Sức mạnh của số Ba
Quy Tắc Số 3 là một nguyên lý dùng cho văn viết được mô tả trong cuốn sách Cách Viết Ngắn Gọn của Roy Peter Clark. Nó khuyên ta rằng các sự việc hoặc tính chất được giới thiệu bởi ba mục sẽ mang tính hài hước hơn, làm khán giả thỏa mãn hơn, và đạt được hiệu quả cao hơn trong việc biểu đạt một thông điệp và lôi cuốn khán giả. Khán giả sẽ dễ ghi nhớ các tin tức được truyền tải hơn, và diễn giả sẽ trông có vẻ “trí thức” hơn trong khi vẫn giữ được sự đơn giản và cuốn hút.
Martin Luther King con (con trai của Martin Luther King cha), nhà hoạt động xã hội đấu tranh cho quyền công dân, đồng thời là nhà truyền giáo, vốn nổi tiếng với việc sử dụng các bộ ba và Quy Tắc Số 3 xuyên suốt các bài diễn văn mang tầm ảnh hưởng sâu rộng của mình.
Bài diễn văn “Bất Bạo Động và Công Bằng Chủng Tộc” (Non-Violence and Racial Justice) của ông chứa một cặp ý đối lập vận dụng quy tắc số ba:[2]
“sự xúc phạm, bất công và bóc lột”,
tiếp đó là vài dòng,
“công lý, thiện chí, và tình thân.”
Nói ngắn gọn là, một danh sách gồm ba ý sẽ gây hứng thú nhiều hơn là chỉ hai ý, mà lại dễ nhớ hơn là 5 hay 10 ý. Nó mang tính toàn diện hơn với nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng không quá nhiều sự lựa chọn đến mức làm khán giả bị quá sức hoặc làm bối rối một ai đó cần ra quyết định dựa trên những tin tức này.
Hãy xem xét một tình thế, trong đó bạn chỉ có một sự lựa chọn hoặc một mẩu tin tức. Trông có vẻ không được toàn diện lắm, và bạn chẳng có gì để so sánh đối chiếu cả.
Hai mẩu tin tức sẽ khá hơn một chút, nhưng mỗi khi bạn có hai sự lựa chọn thì bạn lại có khuynh hướng so sánh và đối chiếu trực tiếp chúng với nhau. Điều đó cố nhiên sẽ khiến mọi thứ trông có vẻ cực đoan hơn và làm mất độ khách quan.
Giờ hãy xem tình thế có ba sự lựa chọn. Nó cho ta một cái nhìn bao quát hơn. Nó toàn diện hơn hai sự lựa chọn, và nó cho ta những góc nhìn khác nhau để xem xét ý tưởng đang được nói đến - nhưng không quá nhiều góc độ đến mức làm ta bị choáng ngợp.