TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đổ mồ hôi bất thường: 3 đặc điểm báo động nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đổ mồ hôi bất thường: 3 đặc điểm báo động nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10766

Bài gửiGửi: Sat Jun 01, 2024 7:31 am    Tiêu đề: Đổ mồ hôi bất thường: 3 đặc điểm báo động nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng

Đổ mồ hôi bất thường:
3 đặc điểm báo động nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng


Mồ hôi cũng là dấu hiệu tiết lộ về tình trạng sức khỏe. Vậy thế nào là ra mồ hôi bất thường? Trong cùng điều kiện nhiệt độ và độ ẩm, người ngồi cùng bạn không có mồ hôi, nhưng bạn lại đổ mồ hôi đầm đìa, điều đó cho thấy cơ thể đang có vấn đề bất thường.

Tuyến mồ hôi là “máy điều hòa” tự nhiên của cơ thể, là sản phẩm chăm sóc da tự nhiên nhất của con người.

Vào mùa hè, nếu ra mồ hôi ít, con người dễ mắc các bệnh như cảm cúm, da liễu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất ngủ và bệnh tim mạch.

Nhưng mồ hôi cũng là dấu hiệu tiết lộ về tình trạng sức khỏe, một số trường hợp ra mồ hôi bất thường là lời báo động thầm lặng của cơ thể.

Vậy thế nào là ra mồ hôi bất thường? Có một tiêu chuẩn đánh giá căn bản.

Ví dụ: trong cùng điều kiện nhiệt độ và độ ẩm, người ngồi cùng bạn không có mồ hôi, nhưng bạn lại đổ mồ hôi đầm đìa, điều đó cho thấy bạn đang ra mồ hôi bất thường;

Nếu trời không quá nóng nhưng cơ thể bạn lại ra mồ hôi đầm đìa, thì chắc chắn bạn đã đổ mồ hôi bất thường.

Nói một cách đơn giản, miễn không phải do vận động, mặc quần áo dày hoặc nóng mà ra mồ hôi, hoặc vận động nhẹ cũng toát mồ hôi đầm đìa, thì có thể là cơ thể đã xuất hiện tình trạng bất thường, cần phải coi trọng.


10 vấn đề sức khỏe liên quan đến vị trí ra mồ hôi bất thường

1. Đầu ra mồ hôi: Nóng rát dạ dày

Đầu là nơi hội tụ của dương khí, được xem là vị trí thịnh dương.

Nếu mồ hôi ra nhiều trên đầu nhưng toàn thân không (hoặc ít) ra mồ hôi, thì có thể là do dương khí có phần hư nhược.

Đối với trẻ em, thường có quá trình trao đổi vật chất mạnh, nên việc ra nhiều mồ hôi ở đầu cũng là bình thường.

Ngoài ra, điều này cũng có thể liên quan đến tình trạng nóng rát dạ dày.

Để xác định nguyên nhân có phải do nóng dạ dày hay không, cần kiểm soát liệu có dấu hiệu khô miệng, hôi miệng, lưỡi đỏ, đau răng hàm trên, táo bón hay không.

2. Trán ra mồ hôi: Gan khí vượng

Nếu trán thường xuyên ra nhiều mồ hôi, y học cổ truyền cho rằng có thể do gan khí quá vượng gây ra.

Để hạn chế tình trạng này, bình thường cố gắng giữ tâm trạng bình hòa, ít tức giận, bảo đảm ngủ đủ giấc, nếu không dễ dẫn đến âm hư, gan khí vượng.

3. Mũi ra mồ hôi: Khí phổi suy

Nếu mũi thường xuyên ra mồ hôi, chứng tỏ khí phổi suy, cần điều hòa bổ khí.

Y học phương Tây cho rằng đây là biểu lộ của suy giảm miễn dịch, cần nâng cao sức đề kháng.

4. Cổ ra mồ hôi: Rối loạn nội tiết tố

Tuyến mồ hôi ở cổ không nhiều, nếu thường xuyên ra mồ hôi có thể liên quan đến rối loạn nội tiết tố, cũng có một số trường hợp liên quan đến độ ẩm và nhiệt trong cơ thể.

Do tính chất nhớt của Ẩm, khí không thể vận hành thông suốt, thường biểu lộ là ra mồ hôi nhiều ở phần trên cơ thể hoặc từ phần cổ trở lên.

Để cải thiện, nên điều chỉnh cách ăn uống và tập luyện, nếu cần thiết có thể kết hợp điều trị bằng thuốc. Bình thường có thể ăn nhiều thực phẩm giàu protein, nhớ uống nhiều nước.

5. Ra mồ hôi ở nách: Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức hoặc ăn uống quá nhiều

Vì nách có nhiều tuyến mồ hôi nên dễ ra mồ hôi. Nếu tiết ra mồ hôi quá nhiều và có mùi hôi, có thể là do cách ăn uống hàng ngày có vị quá nồng.

Để chữa trị, phương pháp ăn uống nên thanh đạm, ăn nhiều trái cây, rau xanh.

6. Ra mồ hôi ở ngực: Tỳ vị bất hòa

Nếu ngực thường xuyên ra mồ hôi, y học cổ truyền cho rằng đây là biểu lộ của tỳ vị bất hòa.

Nó cũng cho thấy quá trình lưu thông máu trong cơ thể rất chậm và quá trình vận chuyển oxy không được suôn sẻ.

Để giảm triệu chứng này, bình thường không nên lo lắng quá mức, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, sống/lạnh, có thể tập thể dục vừa phải để giải tỏa căng thẳng và điều chỉnh tâm trạng.

7. Ra mồ hôi trên lòng bàn tay và bàn chân: Thiếu máu

Nếu lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân dễ ra mồ hôi khi căng thẳng, kích động hoặc sợ hãi, y học cổ truyền cho rằng đây là biểu lộ của suy lá lách, ẩm ướt và thiếu máu.

Để cải thiện, chỉ nên ăn no 8 phần, tránh ăn thức ăn sống/lạnh, bảo vệ tỳ vị.

8. Người mắc bệnh tiểu đường ra mồ hôi: Lượng đường trong máu không ổn định

Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu không ổn định, thường biểu lộ bằng việc tăng tiết mồ hôi ở chi trên hoặc ngực. Vị trí tiết mồ hôi không đối xứng, có thể ra nhiều mồ hôi ở nhiệt độ phòng bình thường.

Một số bệnh nhân có thể ra mồ hôi vào ban đêm, khi thức dậy còn bị nhức đầu, mệt mỏi, những triệu chứng này cho thấy bệnh nhân có thể bị hạ lượng đường trong máu vào ban đêm.

Khi bệnh nhân bị hạ lượng đường trong máu vào ban đêm, họ phải kịp thời tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để tránh nguy hiểm hoặc tai nạn.

Để ngăn ngừa tình trạng hạ lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường phải mang theo một số đồ ăn nhẹ nhỏ có thể làm tăng lượng đường trong máu và đặt chúng ở đầu giường khi ngủ vào ban đêm để đề phòng trường hợp khẩn cấp.

9. Ra mồ hôi toàn thân: Khí hư

Bất kể mùa đông hay mùa hè, ban ngày không vận động (hoặc chỉ vận động nhẹ) mà cơ thể vẫn ra mồ hôi không ngừng.

Những người này thường có đặc điểm là cơ thể suy nhược, giọng nói nhỏ yếu, chán ăn, dễ cảm lạnh, y học cổ truyền cho rằng đây là biểu lộ của khí hư.

10. Ra mồ hôi khi ngủ: Âm hư

Ra mồ hôi khi ngủ, tỉnh dậy thì hết mồ hôi, y học cổ truyền gọi là “đổ mồ hôi đêm”.

Những người này thường có triệu chứng nóng tay chân, mặt đỏ bừng, miệng khô, y học cổ truyền cho rằng đây là biểu lộ của âm hư.


Màu mồ hôi bất thường: Vấn đề về gan, mật, phổi

Zhang Kuijun, phó bác sĩ khoa Y học cổ truyền, nói rằng mồ hôi không có màu, nếu có thì cần cảnh giác.

Mồ hôi vàng

Mồ hôi có màu vàng, chủ yếu do nồng độ một chất gọi là bilirubin trong máu cao, thường gặp ở các bệnh về gan mật như viêm gan cấp và mạn tính, viêm túi mật, xơ gan, v.v.

Ngoài ra, ăn quá nhiều cà rốt, cam, quýt, v.v. cũng có thể xuất hiện mồ hôi vàng tạm thời.

Mồ hôi trắng

Theo quan điểm y học cổ truyền, màu trắng thuộc về phổi. Khi phổi gặp vấn đề, nó sẽ biểu lộ ra ngoài bằng mồ hôi trắng, thường liên quan đến suy giảm tác dụng tim phổi.

Đôi khi, đau dữ dội (như đau bụng) cũng có thể sinh ra mồ hôi trắng.

Mồ hôi đỏ

Mồ hôi có màu đỏ, thường liên quan đến rối loạn tác dụng nội tiết tố, cũng có thể là do chảy máu ở một bộ phận nào đó trong cơ thể.

Có thể do vi khuẩn tạo ra sắc tố ở mặt và nách, cũng có thể do thuốc, như dùng các sản phẩm hóa học cũng có thể xuất hiện mồ hôi đỏ.

Mồ hôi xanh

Mồ hôi chuyển sang màu xanh lục, có thể là do có mật rò rỉ ra ngoài.


Mùi mồ hôi bất thường - Chứng bệnh trong cơ thể

Mùi nước tiểu

Mồ hôi có mùi nước tiểu, sau khi khô để lại cặn trên da, thường gặp ở bệnh nhân nhiễm độc niệu.

Mùi tanh

Mồ hôi có mùi tanh đặc biệt, có thể liên quan đến chứng nhiệt hoặc nhiệt ẩm, thường thuộc về gan nóng, hoặc thường gặp ở bệnh xơ gan.

Mùi thơm

Mồ hôi có mùi thơm, thường là dấu hiệu của bệnh nhân tiểu đường.

(theo Song Yun)
Bảo Vy

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân