TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đối phó với sợ hãi và căng thẳng như thế nào
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đối phó với sợ hãi và căng thẳng như thế nào

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10791

Bài gửiGửi: Wed May 15, 2019 11:52 pm    Tiêu đề: Đối phó với sợ hãi và căng thẳng như thế nào

Đối phó với sợ hãi và căng thẳng như thế nào

Căng thẳng thả ra chất béo acid từ mô mỡ. Chúng ta vẫn chưa biết bằng cách nào những thay đổi đó giúp ta đối phó với căng thẳng. (Hình: shrm.org)


Có cả ngàn lý do vật chất cũng như tinh thần hành hạ cơ thể của chúng ta. Đó là một số những căng thẳng tinh thần. Chúng ta làm gì để đối phó?



1. Nang thượng thận dùng vào việc gì?

Bất cứ ai quen thuộc với một bức hình của Napoleon mang một cái mũ có vành vểnh lên ở ba phía thì chắc là không lạ gì với hình dạng của nang thượng thận.

Khi chiếc nón ba cạnh của Đại Đế đã đội lên đầu thì cũng giống như nang thượng thận chụp lên phía trên của mỗi trái thận. Mỗi tuyến nội tiết này chỉ dài khoảng 2.5 tới 5.1 cm và nặng khoảng một phần của 28 gram mỗi bên nhưng chúng sản xuất ra hơn ba chục tá kích thích tố.



Nang thượng thận có hai phần khác nhau, thực ra là một cặp tuyến, chiếc này nằm trong chiếc kia. Phần bên ngoài gọi là vỏ màu vàng nhận kích thích tố của não thùy adrenocorticotropic. Phần ở trong có màu đỏ nâu và nhận lệnh trực tiếp từ hệ thần kinh.

Kích thích tố do phần vỏ gọi là các steroids. Có ba loại: mineralocorticoid có nhiệm vụ giữ thăng bằng các chất natri và kali trong cơ thể, glucocorticoids có nhiệm vụ nâng lượng đường trong máu, và kích thích tố sinh dục.

Phần tủy tràng tiết ra hai loại kích thích tố: adrenaline và noradrenaline. Vì các hóa chất này có trách nhiệm đối với một số phản ứng như sợ hãi và nóng giận cho nên chúng được gọi là kích thích tố khẩn cấp.



2. Tuyến nội tiết làm gì khi ta bị căng thẳng?

Sẽ qua một cuộc giải phẫu hoặc nhận được một số dấu hiệu báo trước là ta cần giải phẫu. Về nhà mà thấy kẻ trộm có khí giới ở trên trần nhà hoặc lo ngại về những hóa đơn chưa trả. Tham dự một cuộc thi hoặc chờ đợi để được phỏng vấn. Can dự vào một cuộc đôi co hoặc ngồi trên xe hơi ở chỗ nhiều giao thông mà không làm gì được.

Tuy nhiên, hệ thống nội tiết giải quyết những căng thẳng này rất nhanh.

Phần tủy tràng tiết ra adrenaline và noradrenaline làm cho tim đập nhanh và hơi thở dồn dập để lấy thêm không khí.

Cấu tạo dưới đồi tiết ra kích thích tố corticotropin-releasing CRH. Chất này lại làm tuyến yên tiết ra kích thích tố adrenocorticotropic ACTH. ACTH lại kích thích nang thượng thận để đưa kích thích tố glucocorticoid vào dòng máu.



Kích thích tố quan trọng nhất là cortisol được biết dưới tên hydrocortisone. Căng thẳng có thể khiến nang thượng thận tiết ra cortisol gấp 20 lần số bình thường để cơ thể đối phó với các khó khăn. Nó lấy amino acids từ các kho dự trữ ở thịt và các mô bào khác, giúp đưa chúng vào gan và từ đây chuyển chúng thành chất glucose. Nó cũng thả ra chất béo acid từ mô mỡ. Chúng ta vẫn chưa biết bằng cách nào những thay đổi đó giúp ta đối phó với căng thẳng.

Kích thích tố rất cần thiết để ta đối phó với căng thẳng hoặc thương tích, chạy trốn trước thú dữ trong rừng hoặc đánh nhau bằng tay với kẻ thù. Nhưng có nhiều căng thẳng trong đời sống hằng ngày không cần đến sức mạnh và sự tiết ra các kích thích tố vô tội vạ có thể mang hại cho cơ thể.



3. Có cách y khoa nào dùng cho adrenaline?

Những con rắn có vẻ đáng sợ hơn là con ong, kiến lửa, ong vò vẽ hoặc ong bắp cầy. Nhưng tại một vài vùng ở trên thế giới, sâu bọ cắn lại giết nhiều gấp đôi số người bị rắn cắn mỗi năm. Nguyên nhân là do dị ứng. Và các bác sĩ đều khuyên mỗi người nên mang một ống adrenaline để chích ngay. Thuốc sẽ mở đường dẫn không khí, kích thích trái tim và duy trì huyết áp ở mức bình thường.

Adrenaline cũng được dùng trong trường hợp có khẩn cấp ở tim khi ta chích vào tim để cơ quan này hoạt động trở lại. Chúng được dùng để chữa cơn suyễn bằng cách làm giãn cuống phổi cũng như khi bị nghẹt mũi.



4. Nếu dùng glucorticoid lâu có nguy hiểm gì không?

Công dụng của glucocorticoids, kể cả cortisone, như là một dược phẩm tùy thuộc vào sức mạnh để giảm viêm và trấn áp hệ miễn dịch khi dùng nhiều nhưng lại có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên dùng nhiều và lâu lại cũng gây ra tác dụng phụ như chất béo tụ lại và đưa tới mặt tròn như mặt trăng.

Các tác dụng phụ nguy hiểm khác như loãng xương, loét bao tử, tiểu đường, cao huyết áp và vết thương lâu lành. Giảm hệ thống miễn dịch đưa tới nhiễm trùng mà không biết vì không viêm đỏ lại ít đau. Một rủi ro khác là rối loạn về tâm lý gồm có vui quá hoặc điên khùng.

Các yếu tố trên đây không làm chúng ta quên cách điều trị với glucocorticoid. Tác dụng phụ quan trọng nhất có thể phòng ngừa bằng cách dùng phân lượng nhỏ nhất trong thời gian ngắn nhất và ngày nay đa số các bác sĩ rất bảo thủ khi biên toa cho thuốc này. Ngoài ra, các nhà chuyên môn lại khám phá ra rằng dùng liều lượng cao và cách nhật lại an toàn hơn.

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân