TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 5 biểu lộ khi đi bộ có thể dự đoán tuổi thọ dài hay ngắn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

5 biểu lộ khi đi bộ có thể dự đoán tuổi thọ dài hay ngắn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10766

Bài gửiGửi: Fri Jun 07, 2024 9:14 am    Tiêu đề: 5 biểu lộ khi đi bộ có thể dự đoán tuổi thọ dài hay ngắn

5 biểu lộ khi đi bộ có thể dự đoán tuổi thọ dài hay ngắn

Nếu bạn cảm thấy chân nặng nề, đau nhức khi đi bộ, có thể là biểu lộ của bệnh xơ cứng động mạch chân. (yanalya / Freepik)


Nếu bạn cảm thấy chân nặng nề, đau nhức khi đi bộ, có thể là biểu lộ của bệnh xơ cứng động mạch chân.

Đi bộ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh

Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu cho thấy đi bộ vừa phải có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân.

Điển hình, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân giảm xuống mức thấp khi đi bộ đạt lần lượt 8.763 bước và 7.126 bước.

Điều đáng ngạc nhiên hơn là tốc độ đi bộ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện.

So với tốc độ thấp, đi bộ với tốc độ trung bình - cao có thể làm giảm hơn nữa nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, và mức giảm này không bị ảnh hưởng bởi số bước.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là càng đi nhiều càng tốt. Đi bộ quá nhiều, đặc biệt là đối với người trung niên và người cao niên, có thể gây hao mòn khớp không cần thiết.

Viện sĩ Zhang Boli (75 tuổi), một học giả tại Viện Hàn lâm Kỹ thuật, có kinh nghiệm đi bộ của riêng mình. Ông duy trì thói quen đi bộ 7.000 – 8.000 bước mỗi ngày trong 20 năm.

Ông đề nghị người cao niên nên đi bộ 6.000 – 7.000 bước mỗi ngày, nếu có thời gian có thể đi thêm vài bước, nhưng cần giữ tốc độ bước nhanh, khiến nhịp tim tăng nhẹ cho đến khi cơ thể đổ mồ hôi vừa phải.

Đi bộ mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe

    • Tăng cường sức mạnh bắp thịt và độ dẻo dai của cơ thể: Đi bộ giúp tăng cường sức mạnh bắp thịt và độ dẻo dai của cơ thể, điều này rất quan trọng để duy trì sự độc lập và khả năng vận động của tứ chi.

    • Giúp đốt cháy mỡ thừa: Đi bộ giúp đốt cháy mỡ thừa, từ đó duy trì cân nặng ở mức tương đối khỏe mạnh.

    • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh, những người trên 60 tuổi đi bộ thường xuyên có thể giảm 31% nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và giảm 32% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.

    • Giảm nguy cơ té ngã hiệu quả: Hơn nữa, đi bộ còn giúp giảm nguy cơ té ngã. Nghiên cứu cho thấy, nếu người cao niên kết hợp đi bộ với các bài tập thăng bằng khác, nguy cơ té ngã có thể giảm 23%.

    • Tăng cường tác dụng nhận thức: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, đi bộ 40 phút, 3 lần/tuần có thể giúp tăng kích thước đồi hải mã của người cao niên lên 2%, từ đó tăng cường trí nhớ.

    • Thúc đẩy giao thiệp xã hội, giảm bớt sự cô đơn: Khi đi bộ, mọi người có thể trò chuyện, giao thiệ[ với nhau, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ và tiếp xúc xã hội, giảm bớt sự cô đơn.

Đồng thời, đi bộ cũng là một cách tuyệt vời để điều chỉnh sức khỏe tâm thần. Đi dạo trong không khí trong lành ngoài trời có thể giúp người cao niên giảm căng thẳng và cải thiện trạng thái tinh thần.


5 dấu hiệu bất thường khi đi bộ cần lưu ý

Khi gặp một số triệu chứng trong quá trình đi bộ, cần đặc biệt cảnh giác.

1. Chân nặng:

Nếu bạn cảm thấy chân nặng nề, đau nhức khi đi bộ, có thể là biểu lộ của bệnh xơ cứng động mạch chân.

Triệu chứng này đặc biệt rõ ràng hơn sau khi đi bộ trong thời gian dài. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau cách hồi, lạnh và tê ở chi bị ảnh hưởng.

Đây là do tổn thương thành mạch và hình thành mảng xơ vữa, dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn lòng mạch. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như teo bắp thịt hoặc loét chi.

2. Dáng đi không vững:

Dáng đi không vững, vung tay không đối xứng, hoặc khó khăn khi bắt đầu đi, sải bước nhỏ, tốc độ ngày càng nhanh, v.v., có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh, ngoài ra còn có các triệu chứng như run khi nghỉ ngơi, vận động chậm, cứng bắp thịt.

3. Đau hàm hoặc đau răng:

Đau hàm hoặc đau răng đột ngột khi đi bộ, kèm theo đau lan ra cổ, ra mồ hôi lạnh, chóng mặt, v.v., cần cảnh giác nguy cơ thiếu máu bắp thịt tim hoặc thậm chí nhồi máu bắp thịt tim.

Đây là triệu chứng báo trước của nhồi máu bắp thịt tim, cần đi khám kịp thời.

4. Dáng đi cắt kéo:

Khi đi bộ xuất hiện kiểu đi chữ “x”, tức là lắc lư sang hai bên, sải chân ngắn... có thể liên quan đến bệnh lý mạch máu óc, như nhồi máu óc, xuất huyết óc.

Bệnh lý tiểu óc, bệnh lý tủy sống và bệnh Parkinson cũng có thể dẫn đến kiểu đi chữ “x”. Triệu chứng này cần được coi trọng cũng như chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Khó thở, đau tức ngực:

Khó thở hoặc đau tức ngực khi đi bộ nhanh hoặc vận động, có thể là dấu hiệu của việc tim không đủ máu cung cấp hoặc hẹp động mạch tim.

Tình trạng này cần cảnh giác nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh tim mạch vành, đau thắt ngực... và cần đi khám bác sĩ kịp thời để thực hiện các thử thí nghiệm liên quan như điện tâm đồ.

(theo Zhao Li)
Chấn Hưng

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân