu. Nên nhớ trong kinh dịch, có nhiều lời nhìều cách giải thích. Chớ không phải thực nghĩa như vậy. Đó là nói về ý nghĩa của hai chữ Bốc Phệ.

Cách dùng quẻ dịch, an bài ra quẻ dịch, hình thể quẻ bằng các hào hay vạch (gạch) quẻ. hào quẻ có hào âm và dương. dương lẽ âm chẳn, tức là dưong là vạch liền, âm là vạch đứt (gọi là thể âm hay thể dương). Quẻ có 6 hào (hay 6 vạch). Khi an quẻ xong thường thì ghi tên quẻ lên trên, bên cạnh hào của quẻ (là hào quẻ) kèm theo chi hào (địa chi) nhờ có địa chi người ta mới biết chi hào đó là lĩnh vực nào trong quẻ. Xong thì lấy hành của địa chi mà đối chiếu với hành của quẻ, để xem coi chi hào đó là gì trong lục thân

Chi hào thuộc về lục thân (tức là một trong sáu người thân thuộc với bản thân) như cha mẹ, anh chị em, con cháu, vợ chồng hay bạn bè, hay sự việc khác.

Tiếp theo là ghi phần Thế Ứng, phần nầy rất hệ trọng, vì thế là bản thân mình, và Ứng là người khác. Nên lời xưa nói tiên vi chủ hậu vi khách tức là phân định ngôi vị chủ khách. Chủ thuộc về bản thân và khách là người ở ngoài. dịch nghĩa câu nầy, Tiên là trước hết, hậu là sau khi, tiên vi chủ là trước hết xác định ngôi vị của chủ nhà tức là mình trước, hậu vi khách, sau đó mới xét xem về đối tượng là khách ngoài. Thông thường vì kinh dịch có liên hệ trực tiếp vào văn Hóa Việt, và liên quan đến đời sống xả hội cũng như qua ngôn ngữ. Sau phần thế ứng là phần Thân Thế,khi nói nhất thân nhì thế, có hai ý nghĩa. thứ nhất theo cách hiểu thường thì đó là thân cận ruột thịt với kẽ có quyền có thế thì bản thân có nơi nương nhờ, có chỗ để tựa vô. Nhưng ẩn nghĩa của nó chính là cách tính theo trong khoa bốc phệ hay muốn nói về hào Thân và hào thế, gọi là thế liên hoàn, liên kết nhau

Khi lập ra quẻ dịch, nhờ an thêm Can chi nên mới biết lục thân là chi hào nào trong quẻ dịch. Trong khoa bốc phệ, có một số quy tắc, mà người học dịch phải tuân thủ và tôn trọng. Một trong các quy tắc hay nguyên tắc là xem xét các hào trong quẻ, thí dụ ở bên trên là quẻ an tỉnh (không động), trường hợp quẻ động thì sẽ khác đi, vì có động thì sẽ có biến (như ta thường nghe nói biến động,biến do động mà ra). Nói về biến động trong quẻ dịch do nhiều nguyên nhân.

Động do khi rút quẻ có hào động, thì gọi là minh động (minh là rõ ràng,) còn có ám động, ám động là do ngày coi quẻ gọi là nhật thần Ví dụ như ngày coi quẻ là Thứ tư 19 tháng tư (nhuần) âm lịch, nhầm ngày Giáp Thân. ngày Thân thuộc + kim, xem ngày Thân có khắc lại hào nào trong quẻ, ví dụ như ngày xem là ngày Mùi, ta thấy Mùi xung với hào Thế Sửu, xung như vậy là ám động (ám động là động một cách mờ ám.)

Nguy hiểm nhất là khi hào quẻ bị Thái Tuế (năm xem quẻ) Nguyệt kiến (tháng xem) và Nhật thần (tức là ngày xem quẻ) khi bị Nhật xung, nguyệt khắc nhật xung, nhất là Tuế quân bao vây thì phải chết. Khi biết rỏ những điều đã được nêu ra, và tìm được sự cứu trợ, thì gọi là đã đi vào cốt tuỷ của dịch học.

Những người tinh thông kinh dịch, khi chưa gặp đắc thời (đạt được thế lực) thường hành nghề thầy bói thầy cúng sinh sống cho qua ngày gọi là độ nhựt để mưu việc Quốc Gia đại sự.Xưa nay cũng vẫn thế, tuy có thay đổi, vẫn chỉ là thay đổi về hình thức, ngày nay riêng ở nước Pháp có hơn 700 ngành nghề, tuỳ theo khả năng mà tìm được việc làm. Bỡi thế lời xưa nói không có nghề nào đáng coi khinh. Ngành nghề nào cũng được, miễn là nuôi được thân mình. ý chí mới là đáng kể. Khi có hào biến động, thì xem coi biến động do đâu mà ra, do hào bị khắc chế, hào khắc chế là hào nào, là ai? ở đâu? phần nầy thuộc về kỹ thuật ứng dụng. Ví dụ như khi hào Thế cư vị Tài (thê tài) thường bị hào huynh đệ (anh em bè bạn) không ưa chuộng, hào thê Tài thường chống đối là hào huynh đệ và Phụ mẫu, sư tương khắc là Thế khắc nhau. Sự việc nói ra cho hết thật là dài dòng và hơi rắc rối.

Người thầy xem đoán quẻ mới tìm tòi xem có cách cứu gỡ, hoặc hóa giải hay không thì mới đưa ra lời khuyên cho khách nhờ xem quẻ. Chủ địch của người thầy xem quẻ không nhằm mục đích kiếm tiền (nhờ do coi quẻ) mà mục đích chỉ là kiếm chút ít phương tiện cho qua ngày đọan tháng. Đời xưa người dấn thân làm việc nước, thường trốn lánh chính quyền cai trị, rày đây mai đó, mưu sinh mà nuôi ý chí. Có khi hành nghề thầy bói thầy cúng, chửa bệnh, gọi là cho qua ngày

THỜI VÀ THẾ TIẾP THEO

Sau phần Thế là Thời, thời là thời gian, thời hạn, là từ năm tháng nào đến năm tháng nào. Nguyên tắc trong học thuật kinh dịch là chính xác, không thể nói chung chung, vì ngày xưa khi giữa trách nhiệm một chức vụ trong triều đình, thương khi có việc phải gần nhà vua phải báo cáo trinh bày các sự kiện thật rõ ràng không nói năng hàm hồ được.

Sau đó xem quẻ thuộc con nhà nào, do hành của quẻ, như quẻ Thuấn Càn thuộc kim, Khảm thuộc Thuỷ, Cấn thổ, Chân dương mộc, Tốn âm mộc, Ly thuộc hỏa, không âm thổ, Đoài âm kim.

Kế đó đối chiếu hành của quẻ với năm tháng ngày giờ để tính ra thời năm tháng đó với mệnh quẻ xem coi có hợp hay không. Chữ Thời có vai trò hệ trọng trong việc xem quẻ.

Lamsonparis2016 ( a t ) gmail.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân