Minh Huong Khuc Niên Khóa 1962-1969

Ngày tham gia: 05 Nov 2007 Số bài: 2090
|
Gửi: Wed Dec 31, 2008 1:45 pm Tiêu đề: XA XỨ - MINH TRIẾT |
|
|
. . . goi cac ban cung doc, dac biet cho Minh Huong ... KIM ĐÍNH
Xa xứ!
Minh Triết (29/01/08)
(Thân tặng quê hương yêu dấu cùng người mẹ đã hy sinh suốt đời vì con!)(Danong.com) Hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Dù xa quê đã lâu nhưng trong lòng tôi lúc nào cũng nhớ về Việt Nam , nhớ về quê hương - nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên. Nơi đó có gia đình, có bạn bè, có những người thân yêu của tôi. Nỗi nhớ ấy cứ âm ỉ cháy trong lòng. Và mỗi độ xuân về, nỗi nhớ ấy lại bồi hồi khó tả. Dù nơi đây không có những nụ mai vàng chớm nở báo hiệu mùa xuân, không có tiếng chim cu ngói báo hiệu một cuộc sống yên bình. Nhưng tất cả mọi người nơi đây, những người con xa xứ, vẫn một lòng hướng về quê hương. Và với tôi, một lần nữa tôi lại thất hứa với mẹ, với quê hương: “tết này con không về! Chắc mẹ buồn lắm…”
Đường quê là lối đi sâu thẳm trong kí ức của tôi, trong lối đi ấy có một nhánh rẽ của mẹ. Quê tôi có ngôi chùa làng sau lũy tre xanh, ở đấy có tiếng chuông ngân và lời mẹ kể. Cây sứ bông trắng rụng ngoài hiên chùa, tiếng chim cu ngói rù rì những chuỗi âm thanh xa vắng. Mái chùa cong rêu phủ, nước giếng chùa trong trẻo, tháp cổ bên cây bồ đề suốt mùa xanh thắm. Và hồ bán nguyệt trước chùa nở đầy những đóa sen trắng, sen hồng. Chiến tranh đi qua, tôi mất cả một bầu trời nhỏ, chỉ còn lại trong tôi “chiếc áo lam mẹ mặc và đóa sen hồng” trong kí ức buồn của tôi.Ngày ấy, mỗi khi đi lễ chùa đầu năm mẹ đều mặc chiếc áo dài màu lam và trên tay là một bó sen hồng. Do chưa có cầu bắc qua sông nên phải qua ba bến đò mới đến được chùa. Tiếng người gọi đò và những câu hò man mác, thật buồn và cũng thật thống thiết.Khi tôi xa làng lên phố đi học thì cũng là lúc làng tôi trở thành vùng tạm chiếm. Tôi đi, về thăm nhà trong những ngày căng thẳng như thế. Tôi đã đau xót, ngậm ngùi trước sân chùa tiêu điều, xơ xác, cánh đồng lúa bị bom mìn cày xới. Nhưng mẹ tôi và người trong làng vẫn bám trụ.Ở ngã ba sông vẫn còn ơi ới tiếng gọi đò ngang. Giữa những âm thanh không sắc, không màu, mẹ tôi vẫn bình yên bên ngôi chùa cổ. Cái hồ bán nguyệt trước chùa giờ đã khô cạn. Một lần tôi về thăm làng, tôi theo mẹ đi dọc theo con đường làng, qua đò ba bến để đến chùa. Lần đó mẹ tôi không mang theo bó hoa sen mà chỉ có tấm lòng. Lúc đứng bên hồ khô cạn, mẹ tôi nói lối ca dao: “Sen xa hồ sen khô hồ cạn. Lựu xa đào lựu ngã đào nghiêng…”
Dường như trong câu nói đó có nỗi lòng của mẹ tôi. Không phải là người có nhiều chữ nghĩa, nhưng mẹ tôi đã thuộc ca dao, dân ca nằm lòng. Mẹ tôi nói ca dao tự nhiên, và thường xen vào những câu chuyện một vài câu ca dao, dân ca thật ý nhị. Bà thuộc nhiều câu ca dao nói về hoa sen lắm. Tôi đã học được nhiều điều ở mẹ từ những câu ca dao quen thuộc. Một lần mẹ phải tản cư lên phố để tránh những trận mưa bom ác liệt. Mẹ dặn dò các con bằng ca dao, ngầm ý nói dù chúng ta đang sống xa quê giữa chốn phồn hoa đô hội nhưng không được lây xấu, mà làm sao phải giữ được trong sạch, thanh cao. Và bất chợt mẹ tôi hỏi: “Con biết loài hoa nào được gọi là hoa quân tử không?” Không đợi tôi trả lời mẹ nói chậm rãi như muốn tôi khắc ghi từng lời nói: “Hoa sen là hoa quân tử”. Và mẹ tôi hỏi tiếp: “Vậy hồ nào được gọi là lòng yên tĩnh?”. Câu hỏi quá khó so với tuổi của tôi hồi đó. Tôi lặng im và mẹ tôi chỉ cười rất hiền. Sau này lớn khôn, tôi mới biết ở quê tôi có một cái hồ rộng và rất thơ mộng, gọi là hồ Tịnh Tâm. Hồ sen này có hơn hai trăm năm tuổi. Hồ được trồng một loại sen quý, mùa hè tỏa ra mùi hương ngào ngạt, đó là sen bách diệp.Mỗi độ xuân về, tiếng chuông ngân, đóa sen nhiều cánh màu hồng và con đường quê xưa vốn đắm sâu nay bất chợt hiện về trong kí ức tôi. Trong không gian thân thuộc đó, như có mẹ tôi mặc chiếc áo lam, tay cầm bó sen hồng lướt đi trên con đường xưa. Bây giờ mẹ tôi đã đi xa lắm, nhưng những câu ca dao về “sen khô hồ cạn”, về “hoa quân tử”, về “lòng yên tĩnh”…vẫn mãi réo gọi tôi thương nhớ. Và nơi yên tĩnh ấy, loại sen bách diệp hiếm quý mãi là lời nhắn nhủ cuối cùng của mẹ tôi. Mẹ ơi! Tết này con không về!
 |
|