TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Huyền thoại chiếc mặt nạ y tế
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Huyền thoại chiếc mặt nạ y tế

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10769

Bài gửiGửi: Tue Mar 17, 2020 4:44 am    Tiêu đề: Huyền thoại chiếc mặt nạ y tế

Huyền thoại chiếc mặt nạ y tế


Chưa bao giờ mặt nạ y tế lại là mặt hàng “HOT” nhất trong nhiều tuần lễ qua, kể từ khi xuất hiện coronavirus ở Trung Hoa lục địa cho đến khi nó thành đại dịch Covid-19 lan khắp toàn cầu. Mặt nạ là một trong những biện pháp phòng, tránh bệnh, nhưng ít ăn biết những điều lý thú về một thứ đang rất thông dụng hiện nay như thế nào.

Đã hơn 10 năm của thế kỷ 21, nhưng không ai biết chiếc mặt nạ y tế ra đời từ trước thế kỷ 20. Đó là mặt nạ giải phẫu – một thủ tục trong ngành y được dùng ở các nước phương tây từ năm 1897.


Bác sĩ Ngũ Liên Đức (phải) tại phòng thí nghiệm ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Hoa năm 1916. Hình: Đại học Cambridge.


Cuối năm 1910, bác sĩ người Malaysia gốc Hoa, Wu Lien-the (Ngũ Liên Đức), giám đốc y tế của Trung Hoa đã đi sâu vào các khu vực bị ảnh hưởng của một bệnh dịch bệnh bùng phát ở vùng Đông Bắc Trung Hoa để chỉ thị việc đề phòng, và kiểm soát dịch bệnh. Trung Hoa đã sớm xác định dịch bệnh trên là một dạng bệnh dịch hạch viêm phổi lây lan bởi những giọt nước trong không khí. Ngoài việc đề xuất các biện pháp như cô lập bệnh nhân và kiểm soát chặt chẽ ở nhiều thành phố, bác sĩ Ngũ Liên Đức cũng thiết kế và phát minh ra một mặt nạ vệ sinh giá rẻ.


Mặt nạ làm bằng bông gạc trong Lịch sử Y học Trung Hoa năm 1934. Từ Bộ sưu tập Wellcome.


Mặt nạ y tế này được làm bằng gạc giải phẫu 4 x 6 inch, bên trong lót miếng bông gòn. Mặt nạ y tế này được quấn quanh phía sau đầu rồi buộc lại bằng một nút thắt. Đơn giản và dễ làm, nên giá cả cũng rẻ, ai cũng có thể mua.

Trong thời kỳ Cộng hòa (1912-1949), Trung Hoa tiếp tục trải qua những đợt dịch tả, đậu mùa, bạch hầu, thương hàn, sốt đỏ tươi, sởi, sốt rét và kiết lỵ. Trong đó, Thượng Hải đã chứng kiến 12 đợt dịch tả từ năm 1912 đến 1948. Chỉ riêng năm 1938, thành phố này báo cáo có đến 11.365 trường hợp bị nhiễm bệnh và gây tử vong 2.246 người. Năm 1929, chính phủ Trung Hoa phản ứng với đợt bùng phát viêm màng óc bắt đầu ở Thượng Hải và lan ra toàn quốc, bằng cách khuyến khích người dân tặng mặt nạ y tế và tránh các cuộc tụ họp công cộng. Bệnh viện ở Nam Kinh, Trung Hoa lúc bấy giờ đã bán mặt nạ y tế cho công chức và người dân. Ở những thị trấn nhỏ như Pinghu ở phía đông tỉnh Chiết Giang, dân cư được phát mặt nạ miễn phí.


Mặt nạ y tế đẹp trong thời thời dịch SARS. Hình: qz.com


Mặt nạ y tế thông dụng nhờ... bệnh dịch

Hình ảnh mọi người ra đường đều bịt kín mặt, trừ hai con mắt, hầu như rất thông dụng ở các nước châu Á kể từ sau dịch SARS bùng phát năm 2002 và cơn hoảng loạn cúm gia cầm năm 2006. Sau này, dù không có dịch, dân ở nhiều nước ra đường vẫn cứ đeo mặt nạ, để tránh bụi bậm, khói thuốc,... Thói quen đeo mặt nạ y tế lan sang các cộng đồng người châu Á nhập cư ở Mỹ.


Một bệnh nhân đeo mặt nạ trong đại dịch cúm sau Thế chiến thứ nhất. (Photo by Topical Press Agency/Getty Images)


Thật ra, chuyện đeo mặt nạ bắt đầu ở Nhật Bản cũng từ những năm đầu của thế kỷ 20, khi một đại dịch cúm giết chết khoảng 20 đến 40 triệu người trên khắp thế giới (nhiều số người chết trong Thế chiến I). Lúc ấy chưa có mặt nạ y tế, mọi người che mặt bằng khăn quàng cổ, hoặc tấm màn nhỏ mỏng khi ra đường để tránh bị lây nhiễm, cho đến khi dịch bệnh mờ dần vào cuối năm 1919.

Không lâu sau đó, tại Nhật Bản, trận động đất lớn mang tên Kanto năm 1923 đã hình thành một “địa ngục khổng lồ” nuốt gần 600.000 ngôi nhà ở khu vực đông dân nhất của quốc gia này. Kinh khiếp hơn, nó làm cho bầu không khí ở xứ sở Phù Tang này ngập đầy khói và tro bụi trong suốt nhiều tháng liền. Trên đường phố Tokyo và Yokohama khi ấy, chuyện bịt mặt khi ra đường trở nên bình thường.


Người Nhật Bản tiêu 230 triệu USD để mua mặt nạ y tế mỗi năm. Hình: qz.com


Hơn 10 năm sau, một trận dịch cúm toàn cầu lần thứ hai vào năm 1934 đã khiến mặt nạ y tế trở thành thứ không thể thiếu, đặc biệt đối với người dân Nhật Bản. Họ bắt đầu sử dụng đều đặn hơn nhất là trong những tháng mùa đông. Người Nhật vốn nổi tiếng với sự “lịch sự có thừa”, những người bị ho, cảm sơ sơ, cứ ra khỏi nhà là đeo mặt nạ y tế vì sợ truyền mầm bệnh sang những người khác.

Vào những năm 1950, sau Thế chiến II, tình trạng ô nhiễm bầu khí quyển tăng lên, cùng với sự phát triển mạnh của cây tuyết tùng của Nhật bản – Japan Cedar– chứa phấn hoa khiến nồng độ carbon dioxide xung quanh tăng lên. Đeo mặt nạ y tế đã đi từ ảnh hưởng theo mùa đến thói quen quanh năm. Ngày nay, người tiêu thụ Nhật Bản tốn tiền cho cái mặt nạ y tế khoảng 230 triệu USD/năm. Các nước láng giềng như Trung Cộng và Đại Hàn và nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam cũng đã áp dụng phương thức “phòng ngừa” này khi môi trường cũng bị ô nhiễm, và khi có dịch bệnh.


Cô nàng: “Này anh, sao hôm nay anh lại đeo mặt nạ thế? Để phòng chống dịch, phải không?”

Anh chàng: “Không! Anh đeo mặt nạ để ngăn chặn những nụ hôn tới tấp của em đấy, cưng ạ! ”

Tranh vui được tìm thấy trên tạp chí Manhua Jie, xuất bản năm 1936. Hình: Shanghai Library.


Thời trang mặt nạ

Điểm mấu chốt là ở Đông Á, việc sử dụng các tấm che mặt để tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm là điều có trước lý thuyết mầm bệnh. Từ rất lâu, ở Thượng Hải, mặt nạ y tế được quảng bá là phụ tùng thời trang để khuyến khích mọi người sử dụng. Để đối phó với dịch viêm màng óc, nhà báo nổi tiếng Yan Duhe đã thảo luận về tầm quan trọng của việc đeo mặt nạ y tế trên tờ báo Xinwen Bao xuất bản năm 1929, có tiêu đề “Phụ tùng thời trang mùa xuân: Mặt nạ đen.” Trong đó, Yan đề nghị các nhà thuốc nên dành lợi nhuận và bán các mặt hàng cần thiết để phòng chống dịch bệnh, bao gồm cả mặt nạ y tế, với chi phí phải chăng.


Mặt nạ còn là thời trang. Hình: Reuters


Trong những năm gần đây, việc đeo mặt nạ y tế đã bắt nguồn từ những lý do khác và ngày càng hiện đại. Các nhà nghiên cứu phát giác ra rằng trong số nhiều thanh niên Nhật Bản, mặt nạ đã phát triển thành “bức tường lửa xã hội” (firewall social). Thanh thiếu niên Nhật Bản mặt mang mặt nạ, tai đeo headphone là để báo hiệu rằng họ không mong muốn giao thiệp với những người xung quanh. Họ hoàn toàn khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ trẻ cũng áp dụng cách này nhằm tránh bị quấy rối trên các phương tiện giao thông công cộng.


“Smog couture” in Hong Kong. Reuters


Mặt nạ thậm chí đang trở thành kiểu Đông Á: Tại Nhật Bản, mặt nạ y tế mang kiểu dáng sang trọng hoặc hình ảnh dễ thương được cấp phép để mọi người có thể được mua ở các nhà thuốc. Mới tháng trước tại Tuần lễ thời trang Trung Cộng, nhà thiết kế Yin Peng đã tiết lộ sản phẩm “smog couture”, người mặc quần áo kết hợp với nhiều loại mặt nạ y tế khác nhau, từ máy thở Vader-esque đến máy chống bạo động toàn cầu.


Một người mẫu đeo mặt nạ đi trên sàn trong buổi trình diễn thời trang Jamie Wei Huang tại Fashion Scout vào ngày 14 tháng 2 năm 2014 tại London, Anh. (Photo by Tim P. Whitby/Getty Images)


Ngày nay, các nhà chức trách yêu cầu mọi người đeo mặt nạ y tế để tự mình bảo vệ sức khỏe vì đây một trong những biện pháp dễ nhất và rẻ nhất để ngăn ngừa sự lan truyền virus gây mầm bệnh.


Chưa có bằng chứng nào cho thấy mặt nạ – ngay cả loại làm bằng kỹ thuật cao như N95 – có khả năng chống lại Covid-19


Trong nhiều thế kỷ qua, người Trung Hoa đã chỉ dựa vào chiếc mặt nạ y tế để giúp họ tránh được bệnh tật, chiến tranh hóa học và sự ô nhiễm. Tuy vậy, cho đến giờ vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy mặt nạ y tế – ngay cả loại làm bằng kỹ thuật cao như N95 – có khả năng chống lại Covid-19 hay không. Khi chưa có lựa chọn nào tốt hơn, thì cứ đeo mặt nạ đi, vì dù sao nó cũng tránh được nhiều thứ, không chỉ virus. Vả lại, đó cũng là thời trang mà!


Khi chưa có lựa chọn nào tốt hơn, thì cứ đeo mặt nạ đi

Đ.T
Nguồn: saigonnhonews

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân