TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chữa trị ung thư và khả năng sinh con cho đàn ông
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chữa trị ung thư và khả năng sinh con cho đàn ông

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10791

Bài gửiGửi: Sun Jun 23, 2019 11:58 pm    Tiêu đề: Chữa trị ung thư và khả năng sinh con cho đàn ông

Chữa trị ung thư và khả năng sinh con cho đàn ông


Khi nói đến ung thư của đàn ông người ta thường nghĩ ngay đến ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư tinh hoàn. Thật ra, các loại ung thư thường hay xảy ra cho đàn ông gồm có: ung thư tuyến tiền liệt (nhiếp hộ tuyến, prostate cancer), ung thư ruột già và hậu môn, ung thư phổi, và ung thư da. Ung thư phổi đứng đầu trong các loại ung thư, trong khi đó ung thư tinh hoàn (testicular cancer) rất hiếm khi có so với các loại ung thư kể trên.

Ung thư và các phương pháp chữa trị ung thư có thể ảnh ưởng đến hệ thống sinh sản và giảm thiểu khả năng truyền giống của người đàn ông.



1. Hóa trị (Chemotherapy)

Nguyên tắc của hóa trị là hủy diệt tất cả các loại tế bào đang sinh sản. Tế bào nhân đôi càng nhanh càng dễ bị hủy diệt, trong đó có tinh trùng, do khả năng nhân đôi khá nhanh nên đương nhiên trở thành nạn nhân liên đới của hóa trị. Nguy cơ bị hiếm muộn vĩnh viễn xảy ra khi những tế bào gốc tinh trùng (spermatogonia stem cells) bị hủy hoại nặng nề tới độ không còn khả năng sinh ra tinh trùng mới.

Nguy cơ của hóa trị gây ra hiếm muộn tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:

    • Tuổi tác của bệnh nhân. Ví dụ, đàn ông trên 40 sẽ khó hồi phục lại khả năng truyền giống sau khi chữa trị.

    • Loại thuốc được dùng. Một số thuốc có ảnh hưởng xấu nhiều hơn là thuốc khác.

    • Liều lượng thuốc. Liều lượng hóa trị càng cao, thời gian hồi phục khả năng sinh sản của tinh trùng càng lâu, và nguy cơ bị hiếm muộn vĩnh viễn càng cao.

Sau khi xong hóa trị, sự sản xuất tinh trùng có thể hồi phục từ một đến bốn năm, nhưng có khi đến 10 năm. Nếu sau bốn năm, tinh trùng không trở lại, xác xuất hồi phục sẽ rất thấp.



2. Chữa trị bằng cách nhắm vào hệ thống đề kháng (Targeted and immune therapies)

Các phương pháp chữa trị nầy nhắm vào tế bào ung thư, đánh dấu chúng là kẻ thù để cho hệ thống đề kháng của cơ thể tự hủy diệt chúng. Tuy nhiên, các phương pháp này được biết sẽ làm cho con cái về sau dễ bị khuyết tật bẩm sinh.



3. Chữa trị bằng hormone

Một số hormone được dùng để trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản. Các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến tình dục và sinh lý, như giảm sự ham muốn và khả năng cương cứng và xuất tinh.



4. Xạ trị (Chiếu điện, radiation therapy)

Xạ trị dùng các tia phóng xạ có nguồn năng lượng cao để giết tế bào ung thư. Xạ trị nhắm thẳng vào tinh hoàn hay vùng xương chậu gây ra nguy hại cho khả năng truyền giống. Liều lượng phóng xạ càng cao sẽ hủy diệt tế bào gốc sinh ra tinh trùng.



5. Ghép tủy sống và tế bào gốc (Bone marrow or stem cell transplant)

Trước khi ghép tủy sống, bệnh nhân thường được chữa trị bằng xạ trị toàn bộ cơ thể, đưa đến sự hủy diệt tinh trùng.


Một bệnh nhân ung thư đang được giải phẫu tại bệnh viện ở Pháp.
(Hình: Getty Images)


6. Giải phẫu

Giải phẫu để cắt bỏ tinh hoàn là phương pháp thường dùng để chữa trị ung thư tinh hoàn. Thường thường chỉ cắt bỏ một bên, vì chỉ có ít hơn 5% là bị cả hai bên. Do vậy, nếu còn một bên hoàn toàn bình thường, khả năng sinh sản vẫn được duy trì. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khả năng sinh con cũng bị giảm đi rất nhiều, vì bên còn lại tuy không bị ung thư nhưng cũng không hoàn toàn khỏe mạnh.

Một số trường hợp ung thư nhiếp hộ tuyến đã lan ra khỏi vùng xương chậu, cả hai hòn tinh hoàn đều phải bị cắt bỏ. Cho dù ung thư chưa lan ra bên ngoài, tối thiểu, toàn bộ tuyến tiền liệt (prostate gland) và bầu chứa tinh (seminal vesicles) phải bị cắt bỏ. Hai cơ phận này làm việc với nhau để sản xuất ra tinh dịch, do vậy sau khi mổ, sẽ không có tinh dịch, cũng như không thể xuất tinh ra ngoài. Giải phẫu tuyến tiền liệt còn làm hư hại đến hệ thống thần kinh cảm ứng khiến người đàn ông mất khả năng cương cứng và không thể giao hợp được.


Tinh trùng được đông lạnh


Bệnh nhân trước khi bắt đầu chữa trị ung thư, nếu muốn có con sau này, nên tham khảo các phương cách bảo quản tinh trùng.

Tinh trùng có thể được đông lạnh và để dành trong nhiều năm, khi cần sẽ cho xả đá ra để bơm vào tử cung hay thụ tinh trong ống nghiệm. Trong trường hợp không thể xuất tinh, bệnh nhân có thể được kích thích bằng điện yếu gọi là “Electroejaculation” để lấy tinh trùng. Có khi tiểu giải phẫu cần sử dụng để hút tinh trùng từ tinh hoàn.

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân