TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 7 dấu hiệu báo động cơ thể đang tích tụ quá nhiều ‘rác thải’ dư thừa
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

7 dấu hiệu báo động cơ thể đang tích tụ quá nhiều ‘rác thải’ dư thừa

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9782

Bài gửiGửi: Fri May 17, 2024 8:45 am    Tiêu đề: 7 dấu hiệu báo động cơ thể đang tích tụ quá nhiều ‘rác thải’ dư thừa

7 dấu hiệu báo động cơ thể đang tích tụ quá nhiều ‘rác thải’ dư thừa


Cơ thể thực hiện quá trình trao đổi vật chất mỗi ngày, loại bỏ những chất thải không cần thiết và không có giá trị dinh dưỡng ra khỏi cơ thể, giúp duy trì môi trường bên trong sạch sẽ và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nhiều khi lối sống không hợp lý lại khiến cơ thể tích tụ quá nhiều “rác thải”! Nếu bạn không kịp thời dọn dẹp, hãy cẩn thận “rác thải” biến thành chất độc và bệnh tật sẽ ập đến!

7 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tích tụ quá nhiều “rác thải”

Táo bón: ‘Rác thải’ ruột vượt mức

Từ khi thức ăn vào hệ thống tiêu hóa đến khi thải ra ngoài cần khoảng 1-2 ngày. Nếu khoảng cách giữa các lần đại tiện lớn hơn 3 ngày, bạn có thể bị táo bón.

Táo bón lâu dài khiến lượng thức ăn còn sót lại tích tụ trong ruột, dẫn đến khó chịu đường tiêu hóa.

Nặng hơn, nó thậm chí có thể làm suy yếu tác dụng của các cơ quan trong cơ thể và giảm sức miễn dịch.

Béo phì: ‘Rác thải’ trong máu vượt mức

Chất béo, cholesterol, protein và đường là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, nhưng nếu ăn quá nhiều, chúng sẽ trở nên dư thừa.

Những chất này tích tụ sẽ làm nhớt máu hơn, về lâu dài có thể gây xơ vữa động mạch, đồng thời dễ dẫn đến các vấn đề như đánh trống ngực, rối loạn nội tiết tố và các bệnh tim mạch.

Nám da: ‘Rác thải’ gan vượt mức

Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy rượu, thuốc và chất dinh dưỡng. Nếu gan chứa quá nhiều “rác thải”, nó sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố, khiến da xuất hiện nám.

Rượu bia quá mức, các phân tử thuốc và chất béo dư thừa là những nguồn sinh ra “rác thải” trong gan. Nếu không loại bỏ kịp thời, thậm chí có thể xuất hiện các triệu chứng giống như ngộ độc.

Mụn trứng cá: ‘Rác thải’ da vượt mức

Mụn trứng cá là một bệnh viêm da mạn tính của nang lông và tuyến bã nhờn.

Thiếu vi chất dinh dưỡng, căng thẳng tinh thần và cách ăn uống không hợp lý đều có thể khiến da bị rối loạn chuyển hóa. “Rác thải” gây bít tắc lỗ chân lông và nang lông, dẫn đến mụn trứng cá.

Hôi miệng: ‘Rác thải’ tỳ vị vượt mức

Một số người đánh răng hàng ngày nhưng vẫn không thể loại bỏ được mùi hôi miệng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy tỳ vị đang tích tụ quá nhiều “rác thải”.

Người có tỳ vị yếu thường có hệ thống tiêu hóa kém, thức ăn không tiêu hóa hoàn toàn, cặn bã luôn tồn đọng trong dạ dày, bốc mùi hôi thối và bốc lên miệng.

Mà những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn uống thất thường đều có hại cho sức khỏe tỳ vị, khiến hôi miệng trở nên dai dẳng.

Ho: Rác thải phổi vượt mức

Hút thuốc lá lâu dài, hoặc sống lâu dài ở nơi có phẩm chất không khí kém, cũng như làm việc lâu dài trong môi trường nhiều bụi bẩn... đều sẽ khiến phổi người hít vào nhiều chất độc hại.

Khi lượng “rác thải” này vượt quá mức trong phổi, biểu lộ trực tiếp nhất là ho và đờm nhiều. Đây là phản xạ tự bảo vệ của cơ thể, là biểu lộ phổi đang cố gắng tự lọc.

Tuy nhiên, ho chỉ là giải pháp tạm thời, giải quyết vấn đề vẫn cần phải cai thuốc lá, hít thở không khí trong lành, loại bỏ “rác thải” và chăm sóc phổi.

Răng vàng đen: ‘Rác thải’ khoang miệng vượt mức

Răng khỏe mạnh có màu trắng sữa, nếu trong khoang miệng có quá nhiều vi khuẩn và cặn thức ăn, chúng sẽ bám vào kẽ răng, chân răng, khiến bề mặt răng dần chuyển sang màu đen và không thể đánh bật ra.

Nếu khi soi gương bạn đã có thể nhìn thấy những chỗ răng sẫm màu rõ ràng, chứng tỏ “rác thải” trong khoang miệng đã vượt quá mức.

Điều này nhắc nhở bạn nên đánh răng thường xuyên, đi khám răng định kỳ, nếu tình trạng nặng cần tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.


Làm sạch bên trong cơ thể

Biến nước lọc thành ‘chất tẩy rửa’, làm sạch dạ dày và ruột

Trên thực tế, chất tẩy rửa tốt nhất để dọn dẹp “rác thải” trong dạ dày và ruột chính là nước lọc.

Uống 2000~3000ml nước mỗi ngày chia thành nhiều lần nhỏ có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi vật chất của cơ thể, bôi trơn ruột và giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Ví dụ, mỗi buổi sáng sớm, trước bữa ăn đều thích hợp để uống một ly nước lọc.

Uống nước ấm thường xuyên còn có thể bồi bổ dạ dày và ruột, xua tan hàn khí trong cơ thể, giúp bạn không sợ cảm lạnh dù mùa đông hay hè.

Bạn cũng có thể chọn một ngày trong tuần để giảm lượng thức ăn, uống nhiều nước để “rửa sạch” ruột, loại bỏ bớt chất thải.

Hít thở sâu, ‘lọc’ tim phổi

Phổi có thể tự làm sạch nhất định, chỉ cần ở trong môi trường không khí trong lành, sạch sẽ, nó có thể từ từ loại bỏ “rác thải”.

Bạn cũng có thể sử dụng bài tập hít thở sâu để giảm bớt khó chịu và đẩy nhanh quá trình lọc.

Tốt nhất nên tập hít thở sâu ở nơi có không khí trong lành vào mỗi sáng và tối.

Tập thể dục ra mồ hôi, ‘rửa sạch’ da

Da chủ yếu bài tiết “rác thải” qua mồ hôi.

Nghiên cứu cho thấy những người trung niên thường xuyên vận động đổ mồ hôi mỗi tuần có tỷ lệ tử vong thấp hơn 25% so với những người ít vận động hoặc không vận động.

Ngoài ra, những người này có dung tích phổi cao hơn 10%, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 17% và tuổi thọ cũng có thể kéo dài thêm 5 – 7 năm.

Khi vận động ra mồ hôi, các chất chuyển hóa được bài tiết ra ngoài theo mồ hôi, tương đương với việc giải độc chủ động.

Nó cũng có thể thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sự thích nghi của cơ thể với kích thích nóng lạnh, từ đó nâng cao hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, cường độ tập luyện phải hợp lý, chỉ cần ra mồ hôi vừa phải. Cần chú ý giữ ấm, tắm rửa và thay quần áo thường xuyên.

Ăn uống thông minh để ‘lọc’ máu

Cách ăn uống không lành mạnh mang lại “rác thải” cho máu, muốn lọc chúng cũng cần bắt đầu từ cách ăn uống.

Trước tiên, bạn cần hạn chế thức ăn nhiều đường, nhiều muối, nhiều calories, và ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường.

Thứ hai, bạn cần kiểm soát lượng thức ăn, duy trì thói quen ăn uống đúng giờ giấc, tránh ăn uống thất thường.

(theo Song Yun)
Nhật Duy

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân