Sao mà ta cứ phải vội vàng thế? Và ta phải làm gì với tình trạng này đây?...
Tôi chợt nhận ra mình dường như lúc nào cũng lái xe ở trên xa lộ - với thời gian ngày một nhiều hơn.
Tôi “chuyển làn” từ đầu việc này sang đầu việc khác, chạy đua trong cả các bữa ăn và tăng tốc độ khi đọc sách báo. Lo lắng thường trực là bạn đồng hành trong quá trình hoàn thành các đầu việc và các dự án. Tôi phải trải qua sự thiếu kiên nhẫn ngay cả trong thói quen ngồi thiền thường nhật.
Chuyện kỳ lạ gì đang xảy ra vậy? Sao lại có thể có một thứ “đạo đức giả” này đến từ một tay chuyên viết các chủ đề “sống chậm” và “thưởng thức” cuộc sống, luôn “thực tại” và tập trung vào từng đầu mục một trong công việc?
Khi đặt bút cho những bài viết, các bài viết dường như luôn nhắc nhở tôi về sự liên kết những ý tưởng tuyệt vời. Tôi nhận thấy những ý tưởng này thật “được việc”, nhưng nó không đồng nghĩa rằng tôi có thể luôn thực hành những ý tưởng ấy. Viết về những điều hoàn hảo không có nghĩa là tôi hoàn hảo.
Quay lại với chủ đề được nêu ra: Tại sao mà tôi lại cứ luôn vội vàng thế? Dường như sự tham lam đang ngày càng lớn lên và phản ảnh lại vào tâm trí của tôi. Đây không phải là sự ham muốn của cải, mà là khi tâm trí tôi nhận thấy nó yêu thích cái gì đó, nó muốn nhiều hơn, và nhiều hơn nữa.
Đây là một số những ví dụ về sự tham lam mà tôi nhận ra ở mình: Ăn uống: Khi ăn những món ưa thích như bánh quy, chocolate, cà phê... tôi muốn ăn nhiều hơn - kể cả khi tôi đã thưởng thức chúng thêm một chút.
Công việc: Khi giải quyết các đầu việc, tôi thường muốn hoàn thành hơn 20 đầu việc, tôi muốn làm được nhiều nhất có thể. Muốn thực hiện nhiều thứ cùng lúc dẫn đến sự thiếu tập trung và kết quả nhận được thường ngược lại.
Kiến thức: Khi học hành, tôi muốn tìm hiểu về tất cả các chủ đề. Tôi sẽ tìm tòi và đụng đến mọi cuốn sách, các bài chia sẻ trên blog và cả những bài viết khác, tài liệu âm thanh hay cả video, và tôi muốn “nuốt chửng” tất cả. Tất nhiên, tôi không thể “cày” hết tất cả, nhưng vấn đề là “tôi muốn”. Tôi có thể mua mười cuốn sách và nhảy lung tung từ cuốn này sang cuốn khác mà không đọc tử tế cho trọn một cuốn nào.
Kinh nghiệm: Khi du lịch qua một thành phố mới, tôi cũng muốn “xem hết” - tất cả những cảnh đẹp nhất, các tiệm sách, các bảo tàng. Đây là một điều bất khả thi, tuy nhiên tôi cố hết sức để có thể nhồi nhét tối đa và nghiên cứu trước hàng tuần cho chuyến đi ngắn ngủi.
Tối ưu: Nhìn lại thời gian trong một ngày, tôi cố gắng “nhồi” càng nhiều càng tốt - không chỉ những thứ liên quan đến công việc, mà kể cả thời gian dành cho gia đình vợ con, luyện cơ, ngồi thiền, đọc sách, trả lời mail, xem tất cả những chương trình vô tuyến và những bộ phim hay nhất, lướt qua tất cả mọi tin tức, những trang web, và blogs. Và nhiều hơn, và cứ tiếp tục như thế...
Tôi chạy thục mạng vòng vòng, cố nhét vừa vặn tất cả, cố biến mọi thứ trở thành điều không tưởng. Nó bắt nguồn từ nguyện vọng tốt đẹp rằng: tôi trân trọng mọi khoảnh khắc trong cuộc sống và những diệu kỳ của nó, cũng như thời gian ngắn ngủi của kiếp người. Nó không hẳn là một điều xấu khi ham muốn nhiều hơn một cách xa vời; nhưng luôn luôn như vậy, luôn luôn “tối ưu”, thì kết quả cuối cùng sẽ là gì? Bạn sẽ thấy không bao giờ là đủ, không bao giờ thỏa mãn, và sẽ không bao giờ dừng lại để cảm thụ và để “biết ơn”.
Sẽ không bao giờ là đủ khi đắm mình trong những dục vọng và tối ưu này. Nó chỉ tạo thêm nhiều ham muốn hơn. Nó tốt đẹp gì khi cứ cố gắng ngâm mình trong những ham muốn ngày một nhiều và muốn làm tất cả - và đối đầu với công việc mà mình làm?
Vì vậy, đừng cố gắng “tối ưu hóa”. Thay vì vậy, hãy học cách “buông”: buông những tham lam, buông mọi thứ (cảm giác) đang bám vào bạn (có mọi thứ, hay làm được mọi thứ), và buông luôn cả sự hối thúc vội vàng. Sau đó, sau khi bạn đã nhận định rõ thói quen rắc rối này, hãy thay thế nó bằng “sự hào phóng”. |