TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Giữ bình tĩnh cho thú nuôi trước tiếng pháo bông?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Giữ bình tĩnh cho thú nuôi trước tiếng pháo bông?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10772

Bài gửiGửi: Sat Jul 04, 2020 10:22 am    Tiêu đề: Giữ bình tĩnh cho thú nuôi trước tiếng pháo bông?

Giữ bình tĩnh cho thú nuôi trước tiếng pháo bông?


Với đôi tai rất nhạy, nhiều loại thú vật cảm thấy tiếng pháo bông như tiếng súng đại bác.

Tiếng pháo bông có cường độ 150 đến 175 decibel, ồn hơn cả tiếng súng (140 decibel), và thậm chí phi cơ lúc cất cánh (120 decibel). Decibel dùng để đo độ ồn âm thanh.

Do đại dịch COVID-19, các nhà bảo vệ động vật cho rằng Lễ Độc Lập năm nay “cực kỳ kinh hoàng” với thú vật nào sợ tiếng ồn. Thay vì ra nơi công cộng để cùng xem bắn pháo bông, mấy tuần nay, người dân khắp cả nước tự mua pháo bông về đốt nhiều hơn mọi năm, và họ đốt ngoài đường, ngay cạnh nhà.



Tình trạng này dự trù sẽ càng tăng mạnh vào Thứ Bảy, 4 Tháng Bảy, đúng Lễ Độc Lập. Khi sợ hãi, chó sẽ chạy trốn, cho nên chủ nhân có thể mất luôn người bạn thân thiết.

“Từ xưa đến nay, vì sợ tiếng pháo bông, chó nổi tiếng là chui xuống gầm giường, nhảy qua hàng rào, cắn đứt dây buộc hoặc thậm chí làm bể cửa sổ,” bà Temma Martin, phát ngôn viên hội Best Friends Animal Society, ra thông báo cho hay.

Thêm vào đó, bà Martin nói “vài cơ quan bảo vệ thú vật chỉ có nhân viên giải quyết tình trạng khẩn cấp, nghĩa là họ chỉ cứu con vật nào đi lang thang mà bị bệnh hoặc bị thương.”

Do đó, chó, mèo có thể chạy rong và nguy cơ bị xe cán, người lạ bắt, hoặc thậm chí lạc vào trại nuôi giữ thú vật, mà nhiều nơi vẫn đang đóng cửa vì COVID-19. Dù sốt ruột, chủ nhân có thể sẽ không được phép vào trại để tìm thú nuôi của mình.



Đề phòng là trên hết

Theo thống kê, ít nhất 40% số chó sợ tiếng ồn, như tiếng sấm, tiếng kèn, tiếng máy khoan, thậm chí tiếng máy sấy tóc. Nhưng theo các chuyên viên, những tiếng ồn đó khá đều đều, còn tiếng pháo bông rất bất ngờ nên càng khiến chó hoảng sợ.

Không chỉ có chó. Mèo và nhiều loại động vật khác, cả thú nuôi lẫn thú hoang, đều có thính giác rất nhạy do tự nhiên ban tặng để săn mồi.


Chuẩn bị cho thú nuôi trước khi trời tối


Cách tốt nhất để giúp thú nuôi sống sót qua thời gian này là chuẩn bị, theo lời các chuyên viên.



1.Kiểm soát “thẻ ID” và microchip. Nhớ đeo “thẻ ID” cho chó. Nếu chó có gắn microchip, bảo đảm cung cấp tin tức liên lạc chính xác cho bệnh viện thú y hoặc nơi nuôi giữ đã gắn chip này.

Bằng cách đó, nếu chó chạy trốn trong đêm, chủ nhân có thể lập tức gọi cho bác sĩ thú y hoặc nơi nuôi giữ để báo chó mất tích.



2.Tập thể dục trước khi trời tối. Chó mà mệt thì sẽ bình tĩnh hơn. Mèo mà vui thì sẽ giảm căng thẳng hơn. Cho mèo vui chơi nhiều hơn so với bình thường, và dắt chó đi tập thể dục nhiều hơn vào ban ngày. Làm như vậy sẽ giúp chó, mèo tiêu hết năng lượng dư, giúp chúng bớt căng thẳng khi đến giờ đi ngủ vào buổi tối.



3.Đem hết thú nuôi vô nhà. Không được để thú nuôi bên ngoài chịu đựng tiếng pháo bông một mình. Đem chó vào căn phòng nào càng kín, càng yên tĩnh càng tốt, và thử đắp mền cho chó nếu chúng thích.

Mèo thường leo cao mới cảm thấy an toàn. Do đó, nên cho mèo ở nơi nào đó cao hơn mặt đất, chẳng hạn như kệ tủ quần áo.



4.Đánh lạc hướng thú nuôi. Cho thú nuôi nhiều đồ chơi mới và loại bánh kẹo nào nhai càng lâu càng tốt. Mải mê ăn uống có thể khiến chúng quên mất tiếng pháo bông.



5.Dùng những thứ giúp giảm căng thẳng. Nhiều loại thú nuôi thích được cuộn trong mền. Chó, mèo thường thích ngửi mùi đồng loại. Do đó, có thể đeo vòng cổ cho mèo mà có mùi giống như mùi mèo mẹ toát ra để vỗ về mèo con. Còn chó thì thích mùi chó cái đang có sữa.



6.Dùng âm thanh giúp giảm căng thẳng. Trước hết, chặn bớt tiếng ồn bên ngoài bằng cách kéo rèm và đóng cửa gần nơi thú nuôi ở. Sau đó, mở nhạc nhẹ hoặc bật Tivi lên để tạo âm thanh dễ chịu, quen thuộc cho thú nuôi.

“Vài chuyên viên thậm chí còn đề nghị mở phim có bắn súng để làm lẫn với tiếng pháo bông bên ngoài,” bà Martin cho biết.



7.Cùng lắm mới dùng thuốc. Mặc dù đi bác sĩ thú y lấy thuốc cho thú nuôi không có gì sai, các chuyên viên lo ngại rằng chủ nhân chỉ dựa vào thuốc trước mà không thử làm theo những lời khuyên nêu trên. Tuy nhiên, nếu đã thử tất cả những cách này mà thú nuôi vẫn hoảng sợ, thì nên liên lạc bác sĩ thú y.

Th.Long
Nguồn: nguoi-viet

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân