TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nước Ý đứng trước sự chọn lựa nghiệt ngã: Để người già chết trước!
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nước Ý đứng trước sự chọn lựa nghiệt ngã: Để người già chết trước!

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10772

Bài gửiGửi: Thu Mar 19, 2020 6:04 am    Tiêu đề: Nước Ý đứng trước sự chọn lựa nghiệt ngã: Để người già chết trước!

Nước Ý đứng trước sự chọn lựa nghiệt ngã: Để người già chết trước!

Emergency: A health worker wearing a protective suit and mask wheels a patient on a bed at a hospital in Brescia in northern Italy


Nước Ý đứng trước sự chọn lựa nghiệt ngã: Để người già chết trước!

Bản tin mang tựa đề “Người Ý trên 80 tuổi ‘sẽ không được cứu’ khi đất nước tràn ngập coronavirus” của trang telegraph.co.uk gây chấn động Châu Âu và trên toàn thế giới.

Bản tin cho biết, theo một tài liệu được một đơn vị quản lý khủng hoảng ở thành phố Torino (vùng Piedmont) soạn thảo, các nạn nhân của coronavirus ở Ý sẽ không được hưởng dịch vụ chăm sóc đặc biệt (ICU) nếu họ ở độ tuổi 80 trở lên, hoặc sức khỏe kém, nếu áp lực về giường nằm tăng mạnh và không đủ chỗ cho tất cả mọi người.

Các bác sĩ lo ngại nếu không được chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân sẽ dễ dàng thiệt mạng vì coronavirus.


Work was underway on a new field hospital in Milan today, with a structure normally used for sports being converted to a makeshift intensive care wing


Đơn vị quản lý khủng hoảng đã thiết lập một cách thức xác định bệnh nhân nào được điều trị đặc biệt, và bệnh nhân nào được chăm sóc, nếu bệnh viện không đủ chỗ phục vụ. Khả năng chăm sóc đặc biệt đang bị thiếu hụt trầm trọng ở Ý khi coronavirus tiếp tục lan rộng.

Theo statista.com, tại Ý, năm 2000 có 1.321 bệnh viện, nhưng đến năm 2017, con số này giảm xuống còn 1.063 bệnh viện. Số lượng giường bệnh cũng giảm trong thời gian này. Đó là bi kịch của nước Ý.


Work is underway on a new temporary hospital in Milan today, amid fears that the city could suffer a larger virus outbreak than it has done so far


Chính hai yếu tố coronavirus lây lan quá nhanh và số giường bệnh giảm mạnh, cộng thêm nguồn lực y tế hạn chế vì không thể chuẩn bị đối phó với đại dịch trong thời gian gấp rút, đã làm cho tình hình chữa bệnh trở nên tồi tệ.

Một bác sĩ nói: “ (Ai) sống hoặc chết được quyết định bởi tuổi tác và tình trạng sức khỏe của họ. Đây là cách diễn ra trong một cuộc chiến.”

Tài liệu này cũng cho biết thêm: “Sự phát triển của dịch bệnh hiện nay khiến cho khả năng mất cân bằng giữa nhu cầu lâm sàng của bệnh nhân mắc COVID-19 và khả năng sử dụng các nguồn lực chuyên khoa có hiệu quả.”


The new San Raffaele temporary hospital is being built in Milan, with medics forced to work in makeshift conditions


Các bệnh viện, mà người đứng đầu là giám đốc, sẽ phải đưa ra các lựa chọn điều trị cho từng trường hợp điển hình, tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có. Các bệnh viện buộc phải cân nhắc chi phí điều trị (thấp hay cao) với kết quả đạt được (nhanh hay chậm) trong điều trị lâm sàng. Điều này lại tùy thuộc vào tuổi tác và sức chịu đựng của mỗi người.

Luigi Icardi, một ủy viên hội đồng về sức khỏe ở vùng Piemonte, nói: “Tôi chưa bao giờ muốn thấy một khoảnh khắc như vậy. Tài liệu này sẽ được ràng buộc dựa trên những thông số nhất định như khả năng sống sót rồi mới đưa ra mã ưu tiên để được chăm sóc đặc biệt.”


Nhân viên y tế bước ra khỏi lều tại một trong những công trình khẩn cấp được thiết lập để giảm bớt các thủ tục tại bệnh viện Brescia, miền bắc Italy. Hình: Luca Bruno/AP


Tài liệu đã hoàn tất và chỉ cần có sự chấp thuận của Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật trước khi được gửi đến bệnh viện. Các tiêu chuẩn dự liệu ​​sẽ được áp dụng trên khắp nước Ý, các nguồn tin chính phủ cho biết.

Roberto Testi, Chủ Tịch Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật Coronavirus của vùng Piedmont, nói với The Telegraph: “Chúng tôi đặt mục tiêu trì hoãn càng lâu càng tốt việc sử dụng các tiêu chuẩn này để phải quyết định ai sống, ai chết. Hiện tại vẫn còn những nơi chăm sóc đặc biệt và chúng tôi đang làm việc để tạo ra nhiều hơn những khu ICU. Trong y học đôi khi chúng ta phải đưa ra những lựa chọn khó khăn, nhưng điều quan trọng là phải có một hệ thống về cách tạo ra chúng”.


Treatment: A hospital worker tends to a patient lying in bed in a temporary structure outside the hospital in Brescia where medics are handling suspected virus patients


Tại sao nước Ý có số tử vong cao do coronavirus?

Ý hiện có số người chết cao nhất do ​​COVID-19 bên ngoài Trung Cộng, nơi phát xuất coronavirus. Ý có dân số già nhất châu Âu, với khoảng 23% dân cư từ 65 tuổi trở lên, theo The New York Times.

Theo The Local, nhiều trường hợp tử vong ở Ý đã nằm trong số những người ở độ tuổi 80 và 90, độ tuổi dễ bị biến chứng nặng hơn từ COVID-19.


Italy’s hospitals are beginning to strain under the growing number of patients needing treatment due to coronavirus. (Photo: Gulf News)


Cô Krys Johnson, nhà dịch tễ học tại Đại Học Y tế Công cộng Temple cho scientificamerican.com biết, khi mọi người già đi, cơ hội phát triển ít nhất một tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ như ung thư hoặc bệnh tiểu đường tăng. Những điều kiện như vậy cũng làm cho mọi người dễ bị bệnh nặng hơn do coronavirus.

Một vấn đề khác cần được xem xét thêm là trong một khu vực dân cư, khi số người cần chăm sóc y tế tăng lên đột ngột, sẽ khiến hệ thống y tế bị quá sức. Nước Ý đang ở trong tình trạng này. Và cuối cùng, do Ý không tìm được nhiều trường hợp mới bị nhiễm COVID-19 để chữa trị kịp thời, làm giảm tỷ lệ tử vong. Phó giáo sư dịch tễ học tại Đại học Michigan Aubree Gordon cho biết.


A tent has been constructed to accommodate medical personnel assisting the growing number of coronavirus patients in Italy. (Photo: Gulf News)


Đó là điều khiến nhà dịch tễ học Johnson nghi ngờ rằng tỷ lệ tử vong thực sự ở Ý gần với tỷ lệ tử vong toàn cầu là 3.4%.

Nước làm tốt công tác xét nghiệm để tìm người mới nhiễm COVID-19 là Nam Hàn, nhờ đó, qua hơn 140.000 xét nghiệm, họ đã chữa trị sớm để tỷ lệ tử vong chỉ có 0.6% mà thôi.


Một nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts trình diễn dụng cụ bảo vệ cần thiết để điều trị bệnh nhân COVID-19. Hình: Getty Image


Hoa Kỳ có phải dùng biện pháp sàng lọc người già trong đại dịch COVID-19?

Số tuổi trung bình của một nước càng cao, nước đó càng bị già hóa, hay có số người già nhiều. Điều này rất quan trọng trong việc điều trị bệnh lây nhiễm, vì sức đề kháng của người già ngày càng yếu. Vì thế, đừng nên ngạc nhiên khi chính phủ kêu gọi người trên 65 tuổi nên tự cô lập tại nhà, đừng ra đường nếu không thực sự cần thiết.

Theo cia.gov, nước bị già hóa nhất là Monaco, với số tuổi trung bình là 55,4. Kế đến là Nhật Bản – 48,6; Saint Pierre And Miquelon – 48,5, Đức – 47,8, Ý đứng thứ 5 với con số 46,5. Hoa Kỳ đứng thứ 61 – 38,5, kế tiếp là Trung Cộng – 38,4. Việt Nam đứng thứ 112, với con số 31,9.


Số giường bệnh trên 1,000 dân cư của 42 nước đứng đầu. Nguồn: data.oecd.org


Một chỉ số cần xem xét nữa là số giường bệnh trên đầu người của mỗi nước. Theo số liệu năm 2017 của Tổ Chức Kinh Tế Hợp Tác & Phát Triển (Organisation for Economic Co-operation and Development – OECD), ba nước đứng đầu bảng xếp hạng là Nhật Bản với 13,1 giường/1.000 người, Nam Hàn 12,3 giường/1.000 người, Nga 8,1 giường/1.000 người. Ý đứng thứ 25 3,2 giường/1.000 người. Hoa Kỳ đứng thứ 31 2,8 giường/1.000 người. Việt Nam không có tên trong danh sách 42 nước đầu tiên.

Nhìn vào hai chỉ số, số tuổi trung bình và số giường bệnh trên 1.000 người dân, ta thấy Hoa Kỳ cần nhiều giường bệnh hơn nữa trong trường hợp số người nhiễm coronavirus tăng đột ngột.

Một lợi thế của Hoa Kỳ so với hệ thống chăm sóc sức khỏe của Châu Âu là số lượng giường đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) nhiều hơn, tuy nhiên rất nhiều giường hiện nay lại đang dành cho bệnh nhân cúm. Đại dịch coronavirus lại trùng hợp với phần cuối của mùa cúm cao điểm, kéo dài đến tháng Ba, làm cho việc chữa bệnh khó khăn hơn. Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia tại Viện Y tế Quốc gia, cho biết năm nay, bệnh cúm diễn ra tồi tệ như mùa 2017-2018, gây tử vong nhiều nhất trong một thập niên. Điều này có nghĩa là các bệnh viện đã dùng vào khả năng dự trữ của họ và hiện tại giường bệnh đã đặc biệt hạn chế.


Medics wheel out a person on a stretcher from the Life Care Center of Kirkland, a long-term care facility linked to several confirmed coronavirus cases, in Washington state [Lindsey Wasson/Reuters]


Những thống kê này nghe có vẻ nghiệt ngã, nhưng chỉ gây lo ngại, chứ không phải báo động. Một số biện pháp nếu được thực hiện ở cả cấp chính phủ và cá nhân có thể giúp năng lực giải quyết của bệnh viện trong đại dịch đạt hiệu quả tốt hơn.

Các chuyên viên cho biết các biện pháp vệ sinh như rửa tay một cách có phương pháp và làm sạch bề mặt bị nhiễm bệnh có thể làm chậm tốc độ lây lan của coronavirus trong dân chúng. Điều này có thể làm phẳng đường cong của các trường hợp coronavirus mới, bảo đảm khả năng của bệnh viện không vượt quá đáng kể:


Biểu đồ phân tích sự cần thiết tự bảo vệ mình trước đại dịch COVID-19. Nguồn: CDC


Một infographic cho thấy các mục tiêu giảm thiểu trong một ổ dịch với hai đường cong. Trục X đại diện cho số lượng các trường hợp hàng ngày (Daily number of cases) và trục Y đại diện cho lượng thời gian kể từ trường hợp đầu tiên (Time since first case). Đường cong đầu tiên biểu thị số lượng các trường hợp khi không có biện pháp bảo vệ trong khi bùng phát được thực hiện và hiện trên máy một đỉnh lớn (Cases without protective measures). Đường cong thứ hai thấp hơn nhiều, biểu lộ số lượng các trường hợp tăng nhỏ hơn nhiều nếu các biện pháp bảo vệ được thực hiện (Cases with protective measures).

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc giữ khoảng cách ít nhất 6 feet với người khác ở nơi công cộng đã làm chậm sự lây truyền bệnh cúm giữa dân cư với nhau, và cứu mạng nhiều người.

Các chuyên viên cho rằng việc ngăn chặn COVID-19 sẽ dễ hơn nhiều nếu hệ thống bệnh viện không bị quá sức. Điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào người dân có ý thức tự bảo vệ mình và người thân hay không.

Vũ Đình Trọng


italians-80-will-left-die-country-overwhelmed-coronavirus

why-deaths-from-coronavirus-are-so-high-in-italy

cia.gov

The US needs a lot more hospital beds

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân