TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Giấc ngủ ở mỗi độ tuổi khác nhau
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Giấc ngủ ở mỗi độ tuổi khác nhau

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10791

Bài gửiGửi: Mon Jan 18, 2021 11:57 pm    Tiêu đề: Giấc ngủ ở mỗi độ tuổi khác nhau

Giấc ngủ ở mỗi độ tuổi khác nhau

Ngủ là việc không thể thiếu trong đời sống con người.


Có bao giờ bạn nhận thấy rằng mình ngủ ít hơn trước đây? Có phải là càng lớn tuổi, khi chúng ta trưởng thành thì việc có một đêm ngon giấc trở nên ít quan trọng hơn?

Dưới đây là những tin tức, kiến thức về giấc ngủ qua các độ tuổi và thời gian ngủ có liên quan như thế nào khi chúng ta mỗi năm mỗi thêm một tuổi, theo trang mạng MindBodyGreen.


Thời gian ngủ theo nhóm tuổi


Các lời khuyên về giấc ngủ mới nhất đã được cập nhật vào năm 2015 do một hội đồng gồm 15 chuyên viên về y học giấc ngủ thông báo sau khi họ phân tích 5,314 bài báo khoa học về giấc ngủ. Các chuyên viên y tế kết luận rằng một người trưởng thành khỏe mạnh trung bình cần ngủ từ bảy giờ trở lên mỗi đêm, trong khi các nhóm tuổi trẻ hơn có khuynh hướng ngủ nhiều hơn.

Dưới đây là các lời khuyên chính thức về giấc ngủ do học viện y học về giấc ngủ Hoa Kỳ (viết tắt là AASM):

    • Trẻ sơ sinh, 0-3 tháng: không được nêu rõ

    • Trẻ sơ sinh, 4-11 tháng: 12-16 tiếng

    • Trẻ mới biết đi, 1-2 tuổi: 11-14 tiếng

    • Trẻ mẫu giáo, 3-5 tuổi: 10-13 tiếng

    • Trẻ em, 6-12 tuổi: 9-12 tiếng

    • Thanh thiếu niên 13-17 tuổi: 8-10 tiếng

    • Người lớn, 18-60: 7 tiếng trở lên

Các lời khuyên của AASM phù hợp với hầu hết mọi người; tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chúng ta cần ngủ bao nhiêu vào một đêm nhất định.



Trong một bài báo đăng trên tạp chí Top Medical Journal, nhà nghiên cứu khoa học ở Canada cho rằng không có một con số chung về thời gian ngủ cho tất cả mọi người. Thời gian ngủ tối ưu nên được cá nhân hóa vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

“Điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân phải ngủ đủ giấc”, Bác Sĩ Catherine Darley, làm việc tại bệnh viện Hoag Hospital, cho biết.

Và mặc dù một số người trong chúng ta sẽ cần ngủ ít hơn những người khác, nhưng thiếu ngủ không bao giờ là một điều tốt. Nếu bạn thường xuyên ngủ ít hơn 7 giờ, cơ thể bạn có thể đang phải chịu đựng điều đó. Nghiên cứu cho thấy những người ngủ từ 4 tiếng trở xuống và 10 tiếng trở lên bị suy giảm tinh thần nhanh hơn những người thường xuyên ngủ trong khoảng từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.


Làm thế nào để có được giấc ngủ ngon?


Bác Sĩ Catherine Darley lưu ý rằng nhóm tuổi thiếu ngủ có khuynh hướng là thanh thiếu niên và nhóm nghề nghiệp thiếu ngủ nhất là cảnh sát, quân đội và các chuyên viên y tế. Nếu việc ngủ đủ giấc quá khó khăn thì sau đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để có một giấc ngủ ngon.



1. Hình thành các thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ

Tiến Sĩ Rebecca Robbins, đồng tác giả của cuốn sách “Sleep for Success,” cho biết ngủ là một quá trình và cần có thời gian. Bạn nên chuẩn bị cho cơ thể và não bộ nghỉ ngơi bằng cách ưu tiên các hoạt động giảm căng thẳng trong 30 phút trước khi đi ngủ. Các hoạt động như tắm nước ấm, tập yoga hoặc đọc sách trong khi để điện thoại ở một phòng khác để tránh sự cám dỗ của việc lướt điện thoại. Tóm lại, bạn nên chọn một hoạt động gì đó cho não bộ của bạn biết đã đến giờ đi ngủ.



2. Bổ sung magnesium

Magnesium là một khoáng chất có thể giúp thúc đẩy sự thư thái và giúp cơ thể và tâm trí sẵn sàng đi ngủ. Nó hỗ trợ calcium và potassium trong việc giãn bắp thịt, là những thứ bạn cần để có giấc ngủ sâu. Ngoài ra, magnesium còn ức chế việc giải phóng một số hormone căng thẳng như adrenaline và có thể giúp điều chỉnh phản ứng cortisol của bạn.


Rèn luyện cơ thể để ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.


3. Đi ngủ giờ giấc cố định

Điều quan trọng là bạn phải cố gắng tuân thủ thời gian đi ngủ và thức dậy nhất định vì ích lợi cho sức khỏe não bộ và năng lượng cơ thể tạo ra. Thêm vào đó, rèn luyện cơ thể để ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn và thức dậy với nhiều năng lượng hơn.



4. Tránh uống rượu trước khi ngủ

Giáo Sư Girardin Jean-Jouis của trường đại học New York Univeristy khuyên chúng ta nên tránh hút thuốc và uống rượu ngay trước khi đi ngủ vì rượu và các chất kích thích sẽ làm chúng ta khó khăn trong việc ngủ sâu, ngủ say và ngủ ngon.



Giấc ngủ rất quan trọng, và nếu bạn thường xuyên ngủ quá ít hoặc quá nhiều, thì không nên xem thường điều này. Bạn nên cân nhắc trao đổi với bác sĩ nếu bạn đã thử tất cả các phương pháp để ngủ dễ hơn nhưng vẫn gặp phải các vấn đề như mất ngủ hay ngủ dậy luôn cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng.

Đối với một người lớn trung bình, việc được nghỉ ngơi đầy đủ, tuân thủ các nguyên tắc căn bản về giấc ngủ và ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm sẽ giúp có được trạng thái tuyệt vời để đón chào một ngày tràn đầy năng lượng.

KD/nguoi-viet

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân