TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thủ tục nộp đơn thẻ xanh 10 năm một mình
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thủ tục nộp đơn thẻ xanh 10 năm một mình

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10766

Bài gửiGửi: Thu Jun 13, 2024 5:13 am    Tiêu đề: Thủ tục nộp đơn thẻ xanh 10 năm một mình

Thủ tục nộp đơn thẻ xanh 10 năm một mình

Thẻ xanh hai năm (trái) và thẻ xanh 10 năm. (Hình: USCIS)


“Người được bảo lãnh” không thể nào làm đơn I-751 chung với “người bảo lãnh” nếu hôn nhân đã bị hủy bỏ, “người bảo lãnh” đã qua đời, hoặc “người bảo lãnh” không chịu hợp tác (tức là không chịu ký chung đơn I-751 hoặc không chịu đi phỏng vấn chung với “người được bảo lãnh”).

Nếu hai người đã ly thân, hai người vẫn có thể làm đơn I-751 chung với nhau và hồ sơ vẫn có thể được chấp thuận. Vì ly thân không có nghĩa là hôn thú đã bị tòa hủy bỏ.

Trong trường hợp “người được bảo lãnh” không thể nào làm đơn I-751 chung với “người bảo lãnh,” “người được bảo lãnh” có thể tự mình làm đơn I-751 và xin miễn sự đòi hỏi phải làm chung với “người bảo lãnh.” Sự yêu cầu xin miễn có thể dựa vào một trong ba điều luật miễn trừ.

Ba điều luật miễn trừ là:

1. “Người được bảo lãnh” sẽ bị “extreme hardship” (tức là gian khổ cùng cực) nếu bị trục xuất.

2. “Người được bảo lãnh” thật tình đi vào hôn nhân, và hôn nhân đã bị bãi bỏ.

3. “Người được bảo lãnh” đi vào hôn nhân chân thật, và trong thời gian hôn nhân, “người được bảo lãnh” hoặc con của “người được bảo lãnh” bị “người bảo lãnh” bạo hành.

Điều luật miễn trừ thứ nhất – vì gian khổ cùng cực

Sở Di Trú chỉ được xem xét sự gian khổ cùng cực có thể xảy ra nếu “người được bảo lãnh” không được phép ở lại Hoa Kỳ. Sự gian khổ cùng cực này có thể xảy ra cho “người được bảo lãnh,” con của “người được bảo lãnh” hoặc người phối ngẫu sau này của “người được bảo lãnh.”

Sở Di Trú chỉ được xem xét những trường hợp gian khổ cùng cực sau khi “người được bảo lãnh” được sự thường trú. Sự chia cách gia đình hoặc khó khăn tài chánh mà thôi không đủ để chứng minh sự gian khổ cùng cực để được miễn.

Vì với bất cứ trường hợp trục xuất nào xảy ra cho bất cứ người nào, đều bị phần nào sự khó nhọc khổ cực, và sự khó nhọc khổ cực đó không đủ để xin miễn nộp đơn I-751 chung với “người bảo lãnh.” “Người được bảo lãnh” phải chứng minh rằng sự khó nhọc khổ cực của mình đặc biệt hơn những trường hợp khác.

Điều luật miễn trừ thứ nhì – thật tình đi vào hôn nhân và hôn nhân đã được bãi bỏ

Trước khi Đạo Luật Di Trú năm 1990 ban hành, điều luật miễn trừ có sự đòi hỏi ly dị phải có lý do chính đáng và “người được bảo lãnh” phải là người đưa đơn ly dị. Nhưng sau khi Đạo Luật Di Trú năm 1990 ban hành, những điều kiện đó được loại trừ.

“Người được bảo lãnh” hoặc “người bảo lãnh” đưa đơn ly dị đều không có ảnh hưởng xấu cho hồ sơ xin miễn trừ.

“Người được bảo lãnh” phải chứng minh họ đi vào cuộc hôn nhân với ý định chân thành. Sở Di Trú sẽ nhìn vào sự cam kết của hai người bằng cách xem xét các tài liệu, xem xét những bằng chứng về tài chánh khi hai người còn sống chung với nhau, thời gian hai người chung sống sau khi lập hôn thú và thời gian sau khi hồ sơ thẻ xanh hai năm được chấp thuận, và bao lâu sau họ mới ly dị hoặc ly thân; hoặc với bất cứ bằng chứng nào khác. “Người được bảo lãnh” phải chứng minh họ đã ly dị hoặc hôn thú đã bị tòa hủy bỏ.

Điều luật miễn trừ thứ ba – sự bạo hành của “người bảo lãnh”

“Người được bảo lãnh” phải chứng minh rằng hôn nhân là chân thật và “người được bảo lãnh” hoặc con của họ bị “người bảo lãnh” bạo hành. Điều luật này không có sự đòi hỏi là hai vợ chồng đã ly dị. Sở Di Trú đã minh định rằng sự miễn trừ này dành cho những nạn nhân của “người bảo lãnh” của bất cứ sự hăm dọa nào có tính cách hành hung.

Những sự bạo hành về tâm thần hoặc lạm dụng tình dục, hãm hiếp, bị áp bức làm việc mãi dâm sẽ được coi là bạo hành. Sở Di Trú sẽ chấp nhận bất cứ bằng chứng nào có thể chứng minh sự bạo hành đó. Những chứng minh đó bao gồm có bản báo cáo của bác sĩ hoặc người chuyên môn về tâm thần.

Nếu quý vị bị rơi vào những tình cảnh như tôi đã trình bày trên, quý vị nên liên lạc với một luật sư chuyên nghiệp về di trú, để vị luật sư đó thấu hiểu hết những uẩn khúc, những khúc mắc của luật miễn trừ, hầu giúp quý vị thu thập đầy đủ tài liệu, bằng chứng điển hình cần thiết, để giúp quý vị hội đủ điều kiện xin miễn làm đơn I-751 chung với “người bảo lãnh” và xin thẻ xanh 10 năm.

Darren Nguyễn Ngọc Chương, Esq.


Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California, được Luật Sư Đoàn Tiểu Bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ. Hiện nay California có trên 195,000 luật sư nhưng chỉ có 257 luật sư có bằng chuyên môn về Luật Di Trú, trong số đó có Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương. Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương từng làm việc cho Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS). Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và bổ túc các tài liệu cần thiết để được Sở Di Trú chấp thuận.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân