TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nước trà xuất hiện màng trên bề mặt, uống vào có hại không?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nước trà xuất hiện màng trên bề mặt, uống vào có hại không?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10769

Bài gửiGửi: Tue Apr 19, 2022 8:18 am    Tiêu đề: Nước trà xuất hiện màng trên bề mặt, uống vào có hại không?

Nước trà xuất hiện màng trên bề mặt, uống vào có hại không?

Khi trà đen đã pha nguội đi, trên bề mặt nước sẽ hình thành một lớp màng mỏng, nếu dùng thìa chạm vào màng sẽ vỡ ra, bề mặt của thìa sẽ bị các chất màu nâu bám vào.


Khi pha trà đen, một số người phát giác trên bề mặt nước xuất hiện một lớp màng mỏng. Đây là gì? Có phải do trà hay tách trà bẩn? Liệu uống vào có hại cho cơ thể không?

Nếu bạn thích uống trà, đặc biệt là trà đen, bạn cần lưu ý: Khi trà đen đã pha nguội đi, trên bề mặt nước sẽ hình thành một lớp màng mỏng, nếu dùng thìa chạm vào màng sẽ vỡ ra, bề mặt của thìa sẽ bị các chất màu nâu bám vào.

Màng trà này được hình thành như thế nào? Vì sao nó lại nổi lên bề mặt sau khi trà nguội?

Ngay từ năm 1994, hai nhà hóa học Michael Spiro và Deogratius Jaganyi, tại Khoa Hóa học của Đại học Hoàng gia London, cũng đã chú ý đến “hiện tượng màng trà”.

Giáo sư Spiro cho biết: “Chỉ có biết màng trà là gì và nó được hình thành như thế nào, thì mới có thể loại bỏ một cách hiệu quả”.



Màng trà trên bề mặt của trà đen

Do đó, họ đã phân tích màng trà bằng cách quét kính hiển vi điện tử, khối phổ và các dụng cụ chính xác khác và phát giác ra rằng, màng trà không phải là một “màng dầu” đơn giản, mà được hình thành do sự tác động của không khí, các polyphenol trong trà và các ion calcium cacbonat trên bề mặt của trà.

Màng được hình thành bởi các hạt nhỏ của cacbonat và hydroxit không hòa tan gắn trên bề mặt của chất hữu cơ, thành phần chính của chất không hòa tan cực nhỏ là calcium cacbonat (khoảng 15-25%), phần còn lại là hỗn hợp của các hóa chất hữu cơ phức tạp hoặc khoáng chất.

Các ion calcium và ion bicacbonat trong nước là yếu tố chính để hình thành màng trà, nhưng chỉ một trong các ion calcium hoặc ion bicacbonat không thể làm cho màng trà “xuất hiện”, và cả hai phải tồn tại đồng thời.



Tại sao đôi khi bạn nhìn thấy màng trà, đôi khi không?

Để tìm hiểu điều kiện hình thành màng trà, hai nhà hóa học đã phát giác ra rằng khi pha trà bằng nước cất trong phòng thí nghiệm sẽ không có màng trà.

Điều này cho thấy một số thành phần trong nước dùng để pha trà là yếu tố chủ yếu hình thành nên màng trà.

Sự khác biệt lớn nhất giữa nước cất trong phòng thí nghiệm và nước máy thông thường là nước máy có chứa các ion calcium và magnesium, càng có nhiều ion calcium thì càng dễ tạo màng trà.

Nghĩa là nước trà có độ cứng (khoáng chất không hòa tan trong nước) càng cao thì màng trà càng dễ hình thành.

Những người thông minh chắc chắn sẽ nghĩ rằng độ cứng của nước uống tại nhà có thể được kiểm soát theo mức độ màng trà được hình thành!

Ngoài độ cứng của nước ảnh hưởng đến sự hình thành màng trà, hai nhà hóa học còn ủ trà trong môi trường nitrogen để tránh trà tiếp xúc với oxy trong không khí, họ nhận thấy trà ủ trong môi trường này rất khó xuất hiện màng.

Vì vậy, màng trà chỉ có thể được hình thành trong môi trường có oxy, và quá trình hình thành màng phải trải qua phản ứng oxy hóa.



Tại sao chỉ có trà đen pha mới có màng trà?

Bạn có thể nghi ngờ rằng màng trà không xuất hiện trong trà chanh đen mà bạn thường mua, có thể là do sử dụng nước tinh khiết hoặc trà cô lập oxy?

Trên thực tế, đường hoặc nước cốt chanh có thể làm loãng hoặc ức chế sự hình thành của màng trà.

Nhưng khi uống trà sữa có khi nhìn thấy màng trà, có khi không thấy màng trà là do lượng sữa ít sẽ thúc đẩy quá trình hình thành màng trà, còn lượng sữa nhiều thì không.

Việc có hay không màng trà được quyết định bởi cách thức chế biến trà, chẳng hạn như các bước lên men, oxy hóa, hấp và sấy khô. Khoảng 2/3 sản phẩm trà tiêu thụ trên toàn thế giới là trà đen và 30% khác là trà xanh.

Màng trà về căn bản chỉ hình thành trên trà đen, điều này là do trà đen được lên men hoàn toàn so với các loại trà khác. Thời gian lên men là tương đối dài, và mức độ oxy hóa từ 70% đến 95%.



Uống trà có màng có hại không?

Màng trà trông bẩn, giống như “màng dầu” ở vũng nước cạnh trạm xăng, vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Thực chất màng trà chỉ là một số hạt nhỏ không hòa tan bám trên bề mặt chất hữu cơ, không có mùi vị, không gây độc hại cho con người.

Vì vậy, không cần thiết phải lọc bỏ màng trà sau khi đã hình thành.



Mẹo để “loại bỏ màng trà”

• Đừng đợi trà nguội, hãy uống khi còn nóng;

• Sử dụng nước tinh khiết thay vì nước máy để pha trà;

• Thêm một ít nước cốt chanh và đường vào trà đen để trở thành trà chanh đen;

• Thay vì uống trà đen, hãy chuyển sang các loại trà khác.

Hoàng Tuấn
(Theo Aboluowang)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân