Gửi: Thu Sep 24, 2020 1:55 pm Tiêu đề: Covid Virus sẽ không bao giờ biến mất
Covid Virus sẽ không bao giờ biến mất
Covid Virus sẽ không biến mất. Nó đã trở thành một phần của cuộc sống chúng ta, nó là một “làn sóng liên tục”, có lúc cao hơn và có lúc thấp hơn. Nhà virus học người Đức – Hendrik Streeck nhận định như thế trong cuộc phỏng vấn mới đây do FOCUS Online thực hiện.
Nhà virus học Streeck coi chiến lược xét nghiệm là lỗi thời: “Chúng ta cần một loại đèn giao thông cho Covid”. Nhà virus học Hendrik Streeck chắc chắn rằng số trường hợp mắc bệnh sẽ tăng trở lại vào mùa thu và mùa đông. Trong cuộc phỏng vấn, ông nói tại sao điều đó không nhất thiết là xấu và đưa ra một đề nghị để chúng ta có thể vượt qua được những tháng tới đây mà không có những cuộc bùng nổ dịch bệnh lớn.
Có lẽ ít người biết rõ virus Vũ Hán như Hendrik Streeck. Nhà virus học ở Bonn (Đức) đã dẫn đầu cuộc nghiên cứu Heinsberg từ nhiều tháng nay, nhằm kiểm soát khả năng miễn dịch của những người ở tại điểm nóng của dịch bệnh cúm Tàu đầu tiên của Đức. FOCUS Online đã trao đổi với con người 43 tuổi này về con số truyền nhiễm ngày càng tăng, khả năng cho một vaccine và ích lợi của đèn giao thông Corona trong mùa đông.
Nhà vi sinh học Hendrik Streeck.
FOCUS Online: Ông Streeck, làm thế nào để ông ước tính được sự phát triển hiện tại của số trường hợp nhiễm virus Vũ Hán?
Hendrik Streeck: Trong vài tuần qua, chúng ta đã nhận thấy các trường hợp nhiễm mới đang gia tăng, nhưng cũng đã thấy số trường hợp nhiễm lại giảm xuống, đặc biệt là trong hai tuần qua. Vâng, thỉnh thoảng người ta báo động về một “làn sóng thứ hai”, nhưng tôi không gọi nó như vậy. Virus sẽ không biến mất. Nó đã trở thành một phần của cuộc sống của chúng ta, nó là một “làn sóng liên tục”, có lúc cao hơn và có lúc thấp hơn.
Ngoài ra, số trường hợp nhiễm mới ngày càng tăng, nhưng số lần xét nghiệm cũng vậy. Tỷ lệ người được kiểm soát thực sự dương tính được đưa ra trong tỷ lệ dương tính. Và điều này đã không thay đổi trong vài tuần qua. Tại thời điểm này, chúng ta cần 135 xét nghiệm để phát giác một trường hợp dương tính.
Theo ông, rủi ro của các xét nghiệm dương tính sai lớn tới đâu?
Streeck: Về nguyên tắc, xét nghiệm luôn có một độ chính xác nhất định, các xét nghiệm PCR cũng vậy. Chúng tôi nhận thấy điều này đặc biệt trong giai đoạn đầu, nhưng cũng còn phụ thuộc vào phòng thí nghiệm tiến hành xét nghiệm. Ví dụ như việc xét nghiệm lần hai để xác nhận cũng đóng một vai trò nhất định. Phòng thí nghiệm của các trường đại học luôn làm điều đó. Nhưng tôi biết có những phòng thí nghiệm khác không làm việc này.
Tuy nhiên, điều quan trọng là xét nghiệm PCR cực kỳ nhạy. Điều này có nghĩa là xác suất thực sự tìm thấy một trường hợp dương tính là rất cao. Thí nghiệm này ban đầu được phát triển để phát giác virus ở những người có nghi ngờ điển hình dựa trên các triệu chứng và sự phơi nhiễm – không phải để sàng lọc. Và nó rất thích hợp cho việc này. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ nên hướng đến con số bị truyền nhiễm mới để đánh giá diễn tiến dịch bệnh.
Based on the assumption that swabs tests correctly identify 70% of those with COVID-19 (sensitivity) and 95% of those without COVID-19 (specificity).
Những con số nào khác là quan trọng?
Streeck: Chúng ta phải dự tính rằng các trường hợp truyền nhiễm sẽ gia tăng vào mùa thu và mùa đông. Quan trọng là con số điều trị nội trú và chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện. Đó là yếu tố chính mà chúng ta cần phải để mắt đến. Vấn đề chính phải là về cái gánh nặng của dịch bệnh cho xã hội – và chỉ riêng con số truyền nhiễm thì không nhất thiết nói lên được một điều gì.
Thay vào đó, tôi đề nghị kết hợp hai giá trị này với số lần xét nghiệm và mức độ nghiêm trọng của truyền nhiễm thành một hướng dẫn chung. Ví dụ: điều này có thể được hiện trên máy bằng đèn giao thông. Chúng tôi đã thu thập được rất nhiều dữ liệu trong sáu tháng qua để giúp chúng ta thiết kế được một loại đèn giao thông phản ảnh đơn giản tình hình hiện tại. Và nếu chúng ta hành động phù hợp, thì chúng ta có cơ hội vượt qua mùa đông một cách tốt đẹp.
Nếu lượng virus tiềm ẩn được giảm thiểu bằng cách đeo mặt nạ, chúng ta có nên đeo mặt nạ thường xuyên hơn không?
Streeck: Đeo mặt nạ sẽ không bị truyền nhiễm. Theo tôi, việc ai đó đeo mặt nạ ở nơi có thể giữ được đủ khoảng cách với người khác là việc không buộc phải làm.
Chúng ta phải đeo mặt nạ, giữ khoảng cách, và sẽ tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta có vaccine, đúng không?
Streeck: Tôi sẽ không bám vào cái “cọng rơm vaccine” này. Có thể có được nó sớm, nhưng cũng có thể không. Điều này không thể nói trước được vào lúc này, cũng như không thể biết trước được bao lâu nữa thì có nó và với số lượng là bao nhiêu.
Chúng ta đang ở trong một tình thế là học cách đối phó với virus. Vì vậy, tại thời điểm này, vẫn có lý khi dựa vào mặt nạ, mặt nạ và khoảng cách xã hội. Nhưng dần dần rồi thì chúng ta phải chấp nhận rằng virus đang tồn tại. Và chúng ta nên nghĩ ra các biện pháp để chống lại nó.
Virus đang ở đây – và chúng ta hiện nay đang thực sự đối phó tốt với nó. Hình: Unsplash.
Giả sử không sớm có vaccine, chúng ta nên hướng đến mục tiêu nào? Khi nào thì mọi thứ sẽ “trở lại bình thường”?
Streeck: Có thể có những trường hợp cá biệt mà trong đó người ta bị nhiễm bệnh hai lần. Tuy nhiên, đây là những ngoại lệ. Thông thường, một người nào đó đã bị nhiễm bệnh thì sẽ miễn dịch với virus, ít nhất là trong một khoảng thời gian. Chúng ta chỉ có thể nói về thời gian mà chúng ta biết đến virus cho đến nay. Qua đó dần dần sẽ có cái được gọi là miễn dịch cộng đồng.
Khả năng bị truyền nhiễm sẽ giảm xuống vào một lúc nào đó. Hoàn toàn không cần đến vaccine. Có những nghiên cứu cho rằng điều này đã xảy ra ở các thành phố lớn như New York hay Mumbai. Các đợt bùng phát lớn hơn, dự tính sẽ không xảy ra ở đó nữa.
Dần dần, càng ngày sẽ có càng nhiều người bị nhiễm virus. Cho tới chừng nào mà những trường hợp này là những trường hợp bệnh nhẹ và không có triệu chứng, thì đó không có gì là xấu cả, không có gì là tiêu cực cả.
Chúng ta phải nhớ rằng: virus đang ở đây – và chúng ta hiện nay đang thực sự đối phó tốt với nó.
Người ta không thể nói đại dịch đã qua rồi – virus vẫn còn đó. Chúng ta đã chuyển từ nguy hiểm sang rủi ro. Và dần dần chúng ta phải xem xét những biện pháp nào có ý nghĩa trong dài hạn – và những biện pháp nào mà chúng ta có thể hủy bỏ.
Tình hình ở Đức lúc này không phải là nguy cấp – nhưng cũng không bình thường. Phần lớn mọi người đều có một kỳ nghỉ khác thường. Ông có đi nghỉ không?
Streeck: Ban đầu, tôi muốn bay đến San Francisco để tham dự Đại hội AIDS Thế giới, và sau đó thực hiện một chuyến du lịch bên ấy. Nhưng giờ tôi thay đổi rồi. Tôi sẽ có chuyến đi biển bằng xe hơi với bạn đồng hành là chú chó nhỏ. Khác – nhưng cũng rất vui!
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn