TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ích lợi sức khỏe của hành tây
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ích lợi sức khỏe của hành tây

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10766

Bài gửiGửi: Tue Jul 30, 2024 11:32 pm    Tiêu đề: Ích lợi sức khỏe của hành tây

Ích lợi sức khỏe của hành tây


Hành tây là một trong những loại rau được mọi người ăn nhiều nhất. Nó không chỉ có hương vị độc đáo mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và các chất hóa thực vật có hoạt tính sinh học, mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe con người.

Hành tây là loại rau tươi được tiêu thụ nhiều nhất tính theo đầu người ở Mỹ. Năm 2022, mức tiêu thụ hành tây bình quân đầu người ở Mỹ là 8,7 kg, chỉ đứng sau cà chua (8,64 kg) và cao hơn nhiều so với các loại rau phổ thông khác như rau diếp romaine (5,77 kg), ớt chuông (5,02 kg), bông cải xanh (2,38 kg) và spinach (0,97 kg).

So với một số loại rau theo mùa, hành tây dễ bảo quản, có quanh năm và rẻ. Dù là món chính hay món phụ, hành tây đều dễ kết hợp với các loại rau khác hoặc thịt, trứng, cá... Tùy theo sở thích có thể ăn sống, xào, chiên, nướng đều có hương vị khác nhau nên là món ăn không thể thiếu của nhiều gia đình.

Hơn 400 hợp chất đã được xác định trong hành tây, ngoài vitamin C, B6, B9, B1, B2 và các nguyên tố khoáng chất như potassium, magnesium, calcium, selen, còn có các chất chống oxy hóa flavonoid như quercetin, polyphenol, cũng như các chất hoạt tính sinh học như lưu huỳnh hữu cơ và saponin.

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng chiết xuất hành tây biểu lộ nhiều hoạt tính dược lý, chẳng hạn như chống ung thư, chống tiểu đường, chống tăng lipid máu, chống béo phì, chống tăng huyết áp, chống viêm, chống oxy hóa, chống hen suyễn, điều hòa miễn dịch, bảo vệ tim và bảo vệ thần kinh. Do đó, hành tây được ca ngợi là kho báu chứa các chất hoạt tính sinh học có ích lợi sức khỏe tiềm năng.



Ích lợi sức khỏe của hành tây

Hành tây rất giàu flavonoid và lưu huỳnh hữu cơ. Flavonoid chính là quercetin, hàm lượng quercetin trong hành tây (30 mg/100 g) cao gấp 2 lần so với bông cải xanh (10 mg/100 g). Hàm lượng lưu huỳnh hữu cơ trong hành tây đỏ, hành tây vàng và hành tây trắng lần lượt là 70 mg, 60 mg và 50 mg trên 100 g. Hàm lượng lưu huỳnh hữu cơ trong hành tây đỏ gấp khoảng 3-5 lần so với bông cải xanh.

Ngoài ra, hành tây còn có tỷ lệ chất xơ hòa tan và không hòa tan cao hơn các loại rau khác. Trong số đó, chất xơ hòa tan sẽ hấp thụ nước và biến thành gel trong quá trình tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa; khi đến ruột già sẽ cung cấp dinh dưỡng cho lợi khuẩn ruột, cải thiện sức khỏe hệ vi sinh vật ruột, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, béo phì, tiểu đường. Chất xơ không hòa tan có thể đẩy nhanh quá trình thức ăn đi qua đường tiêu hóa và tăng khối lượng phân. Ngược lại, bông cải xanh hầu như không chứa chất xơ hòa tan.



Ích lợi sức khỏe của các hợp chất này chủ yếu biểu lộ ở các khía cạnh sau:

    • Ích lợi sức khỏe của lưu huỳnh hữu cơ: Vị cay của hành tây là do lượng lớn lưu huỳnh của nó, vì vậy hành tây đỏ và hành tây vàng có vị cay nồng hơn hành tây trắng, chứa nhiều lưu huỳnh hữu cơ hơn và có hoạt tính dược lý mạnh hơn.

    • Chống huyết khối: Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát giác ra rằng các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có thể ngăn cản sự kết tập tiểu cầu, do đó làm giảm nguy cơ hình thành huyết khối, điều này rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra, chiết xuất methanol và quercetin của hành tây cũng có thể ngăn cản hiệu quả sự kết tập tiểu cầu; Quercetin cũng có thể làm giảm huyết áp động ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp và có tác dụng bảo vệ tim

    • Giảm cholesterol và triglyceride: Các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có thể làm giảm mức cholesterol và triglyceride trong máu, hai nguyên nhân chính gây xơ cứng động mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chống ung thư: Chiết xuất methanol của hành tây có chứa nhiều loại hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, có thể làm tăng mức độ giảm sức sống của tế bào ung thư theo liều lượng và thời gian.

    • Chống oxy hóa: Flavonoid là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể trung hòa các gốc tự do, giảm tổn thương oxy hóa cho tế bào, do đó có ích lợi quan trọng cho sức khỏe.

    • Chống viêm: Flavonoid chính trong hành tây, quercetin, có ích lợi sức khỏe rất mạnh. Flavonoid có thể chống viêm và giảm viêm mạn tính, một yếu tố quan trọng gây ra bệnh tim mạch và các bệnh mạn tính khác, vì vậy flavonoid có thể giúp ngăn ngừa những bệnh này.

    • Chống ung thư: Flavonoid cũng có tác dụng chống ung thư. Nó có thể ngăn cản sự tăng sinh của tế bào ung thư, gây chết tế bào ung thư và ngăn cản sự hình thành mạch máu của khối u, làm chậm tốc độ phát triển của khối u. Bảo vệ óc: Flavonoid có thể đi qua hàng rào máu óc, bảo vệ óc thông qua tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa một số bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.

    • Chống béo phì: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn hành tây có thể làm giảm trọng lượng cơ thể và mỡ trong cơ thể, làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, BMI, vòng eo và mức lipid máu, có tác dụng chống béo phì. Hiệu quả này đặc biệt đáng chú ý ở vỏ hành tây có hàm lượng quercetin cao. Quercetin, một chất chống oxy hóa, có tác dụng chống béo phì bằng cách giảm stress oxy hóa trong tế bào, giảm viêm mạn tính mức độ thấp, ngăn cản tạo mỡ và ngăn cản biệt hóa tế bào mỡ.



So sánh chất dinh dưỡng của hành tây với các loại rau khác.

Ngoài các chất dinh dưỡng kể trên, hành tây còn giàu vitamin C, B6 và acid folic (B9), đồng thời chứa nhiều potassium, nhưng không nổi bật so với các loại rau khác như bông cải xanh, ớt đỏ và spinach.

Tính trên 100 gam rau, hàm lượng vitamin C trong hành tây là 7,4 mg, trong khi hàm lượng vitamin C trong ớt đỏ, bông cải xanh và spinach lần lượt là 128 mg, 89,2 mg và 28,1 mg. Rõ ràng, hành tây không chứa nhiều vitamin C như ba loại rau này.

Hàm lượng vitamin B6 và acid folic trong hành tây lần lượt là 0,12 mg và 19 microgam. Ngược lại, hàm lượng trong ớt đỏ, bông cải xanh và spinach lần lượt là 0,29 mg và 46 microgam, 0,19 mg và 65 microgam, 0,20 mg và 116 microgam, đều cao hơn hành tây.

Nhìn vào hàm lượng potassium, 100 gam hành tây chứa 146 mg potassium, trong khi ớt đỏ, bông cải xanh và spinach lần lượt chứa 211 mg, 303 mg và 582 mg. Hành tây cũng không tốt bằng ba loại rau này về hàm lượng potassium.

Bông cải xanh cũng là một loại rau có tác dụng chăm sóc sức khỏe đáng kể, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư, có ích lợi quan trọng cho sức khỏe tim mạch, chủ yếu là do ba chất dinh dưỡng quan trọng mà nó chứa: flavonoid, lưu huỳnh hữu cơ và nguyên tố micronutrients selen. Selen có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Về hàm lượng selen, 100 gam hành tây vàng chứa 0,5 microgam, ớt đỏ, bông cải xanh và spinach lần lượt chứa 0,1 microgam, 1,6 microgam và 2,5 microgam. Rõ ràng, hành tây không chứa nhiều selen như spinach và bông cải xanh.

Quế An biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân