TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vài hoạt cảnh thời Covid-19
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vài hoạt cảnh thời Covid-19

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10769

Bài gửiGửi: Fri Apr 03, 2020 5:05 am    Tiêu đề: Vài hoạt cảnh thời Covid-19

Vài hoạt cảnh thời Covid-19


Giữa những xáo trộn, hoang mang và sợ hãi của xã hội thời Covid-19, con người có phản ứng khác nhau tùy theo cách suy nghĩ. Từ đó ta có những hoạt cảnh bi hài và đôi khi khó hiểu.


Lee Man-hee “chủ chiên” của giáo phái Shincheonji quỳ tạ lỗi


Tại Nam Hàn, khi phát giác “ổ dịch”, nơi một giáo phái hành lễ, ta thấy ông “chủ chiên” cúi mình rồi quỳ mọp tạ lỗi với bá tánh, vì tín đồ trong giáo phái của ông ấy mà cả đất nước Nam Hàn lên cơn sốt Vũ Hán.


Ông mục sư Rodney Howard-Browne vẫn ngoan cố tuyên bố sẽ tiếp tục hành lễ vì nhà thờ của ông không có vi trùng


Ngược lại, giữa trận đại dịch, tại Florida, vẫn có ông mục sư phây phây hành lễ với hàng trăm tín đồ bao quanh, ngay trong khi lệnh cấm tụ tập trên 10 người đang hiệu lực. “Tự do tín ngưỡng” và “tự do cá nhân” là hai món được dùng làm mộc che chở. Hai tuần lễ liền, sau khi nhà cầm quyền địa phương lên tiếng cảnh cáo và bị phe lờ, cảnh sát đành bắt giam ông mục sư. Bị còng tay, bị cáo vẫn vênh váo đòi thi hành quyền tự do.

Tự do cá nhân chấm dứt khi thi hành quyền tự do ấy sẽ gây thiệt hại cho kẻ khác?! Không biết ông mục sư và tín đồ có chịu ký giấy cam kết nếu chẳng may bị nhiễm trùng Covid-19 sẽ không gọi xe cứu thương và sẽ chịu ngồi nhà chờ chết?


Giới sinh viên đi nghỉ spring break ở Miami Beach, Florida. (Hình: Joe Raedle/Getty Images)


Tại các trung tâm chăm sóc người già, các cụ ông cụ bà ngồi bó gối chịu trận, chấp nhận sự rủi ro từ người khác [vô tình] mang đến vì họ chẳng thể làm gì khác. Và cũng chính những người già này chịu thiệt thòi nhiều nhất. Dễ nhiễm bệnh, cơ thể suy nhược sẵn nên khi nhiễm trùng, không mấy người sống sót. Ngược lại, trên bãi biển nắng ấm, vẫn có những nhóm người trẻ tụ họp, bơi lội tắm nắng; khi cảnh sát đến giải tán họ vẫn cười ồ trả lời "... nếu tui bị corona [nhiễm trùng] thui tui cũng vẫn dùng [bia] corona... "


Những gương mặt ngu đần nhâng nháo tổ chức party trong mùa dịch


Chưa hết, quẩn chân và ấm ức vì không được tụ tập ăn mừng lễ tốt nghiệp, đã có mấy đám con nít, lớn xác nhưng chưa khôn, chưa đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm, vẫn lén lút tổ chức party trong vườn nhà cho đến khi hàng xóm báo cảnh sát đến giải tán đám đông và biên giấy phạt cha mẹ. Thay vì im lặng nhận lỗi, cha mẹ lại đăng đàn than phiền chê trách hàng xóm mách lẻo. Không biết những người trẻ này và cha mẹ họ có chịu ký giấy cam kết nếu chẳng may bị nhiễm trùng Covid-19 sẽ không gọi xe cứu thương và sẽ chịu ngồi nhà chờ chết, không phiền hà đến ai khác?

Đã thế, khi cơn bão thổi đến, mọi dụng cụ y khoa đều thiếu thốn không đủ dùng cho mọi bệnh nhân, bệnh viện, bác sĩ phải cân nhắc xem sẽ đem nhân lực, sử dụng những vật dụng quý giá ấy vào bệnh nhân nào, những người có tỷ lệ sống sót cao nhất!?

Thiếu tinh thần trách nhiệm là điều thường thấy nhất trong cơn hoạn nạn, hành xử theo ý thích, bản năng, bất kể người chung quanh gánh chịu ảnh hưởng tệ hại. Thiếu tinh thần trách nhiệm phản chiếu mức tri thức, từ người lãnh đạo đến phó thường dân. Tệ hại hơn là việc “biết” nhưng vẫn tiếp tục cách cư xử ấy vì mục đích, quyền lợi riêng.


Baruch Feldheim (trái) 43 tuổi, bị cảnh sát New York bắt vì đầu cơ gần 192,000 mặt nạ N95; gần 600,000 găng tay y tế; 130,000 mặt nạ giải phẫu; mặt nạ N100; áo giải phẫu; khăn giẩy tẩm chất tẩy trùng; thiết bị lọc phân tử; gel rửa tay; và thuốc xịt tẩy trùng và đang bán các dụng cụ này cho các bác sĩ và y tá với giá cao gấp 7 lần giá thị trường.


“Me first” hay thiếu tinh thần xã hội, tình nhân luân là cách cư xử phổ thông thứ nhì, thu góp tất cả mọi thứ họ cho là cần thiết khi có thể. Tệ hại hơn là việc đầu cơ, tích trữ để kiếm tiền trong hoàn cảnh cùng quẫn như việc rao bán hộp thuốc sát trùng để rửa tay bán với giá 30 mỹ kim! Vài kẻ rao bán bị trừng phạt, nhưng ta chưa thấy những tay trung gian như Amazon bị phạt, vài triệu mỹ kim với đại công ty này chỉ là muối bỏ biển?



Vài hoạt cảnh bi hài khác xảy ra hàng ngày như việc rầm rộ mua súng; có những căn nhà được rào kín đề bảng “cấm khách không mời” (No uninvited guest) với tấm ảnh khẩu súng bên cạnh. Phe ta đi ngang thấy mà hết hồn nhưng chẳng dám lần khân đứng lại chụp hình tấm bảng, sợ chủ nhà xách súng ra đuổi. Hẳn là chủ nhân hoảng sợ lắm, sợ người khác mang bệnh tật đến cho mình và người thân nên đóng chặt cửa? Không muốn tiếp xúc với xã hội bên ngoài nhưng nếu khi chẳng may té ngã gẫy xương lọi tay hoặc gặp cơn trụy tim bất ngờ, chẳng biết chủ nhân có gọi xe cứu thương không? Chỉ có đi mà không có lại?!



Khi tham dự những buổi họp online, thảo luận những phương cách vận hành, protocol, của bệnh viện phe ta học được cách nghĩ ngợi, phân tích của các nhóm nhân viên có nhiệm vụ khác nhau. Khi khẩn cấp, mọi nhân viên từ xe cứu thương đến y tá, y công, bác sĩ đến nhà bếp... đều thi hành nhiệm vụ của mình theo cung cách sắp đẵt sẵn và theo lệnh của “trung tâm vận hành”, command center, in hệt cách làm việc của bộ tham mưu, thảo luận cách hành quân trong quân đội? Trung tâm vận hành của bệnh viện có cả... luật sư và mấy chuyên viên [phân tích] luân lý & đạo đức (Ethics).



Tính đến hôm nay, CDC sửa soạn thay đổi lời khuyến cáo: bá tánh nên dùng mặt nạ y tế khi ra chốn công cộng; có thể là ta biết nhiều hơn cách Covid-19 lan truyền nên dùng mặt nạ y tế vẫn an toàn hơn là không dùng; hoặc giả ta đã có đủ dùng các mặt nạ y tế cho bệnh viện và nhân viên y tế?


Các địa điểm để người cao niên nhận quà tại Melbourne, Úc


Giữa cơn hoạn nạn toàn cầu, vẫn có những kẻ âm thầm đóng góp, những người may mặt nạ y tế đem tặng hàng xóm, giúp đỡ ông già bà lão đi chợ, ra tiệm thuốc tây mua sắm những món cần thiết, chia sẻ thức ăn.


Các bác sĩ kiểm soát nhân viên bệnh viện tại những chiếc lều dựng lên bên ngoài bệnh viện, xem có bị nhiễm COVID-19 không, trước khi để họ vào làm việc trong khu vực Cấp Cứu của Bệnh Viện St. Barnabas, New York hôm 24 Tháng Ba, 2020. (Hình: Misha Friedman / Getty Images)


Tại nơi làm việc, một vài nhân viên y tế từ nhiệm vì lo âu sợ hãi nhưng những người còn lại vẫn tiếp tục, họ làm việc hết sức mình, định liệu đến cách tái dụng vật liệu an toàn cá nhân, cách sử dụng một máy thở cho hai bệnh nhân vì vật dụng cạn kiệt và bỏ ngoài tai mấy câu xoen xoét của chính khách vô trách nhiệm. Những người chỉ ngừng nói sảng khi chính mình hoặc thân nhân bị nhiễm trùng hoặc trực tiếp chịu hậu quả từ việc làm của mình?

lltran

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân