Mây tím

Ngày tham gia: 24 Oct 2007 Số bài: 10776
|
Gửi: Wed Apr 22, 2020 5:09 pm Tiêu đề: Có thể bạn đã bị nhiễm Covid-19 và đã bình phục |
|
|
Có thể bạn đã bị nhiễm Covid-19 và đã bình phục
| | | |  Bệnh nhân Covid-19 được xuất viện sau khi khỏi bệnh. (Newsweek) |
|
| | | | |
Bạn bị ho, đau nhức toàn thân? Mệt mỏi? Khó thở? Có thể bạn đã bị nhiễm Covid-19 rồi đó. Nhưng đừng quá lo lắng, những người từng bị nhiễm Covid-19 vẫn có thể tự phục hồi, và sau đó thậm chí còn giúp ích cho nhiều người khác. Và đây là những gì bạn cần biết. |
| | | |  Bác sĩ Laura Mulvey đang bình phục sau khi bị nhiễm COVID-19, cô lập trong phòng riêng tại Trung tâm y tế Maimonides ở Brooklyn vào ngày 26 tháng 3 năm 2020. (hình Benjamin Norman for TIME) |
|
| | | | |
Hãy chắc chắn bạn đã thực sự bình phục
Muốn chắc chắn rằng đã bình phục hay chưa, hãy đợi ít nhất 14 ngày kể từ ngày bạn không còn các triệu chứng của bệnh tật. Đó là số lượng thời gian cần thiết, đủ điều kiện để hiến tặng huyết tương, và để chắc chắn rằng bạn không vô tình lây bệnh cho người khác.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học về Hô hấp và Chăm sóc Hồi sức của Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã phát giác ra rằng một nửa số bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhẹ được điều trị, trong vòng tám ngày sau khi các triệu chứng biến mất, họ vẫn bị tái nhiễm coronavirus.
Ở mức tối thiểu, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên những người bị nhiễm và đang trên đường bình phục, nên tiếp tục tự cô lập trong bảy ngày sau khi các triệu chứng biến mất và đừng quên đeo mặt nạ (loại bình thường) khi đi chợ, hay ra nơi công cộng.
Quan trọng nhất: Hãy nhớ rằng ngay cả khi đã phục hồi, không hẳn bạn sẽ miễn dịch, trừ khi bạn đã thuần thục những thói quen thực hành vệ sinh tốt. |
| | | |  Bệnh nhân Covid-19 phục hồi, vẫn có thể tái nhiễm. Trong hình: Các y, bác sĩ đang thăm hỏi bệnh nhân Covid-19 (Business Insider) |
|
| | | | |
Ai bị tái nhiễm?
Có ít nhất 25.000 người ở Hoa Kỳ đã bị nhiễm bệnh do coronavirus, rồi tự khỏi và sau đó miễn dịch với Covid-19, nhưng bác sĩ Ebb Lautenbach, trưởng khoa truyền nhiễm tại Đại học Pennsylvania Perelman báo động: Mặc dù bệnh nhân bình phục sau khi nhiễm Covid-19 rất có thể sẽ có khả năng miễn dịch trong một thời gian, có nghĩa là họ không thể truyền bệnh khi ho, hắt hơi hoặc thở, nhưng vẫn có thể truyền bệnh qua các hành vi có tiếp xúc, như chạm vào bề mặt có virus và truyền nó từ nơi này sang nơi khác. Vì thế, mọi người không được chủ quan mà lơ là các biện pháp phòng ngừa, vì có thể bạn sẽ bị tái nhiễm. Cẩn tắc vô áy náy! |
| | | |  | | | | |
Tiến sĩ Lautenbach cho biết, nếu bạn may mắn là người nhiễm virus và khỏi bệnh, bạn cũng cần nhớ rằng vẫn phải tiếp tục duy trì các thói quen vệ sinh tốt. Những điều tương tự mà bạn đã thực hiện theo khuyến cáo của ngành y tế: rửa tay kỹ bằng xà bông ít nhất 20 giây, lau các bề mặt như bàn, điện thoại, bàn phím máy vi tính,... không bắt tay, và khi hắt hơi thì hắt hơn vào khuỷu tay của mình. Đó đều là những lời khuyên tốt để mọi người tiếp tục làm như một quán tính.
Ông nói thêm rằng trong khi dịch bệnh Covid-19 do coronavirus gây ra sẽ không “dập” được hoàn toàn, mà sẽ trở thành bệnh theo mùa, giống như flu, nhưng vẫn có những cách giúp ngăn ngừa, và khi nhiễm bệnh cũng phục hồi được, miễn là bạn biết và thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa cần thiết. |
| | | |  Jason Garcia, 36 tuổi, ở California đã “chiến thắng” Covid-19 và hiến tặng huyết ương cứu người bệnh nặng. Trong hình: Anh Garcia và vợ, con. (YouTube) |
|
| | | | |
Hiến huyết tương
Điều quan trọng nhất mà bệnh nhân chiến thắng Covid-19 có thể làm để giúp đỡ, đó là hiến huyết tương.
Khi một người bình phục từ Covid-19, máu của người đó có chứa các kháng thể trong huyết tương để chống lại virus. Những kháng thể này có thể được chiết xuất từ máu của người hiến tặng và được truyền cho một bệnh nhân bị bệnh nặng bằng cách truyền máu, với hy vọng rằng các kháng thể của người hiến tặng sẽ giúp bệnh nhân bình phục.
Việc sử dụng huyết tương từ những người đang bình phục hoặc đã bình phục để điều trị bệnh đã có từ một thế kỷ qua, vì các bác sĩ đã sử dụng tiến trình này để điều trị cho bệnh nhân từ dịch bệnh cúm Tây Ban Nha vào năm 1918. Gần đây, phương pháp điều trị đã được sử dụng trên bệnh nhân mắc bệnh bại liệt, sởi, SARS và các bệnh khác, và có bằng chứng và dữ liệu mới cho thấy biện pháp này có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh Covid-19 nặng, theo bác sĩ Pampee Young, giám đốc y tế của Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ. |
| | | |  | | | | |
Chưa được công nhận đó là giải pháp hoàn hảo, nhưng bác sĩ Young nói dường như rất khả quan khi sức khỏe của một số người nhận được huyết từ người bệnh Covid-19, nay đang ổn định và họ ít cần dùng máy giúp thở hơn. Tất nhiên, vẫn còn sớm để đưa biện pháp này vào tiến trình điều trị thông dụng cho bệnh nhân Covid-19.
Một phát ngôn viên của Hệ thống Y tế Mount Sinai ở New York cho biết, đến nay, có khoảng 30 bệnh nhân đã được điều trị theo cách này, và dự liệu trong vài tuần tới sẽ có thêm hàng trăm ca. “Tuy chỉ là một nghiên cứu nhỏ, nhưng nếu có kết quả khả quan, thì chúng ta có thể lạc quan về huyết tương là một liệu pháp hiệu quả,” bác sĩ Young nói. |
| | | |  | | | | |
Để đủ điều kiện, người hiến huyết tương phải bảo đảm các yêu cầu hiến máu bình thường và không có triệu chứng Covid-19 trong ít nhất 14 ngày và, trong hầu hết các trường hợp, phải có kết quả xét nghiệm dương tính trước đó. Bệnh nhân được phục hồi có thể hiến một lần trong vòng 28 ngày, tiến trình để hiến huyết tương có thể mất từ 90 phút đến hai tiếng rưỡi.
Nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc có liên quan đến việc hiến huyết tương, bao gồm Hội Chữ thập đỏ, vì vậy, để tìm địa điểm gần bạn, hãy truy cập trang web của Dự án Plasma Covid-19 Convalescent, tại ccpp19.org, hoặc truy cập trang web của Hội Chữ thập đỏ. |
| | | |  | | | | |
Hiến máu
Một tin tốt lành, đó là “ngân hàng máu” trong các bệnh viện không thiếu, do nhiều trường hợp giải phẫu tự chọn được hủy bỏ (vì dịch bệnh), nguồn cung cấp máu toàn quốc đã có thể đáp ứng nhu cầu kể từ khoảng cuối tháng trước, theo bác sĩ Young.
Tuy nhiên, các “ngân hàng máu” vẫn luôn cần tiếp ứng, bởi không ai biết được sự bùng phát dịch bệnh sẽ làm tăng nhu cầu như thế nào, trong vài tuần tới.
Bác sĩ Young nói: Mọi người nên nghĩ không chỉ những gì chúng ta cần ngày hôm nay, mà cả những gì chúng ta có thể cần trong hai tuần hoặc bốn tuần nữa, khi tình hình tiếp tục căng thẳng và thậm chí có khả năng còn xấu đi.
Nếu bạn muốn hiến máu, hiến huyết tương, hãy tham khảo trước trên Hiệp hội Ngân hàng máu Hoa Kỳ, truy cập trang web của Hội chữ thập đỏ hoặc gọi số 1-800-RED-CROSS. Bạn cũng có thể tìm tin tức qua trang web của Trung tâm Máu Hoa Kỳ. |
Nếu bạn đã bình phục hoàn toàn và trong thời gian 14 ngày cô lập, chờ đợi, bạn có thể xem xét hỗ trợ cho hàng xóm và bạn bè, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao, như người già và những người đang mắc bệnh sẵn. Tất nhiên là phải cân nhắc khi tiếp xúc với mọi người trong cộng đồng, cho họ biết là bạn đã từng nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, hãy nhớ tuân thủ tất cả các cách thức an toàn quy định, đặc biệt là rửa tay thường xuyên và khử trùng những thứ bạn mang vào nhà từ bên ngoài.
Và một điều nữa, rằng dù đang phải ở nhà, bạn vẫn có thể giúp đỡ người khác không may mắn như mình. |
| | | |  Các tình nguyện viên làm việc trong cơn đại dịch. (Aleksandra Michalska/Reuters) |
|
| | | | |
|
|
|
|
|