Mây tím

Ngày tham gia: 24 Oct 2007 Số bài: 10769
|
Gửi: Fri May 31, 2019 11:35 pm Tiêu đề: Sự đồng lõa trong yên lặng |
|
|
Sự đồng lõa trong yên lặng
| | | |  Sự đồng lõa trong yên lặng. Ở đây không muốn ám chỉ một chuyện gì gian dối, mà tôi muốn đề cập đến chuyện khó nói khi bác sĩ phải báo tin không vui đến bệnh nhân. |
|
| | | | |
Sự đồng lõa trong yên lặng. Ở đây không muốn ám chỉ một chuyện gì gian dối, mà tôi muốn đề cập đến chuyện khó nói khi bác sĩ phải báo tin không vui đến bệnh nhân.
Nói cho đúng hơn, đồng thuận trong yên lặng, là thầm đồng ý giữa bác sĩ, bệnh nhân, và gia đình của bệnh nhân, để tránh phải đề cập về chuyện người bệnh còn được bao lâu nữa trên cõi đời này. Sự đồng thuận ấy có thể bắt nguồn từ hàm ý tốt, lòng thương đặt không đúng chỗ, hay cả mê tín dị đoan, và thường gây ra thêm những đau khổ, chịu đựng không cần thiết. Quan niệm nầy có thể bắt nguồn từ khuôn mẫu hành nghề y tế của những bác sĩ thời trước, cho rằng, đừng cho bệnh nhân biết, là chuyện làm đúng của bậc “lương y như từ mẫu”. |
| | | |  | | | | |
Rất nhiều tình huống, mọi người trong cuộc, từ bác sĩ, bệnh nhân, và gia đình thầm hiểu ngầm cái kết cuộc không thể tránh khỏi, mà trong đó, bệnh nhân là người đồng lõa chính, vì không muốn làm cho gia đình thêm đau xót. “Sanh, lão, bệnh, tử”: ai cũng biết như vậy, nhưng cái chết là một kết cuộc rất hãi hùng, vì thế, rất nhiều bác sĩ và bệnh nhân tránh không muốn đề cập đến.
Vấn đề ở đây là, kéo dài sự sống hay kéo dài cái chết? Nhiều bệnh nhân vì không am hiểu tình huống nên không có sự lựa chọn đúng về việc chữa trị. Sự đồng thuận trong yên lặng, xảy ra rất nhiều. Bác sĩ thường nói cho bệnh nhân về thuốc men, cách chữa trị, nhưng ít khi đề cập đến chuyện, nếu tình huống tệ đi, và bệnh nhân còn được bao lâu nữa, cho đến khi quá trễ. |
| | | |  | | | | |
“Sự đồng lõa”, đa phần chỉ cuốn xoay bệnh nhân và gia đình bám víu vào những hy vọng mong manh, chỉ kéo dài những đau đớn về thể xác và tinh thần. Để rồi, cuối cùng, thiếu thời gian chuẩn bị, và thiếu dịp để nói lời từ biệt.
Cá nhân tôi đã từng kinh nghiệm với sự ra đi của ba má tôi, mà tôi cho là rất đột ngột, không kịp từ giã. Nhưng nghĩ lại cho cùng, tôi biết chuyến phải đến đã đến, nhưng yên lặng, không muốn chuẩn bị, không muốn nghĩ đến phút cuối.
Một số bài học mà tôi cho là trễ còn hơn không: |
| | | |  | | | | |
1. Hầu hết các bác sĩ không nói cho bệnh nhân biết tất cả sự thật
Hiện nay, đa số các bác sĩ đều cho rằng họ có quyền nói cho bệnh nhân biết những gì “cần thiết” mà thôi. Không có một luật pháp nào ngăn cấm, và hành xử như thế không đi ngoài phạm vi của y đức. Trong y khoa, dường như có một luật bất thành văn, là, nếu nói cho bệnh nhân biết nhiều chỉ làm cho họ đau khổ thêm mà thôi. Nghiên cứu cho thấy, các bác sĩ thường hay phớt lờ, hay nói qua loa khi phải đề cập đến chuyện chung cuộc, cho dù có khi người thân hỏi thẳng vấn đề hậu sự. Hầu hết, các bác sĩ chỉ nói, làm tất cả những gì có thể làm được cho đến phút cuối, và bệnh nhân cũng như người thân ngầm đồng thuận, cho dù biết, kết quả là mong manh. |
| | | |  | | | | |
2. Bác sĩ thường vụng về khi phải báo tin không vui
Trong trường y khoa, không có một lớp học nào cho huấn luyện sinh viên về chuyện này cả. Sinh viên không được huấn luyện cách phải hành xử như thế nào khi bệnh nhân và gia đình phản ứng khi được báo tin buồn. |
| | | |  | | | | |
3. Bác sĩ cũng không biết ứng phó như thế nào với cái chết
Không phải là bác sĩ không cảm thông được với bệnh nhân nhưng chính họ chỉ là con người, chính họ cũng bị trói buột bởi cái chết và sợ về sự chết. Phần khác, một số bác sĩ đã từng trải với nhiều sự chung cuộc, nên chọn thái độ “chai đá” bên ngoài, để khỏi bị nhiễm bởi sự khổ đau bên trong.
Ngày xưa, khi y khoa còn đang phát triển, con người ta chết quá nhanh, có khi không kịp trở tay, ví dụ như bị nhiễm trùng, dịch tả chẳng hạn. Ngày nay, các tiến bộ về y học giúp kéo dài sự sống và mặc nhiên, kéo dài luôn cả cái chết. Do đó, cái chết không còn đột ngột, mà trở thành một phần, một giai đoạn trong việc chữa trị.
Riêng tôi, cũng vì không muốn đối chọi với cái chết của bệnh nhân, nên đã chọn ngành Sản Phụ, Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm. Cho dù vậy, có nhiều khi cũng phải nói cho bệnh nhân biết về tin buồn là kết quả chữa trị hiếm muộn không thành công như ý muốn. Và lần nào như vậy, cũng còn mới như lần đầu với tất cử sự ngại ngùng, khó nói. |
Chung cuộc, ai cũng phải đến. Ta nên sáng suốt, chấp nhận và để chuẩn bị. Nên hỏi cặn kẻ bác sĩ, cho biết thật sự về tình huống, không nên cho thêm ảo vọng, hay những viên kẹo đường. Nếu trong trường hợp không còn phương cách nào khác, thì nên bàn với người ra đi để chuẩn bị.
Khi ông ngoại của các cháu con tôi sắp ra đi, các cháu hát cho ông nghe những bài hát mà ông yêu thích. Phút cuối, con tôi cầm đàn và hát cho ông, La Vie En Rose, cho đến khi ông trút hơi thở cuối cùng. |
Ngoài ra nên thu lại những video với người thân trước khi họ ra đi. Khi họ còn sáng suốt, sẽ kể lại những kỷ niệm hay những kinh nghiệm sống.
Những năm cuối cùng của ba má tôi, tôi tự nhủ sẽ làm một cuốn băng video, phỏng vấn cuộc đời của hai cụ, để dành cho con cháu về sau. Thế nhưng, không phải là tôi lười biếng, nhưng lại cố quên, vì cho làm như vậy là chuyện không may, và chỉ đem lại rủi ro cho hai cụ. Bây giờ lại tiếc. Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh |
|
|
|
|
|