1. Nước ép trái cây
Uống nước ép trái cây khi đói có thể làm tăng thêm gánh nặng cho tụy tạng. Đường fructose trong nước trái cây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gan.
Theo nghiên cứu của Khoa Khoa học Dinh dưỡng tại Đại học Toronto, một số chất xơ lành mạnh sẽ bị loại bỏ trong quá trình ép trái cây. Điều này có thể làm tăng lượng lượng đường trong máu so với khi ăn trái cây tươi thông thường, từ đó tiềm ẩn các vấn đề như tiểu đường hoặc cholesterol cao.
2. Các loại quả có múi
Các loại trái cây như cam, quýt, chanh... vốn có một lượng acid nhất định, ăn khi đói có thể làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, dẫn đến nguy cơ viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, hàm lượng lớn chất xơ và fructose trong những loại trái cây này có thể làm chậm tiêu hóa nếu ăn khi bụng đói.
3. Cà phê
Cà phê chứa nhiều chất kích thích như caffeine và các loại acid. Khi bụng rỗng, các chất này sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày, gây kích thích và tăng tiết acid dạ dày.
Với những người nhạy cảm, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, đau dạ dày, buồn nôn và thậm chí là viêm loét dạ dày.
Do có tính lợi tiểu, uống cà phê khi đói có thể làm tăng lượng nước tiểu và gây mất nước. Nếu không bổ sung đủ nước, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và đau đầu.
4. Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa có thể khó tiêu hóa đối với một số người, đặc biệt là khi bụng đói. Uống sữa khi bụng đói sẽ làm lượng đường trong máu tăng và dễ gây khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Theo các chuyên viên dinh dưỡng, bạn chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và nên ăn những thực phẩm chứa tinh bột trước khi uống sữa.
Mặt khác, sữa chua có chứa acid lactic. Khi ăn lúc đói, acid lactic kết hợp với acid dịch vị trong dạ dày có thể làm tăng tiết acid, gây ra các triệu chứng như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là viêm loét dạ dày ở những người có tiền sử bệnh lý.
Những người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các vấn đề về tiêu hóa khác nên tránh ăn sữa chua khi đói vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
5. Salad
Các loại rau sống dùng để chế biến món salad chứa nhiều chất xơ, có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày trống rỗng, gây đầy hơi và đau bụng.
Ví dụ, cà chua có chứa acid tannic, khi tiếp xúc với dịch dạ dày có thể gây kích thích.
Ăn salad khi đói cũng có thể khiến bạn cảm thấy no nhanh hơn và không muốn ăn thêm các loại thực phẩm khác, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất béo và carbohydrate.
6. Đồ ăn cay
Thức ăn cay có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và dẫn đến trào ngược acid hoặc khó tiêu.
Thực phẩm cay nóng có tính hút ẩm, do vậy sẽ khiến cho làn da trở nên thô ráp, đồng thời hợp chất cay nóng còn gây kích thích làn da khiến cho da dễ bị nổi mụn hơn.
7. Đồ uống có gas
Loại đồ uống này có thể gây đầy hơi và chướng bụng, đặc biệt là uống khi bụng đói.
8. Thực phẩm có đường
Thực phẩm có đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, dẫn đến suy nhược sau đó trong ngày.
9. Đồ chiên rán
Đồ chiên rán có nhiều chất béo không lành mạnh và có thể khiến dạ dày khó tiêu hóa.
10. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia và thành phần nhân tạo, ăn khi đói có thể gây khó chịu cho dạ dày.