TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, giải quyết thế nào trước khi ăn?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, giải quyết thế nào trước khi ăn?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10772

Bài gửiGửi: Wed May 18, 2022 11:08 pm    Tiêu đề: 10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, giải quyết thế nào trước khi ăn?

10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, giải quyết thế nào trước khi ăn?


Nhiều nguyên liệu thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon nhưng nếu không được giải quyết đúng cách, chúng rất dễ gây ngộ độc, hoặc thậm chí gây tử vong.

Bài viết này phân loại ra 10 loại nguyên liệu dễ bị ngộ độc, nguyên nhân gây ngộ độc và cách phòng ngừa:



1. Đậu cô-ve

Đậu cô-ve có nơi gọi là đầu đũa, đậu que.

Chiều dài của hạt đậu cô-ve khoảng 10-15cm, một số có có hình dạng tương đối dẹp, trong khi một số lại tương đối tròn.

Đậu cô-ve chưa chín có chứa phytohemagglutinin và saponin, có thể gây ngộ độc, buồn nôn và nôn, tức ngực, hồi hộp, đổ mồ hôi lạnh, tay chân lạnh, tê chân tay, ớn lạnh và các triệu chứng khác.

Biện pháp phòng ngừa:

Khi nấu, đầu tiên bạn chần đậu với nước sôi hơn 10 phút rồi mới chế biến.



2. Đậu thận

Tên gọi đậu thận có lẽ vì hình dạng bên ngoài của nó rất giống với quả thận, có nơi gọi là đậu tây.

Đậu thận được chia làm hai loại: đậu đỏ và đậu trắng. Đậu đỏ có hàm lượng lectin cao hơn, trong khi đậu trắng chỉ chứa khoảng 1/3 lượng lectin, nếu nấu không kỹ sẽ bị ngộ độc.

Biện pháp phòng ngừa:

Ngâm đậu trước ít nhất 5 giờ rồi đổ nước ra. Sau đó cho nước và đậu vào nồi, đun trên lửa lớn trong ít nhất 30 phút. Hãy nhớ rằng việc đun trên lửa nhỏ là không tốt.



3. Sữa đậu nành chưa nấu chín

Chất trypsin có trong đậu nành sống sau khi vào dạ dày có thể ức chế hoạt động bình thường của trypsin trong cơ thể, gây kích thích đường tiêu hóa, từ đó xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng và tiêu chảy.

Biện pháp phòng ngừa:

    1. Sữa đậu nành khi đun sôi sẽ có bọt, hớt bọt, tiếp tục đun sôi kỹ và để sôi thêm khoảng 5 phút.

    2. Nếu bạn mua một gói sữa bột đậu nành đã được khử hoạt tính enzym ở nhiệt độ cao, thì có thể uống trực tiếp bằng cách pha với nước ấm.

    3. Nếu bạn sử dụng máy làm sữa đậu nành, chương trình được thiết lập bởi máy cũng có thể bảo đảm khử hoạt tính enzym ở nhiệt độ cao. Thời gian đun chỉ quan trọng khi bạn tự làm sữa bằng phương pháp thủ công.



4. Khoai tây mọc mầm, xanh và hư hỏng

Khoai tây nảy mầm, xanh và hư hỏng có hàm lượng solanin tăng lên đáng kể.

Solanin là một ancaloit rất bền với nhiệt. Nó chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ cao từ 230-280°C, còn đối với các phương pháp nấu ăn hàng ngày như luộc, chiên... đều rất khó làm giảm hàm lượng của nó.

Nếu hấp thụ quá nhiều solanin sẽ gây ra trầy xước, bỏng rát trong miệng và cổ họng, buồn nôn, nôn mửa, co thắt dạ dày, đau bụng trên và các triệu chứng khác, cũng như chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, mờ mắt, lú lẫn...

Biện pháp phòng ngừa:

    1. Mua khoai tây nguyên vẹn và tích trữ ở nơi mát, tối và khô ráo, vì nhiệt độ cao, ánh sáng và độ ẩm sẽ thúc đẩy sự hình thành solanin.

      Tuy nhiên, bạn đừng cho khoai tây vào tủ lạnh, nhiệt độ thấp dưới 8℃ sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường, điều này sẽ làm tăng sản xuất acrylamide khi nấu nướng.

      Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh quốc, và cả Cơ quan Lương thực Quốc gia Thụy Điển đều đề nghị vấn đề trên.

    2. Đối với khoai tây có ít mầm, trước khi nấu bạn hãy làm sạch các mắt mầm và gọt bỏ một phần da xung quanh chúng.

      Đối với khoai tây có vỏ xanh thì gọt bỏ vỏ nhiều hơn trước khi nấu, đồng thời gọt bỏ những phần có vết thâm. Bạn cũng có thể thêm một ít giấm để phá hủy solanin trong khi nấu ăn.

    3. Nếu vẫn còn vị đắng sau khi nấu, hoặc có cảm giác nóng trong miệng, bạn hãy ngừng ăn.



5. Hạnh nhân đắng

Hạnh nhân đắng còn gọi là khổ hạnh nhân (苦杏仁) có chứa cyanogenic glycoside, chính nó không độc, nhưng sau khi ăn có thể chuyển hóa thành acid hydrocyanic độc hại, gây buồn nôn, sốt, nhức đầu, khát nước, buồn ngủ, đau cơ khớp và các triệu chứng khác, thậm chí tử vong.

Biện pháp phòng ngừa:

    1. Để loại bỏ vị đắng và giải độc trước khi ăn, bạn nên luộc qua nước sôi khoảng 1-2 phút, ngâm nước lạnh để nguội, gọt vỏ rồi ngâm với nước ấm khoảng 60℃ trong 7 ngày, thay nước 1-2 lần mỗi ngày.

      Nói chung, mất rất nhiều thời gian và công sức để ăn một quả hạnh nhân.

    2. Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland khuyên rằng, tốt nhất bạn không nên ăn trực tiếp, nếu phải ăn thì người lớn không nên ăn quá 2 hạt/ngày, trong khi đó, trẻ em tuyệt đối nên tránh.

    3. Nhân của đào, mận, táo, anh đào và quả dâu tây cũng chứa một lượng nhỏ cyanogenic glycoside, và bạn không nên ăn chúng.

    4. Măng sống và sắn cũng chứa cyanogenic glycoside, nên luộc măng trong 3 phút trước khi nấu, sắn cần gọt vỏ và mở nắp khi nấu, ngoài ra bạn nên ăn ít.



6. Hoa hiên vàng (kim châm)

Hoa hiên vàng còn có tên là cây kim châm, chất colchicine trong nó không độc, nhưng khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành chất dicolchicine có độc tính cao.

Người lớn ăn 50-100g kim châm mỗi ngày sẽ dễ bị ngộ độc, khô họng, tức ngực, hồi hộp, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.

Biện pháp phòng ngừa:

    1. Chần kim châm trong nước sôi trước, rồi ngâm tiếp vào nước lạnh khoảng 2-3 giờ (giữa chừng thay nước một lần), sau đó xào chín.

    2. Cây kim châm phơi khô không độc hại và an toàn để ăn.



7. Nấm mộc nhĩ ngâm lâu

Nấm mộc nhĩ ngâm lâu ở nhiệt độ phòng dễ sinh ra vi khuẩn Pseudomonas. Loại vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố rất bền với nhiệt, vì vậy độc tố vẫn sót lại kể cả khi bạn đã đun nấm ở nhiệt độ 120°C trong 1 giờ.

Triệu chứng ngộ độc thường là buồn nôn và nôn mửa, bất tỉnh nghiêm trọng, khó chịu hoặc thậm chí tử vong do sốc.

Biện pháp phòng ngừa:

    1. Bạn không nên ngâm nấm quá 2 giờ ở nhiệt độ thường, nhất là vào mùa hè, vì 26°C là nhiệt độ thích hợp nhất để vi khuẩn Pseudomonas sinh độc tố.

    2. Nấm không chín kịp sau khi ngâm nên đậy kín và cho vào tủ lạnh, nếu nấm sau khi ngâm không thành hình, dính, mềm, thậm chí có mùi thì nên vứt bỏ ngay.

    3. Ngoài nấm, các loại bột ngô lên men, bột ngô nếp, tinh bột ngô, kê nếp lên men cũng dễ sinh vi khuẩn Pseudomonas trong quá trình lên men lâu ngày.

    4. Bạn nên chú ý thay nước thường xuyên và giữ vệ sinh, không ăn nếu thấy mùi hôi.



8. Cây mía lõi đỏ

Lõi màu đỏ xuất hiện ở cùi mía là biểu lộ của việc nhiễm vi khuẩn Arthrobacter sp., sinh ra độc tố 3-nitropropionic acid.

Ăn loại mía này có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, cản trở sự chuyển hóa của các enzym nội bào, nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử do thiếu máu cục bộ và thậm chí gây chết óc.

Biện pháp phòng ngừa:

Khi mua mía, bạn sờ vào thấy vân mía tươi cứng, cùi mía có màu trắng sữa, ngửi thấy có mùi thơm trong, rửa sạch trước và sau khi gọt bỏ vỏ mía.



9. Bạch quả

Bạch quả vốn là quả từ cây bạch quả, nhưng bạn không nên hái trực tiếp bạch quả trên cây để ăn.

Các acid 4-methoxypyridoxine (MPN) và acid phenolic trong bạch quả sống rất độc. Ngộ độc có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật, bồn chồn, khó thở và thậm chí tử vong.

Biện pháp phòng ngừa:

Để loại bỏ chất độc hại, bạn nên luộc qua nước sôi khoảng 20 phút, bạn cũng có thể mua bạch quả làm sẵn đã được khử độc, dù là loại bạch quả nào thì bạn cũng nên ăn ít.



10. Hạt lanh sống

Hạt lanh rất giàu acid béo cần thiết acid alpha-linolenic, chất này cũng có thể chuyển hóa thành DHA trong cơ thể, vì vậy nó là một loại hạt rất bổ dưỡng.

Tuy nhiên, hạt lanh sống, giống như hạnh nhân đắng, chứa cyanogenic glycoside, có thể gây ngộ độc nếu ăn sống.

Biện pháp phòng ngừa:

Bạn chỉ nên ăn hạt lanh sau khi chiên, vì đun nóng có thể làm giảm hàm lượng cyanogenic glycoside trong hạt, làm tăng độ an toàn.

Hoàng Tuấn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân