TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 7 sai lầm khiến nấu đồ ăn không ngon
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

7 sai lầm khiến nấu đồ ăn không ngon

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10776

Bài gửiGửi: Mon Sep 06, 2021 9:48 am    Tiêu đề: 7 sai lầm khiến nấu đồ ăn không ngon

7 sai lầm khiến nấu đồ ăn không ngon

Chỉ cần nhớ những bước đơn giản, khéo tay nhỏ mà bạn có thể nấu ngon hơn. (Hình: Becca Tapert/Unsplash)


Mặc dù ai cũng có thể nấu ăn nhưng không phải ai cũng có thể mang lại một món ngon đậm đà, “không chỗ nào để chê.” Đôi khi chỉ vì một số thói quen tưởng chừng như bình thường nhưng vô tình khiến thức ăn bớt ngon hơn hoặc bớt chất dinh dưỡng hơn.

Dưới đây là một số lỗi nấu ăn thông thường mà chúng ta hay mắc phải. Chỉ cần có một chút mẹo và tài khéo léo nấu nướng, chắc chắn bạn sẽ làm “trầm trồ” người thưởng thức ngưỡng mộ tài nấu của mình, theo trang mạng Well + Good.


chỉ nên sử dụng dụng cụ “non-stick” khi làm món trứng tráng hoặc scrambled eggs


1. Sử dụng dụng cụ chống dính

Ai cũng tưởng sử dụng chảo và nồi chống dính là lựa chọn tuyệt vời, tuy nhiên không phải món ăn nào cũng nên được chế biến với dụng cụ trên. Đầu bếp Paul Kahan cho biết, bạn chỉ nên sử dụng dụng cụ “non-stick” khi làm món trứng tráng hoặc scrambled eggs.

Các dụng cụ không chống dính thực chất được sản xuất với các đường vân và vật liệu gốm, giúp dẫn nhiệt tốt, nấu thức ăn kỹ hơn và giữ được gia vị bám vào thức ăn chặt hơn, đem lại mùi thơm và vị đậm đà.


Gà nướng với lá oregano, tỏi và lát chanh mỏng


2. Chế biến thiếu độ acid

Cân bằng các mùi vị trong món ăn thường sẽ bị thiếu sót khi chúng ta quên mất đi độ acid trong món ăn. Một trong những cách cung cấp độ acid cho món chính là sử dụng các thành phần như dầu olive hay vắt một ít chanh, giấm để tạo thêm hương vị đậm đà.

Chẳng hạn, các món nướng như gà hay cá đã có đủ độ mặn khi nướng, và khi thêm một ít lá oregano, tỏi và một hoặc hai lát chanh mỏng, người ăn sẽ cảm thấy được thêm cái vị cay cay, chua chua, dung hòa với vị mặn và béo từ thịt chảy ra khi nướng.



3. Không dùng đủ gia vị

Có một số người hay sợ nấu ăn với gia vị vì họ nghĩ rằng nấu nhiều gia vị quá sẽ làm thức ăn mất chất dinh dưỡng hoặc dễ bị khát nước khi tiêu thụ. Để làm cho quá trình này dễ dàng hơn, đầu bếp Paul Kahan khuyên chúng ta nên sử dụng các sản phẩm gia vị hỗn hợp, kết hợp nhiều thành phần với nhau, để bạn đỡ phải mất công dùng nhiều thứ, vừa giảm cảm giác lo sợ lỡ may quá tay cho quá nhiều.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều lọ gia vị được chế biến và sản xuất kết hợp nhiều vị khác nhau, giúp bạn vừa tiết kiệm tiền và thời gian mua sắm, đồng thời giúp cho việc nấu ăn dễ dàng hơn.


Bạn đừng lắc mạnh chảo khi làm món xào để đồ ăn ngon hơn.


4. Lắc chảo quá nhiều khi xào đồ ăn

Một số người lầm tưởng rằng làm các món xào thì phải lắc chảo đều tay, vừa giúp đồ xào ngon hơn mà còn cảm thấy mình ngầu hơn, nhưng đây chính là lý do khiến thức ăn trong chảo dễ bị cháy xén.

Đầu bếp Paul Kahan, người từng được nhận giải thưởng James Beard Foundation Award, tác giả cuốn sách “Cooking for Good Times,” cho biết rằng việc xào lắc mạnh sẽ giúp độ nóng từ chảo làm chín thức ăn nhanh hơn nhưng vô tình có thể làm cháy nhanh đồ nhanh và đôi khi khiến thức ăn bị mất dinh dưỡng.



5. Không ướp muối thịt trước khi chế biến

Một mẹo nhỏ giúp thịt săn chắc và ngon hơn chính là ướp một chút muối sau khi rửa sạch xong. Với thịt gia cầm, bạn nên ướp muối hoặc gia vị và để trong tủ lạnh từ hai đến ba tiếng trước khi chế biến, hoặc thậm chí có thể để qua đêm.

Đối với thịt bò để làm món steak, bạn cũng nên ướp với muối và các gia vị khác từ hai đến ba tiếng trước khi bắt đầu nấu.



6. Không chuẩn bị trước

Chúng ta thường xuyên vội vàng, hấp tấp rồi luýnh quýnh nấu ăn. Nếu phải nấu một bữa ăn lớn tiệc tùng cho gia đình, điều quan trọng chính là phải chuẩn bị trước, ít nhất là một ngày trước khi tiệc diễn ra. Như thế, bạn sẽ không vội vàng, có thể tập trung nấu mà không bị áp lực hay lo lắng.

“Bạn nên chuẩn bị 90% mọi thứ trước khi nấu vì như thế, bạn sẽ hoàn thành nhanh, gọn và ngon hơn,” đầu bếp Paul Kahan chia sẻ.



7. Nấu ngay thức ăn khi vừa lấy trong tủ lạnh ra

Thức ăn khi để trong tủ lạnh nên lấy ra ngoài khoảng 30 phút trước khi nấu, chứ đừng vội vàng nấu ngay lập tức, để giúp đồ ăn mất độ lạnh và khi nấu sẽ chín đều hơn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cũng không nên để quá hơn 30 phút ở nhiệt độ phòng, đặc biệt là đối với những ngày nắng nóng, sẽ dễ khiến thức ăn bị thiu và hư.

KD/nguoi-viet
(theo wellandgood)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân