Đĩa than đã quay trở lại, nhưng trước khi có MP3 và các dịch vụ phát trực tuyến, đã có rất nhiều các loại format âm nhạc khác nhau, nhiều đến mức khiến ta khó mà phân biệt được chính xác. Bạn nhận ra được bao nhiêu trong những định dạng dưới đây?
Người ta thường nói quá khứ cũng giống như một quốc gia khác. Quả là không còn gì đúng hơn khi bạn nhìn lại quá khứ xem các thế hệ đi trước đã nghe nhạc như thế nào.
Với những ai lớn lên trong thập niên 1970, 80 và 90, thì nghe nhạc hồi đó là một thú vui được đón nhận mãnh liệt hơn nhiều so với thời nay - việc đứng dậy để đổi mặt chiếc đĩa hát là ví dụ rõ ràng nhất - và đi cùng với các loại băng đĩa thời đó là hàng loạt các phụ tùng liên quan.
Các ngành kỹ nghệ ăn theo được phát triển xoay quanh những hoạt động đồ sộ của ngành âm thanh, chẳng hạn như thiết bị làm trong âm thanh, còn toàn bộ quy trình nghe nhạc thì đòi hỏi nhiều hoạt động thể lực tới mức bạn khỏi cần đi tập thể hình cũng được.
Hãy cùng nhìn lại xem bạn có thể nhớ hoặc biết bao nhiêu trong số các thứ “đồ cổ” này
Cassette tape head cleaner (hình: Other)
Băng lau chùi đầu từ
Băng cassette là loại hình nghe âm nhạc phổ biến nhất từ giữa thập niên 1970 cho đến đầu những năm 1990, trước khi nó bị đĩa CD thay thế.
Giống như đĩa than, âm thanh được phát qua các bộ phận chuyển động - mà trong trường hợp này thì cuộn băng khi chạy trên đầu từ đã gửi ra các tín hiệu, và tín hiệu được chuyển thành nhạc qua bộ âm-ly.
Sau một thời gian chạy nhiều băng cassette, đầu từ sẽ bị bẩn do bụi từ tính của băng đọng lại, khiến tín hiệu âm thanh truyền đi ngày càng kém, giảm phẩm chất. Giải pháp là dùng dung dịch, mà thường là dung dịch cồn, để lau sạch các bụi từ tính. Dung dịch này thường được đổ lên băng lau đầu từ, rồi người ta cho băng đó vào ổ cassette chạy trong vài phút là đầu từ sẽ được làm sạch.
Eight-track tape decks (hình: Other)
Máy cối
Cuộc chiến giữa băng cassette và máy cối thì cũng tương tự như cuộc chiến giữa băng video VHS và BetaMax.
Máy cối với tám rãnh âm thanh, hay còn gọi là Stereo-8, là nhằm đưa phẩm chất âm thanh của đĩa than vào thế giới băng từ.
Tám đường tiếng, hay Stereo-8 như những người chơi đầu tiên được biết đến, là một nỗ lực để đưa phẩm chất âm thanh của vinyl vào thế giới của băng từ. Hộp băng tám rãnh ghi được 80 phút âm nhạc và phát lại ở dạng âm thanh nổi.
Hơn nữa, phần lớn kỹ thuật chơi từ tính thực sự được chứa trong chính hộp băng chứ không phải trong đầu đọc băng.
Tám đường tiếng đã trở nên phổ biến khi các công ty xe hơi bắt đầu gắn chúng vào các đời xe mới trong thập niên 1970; Ở Anh, loại thiết bị này hẳn phải có nén như bạn mua những chiếc xe cao cấp như Rolls-Royce hay Bentley.
Với phẩm chất ngày càng được cải tiến của các băng cassette thông thường, loại băng tám đường tiếng cồng kềnh, có phần thô kệch này dần tàn lụi vào đầu thập niên 1980. Vào năm 1993, Kurt Cobain đã đề xuất rằng album In Utero có lẽ chỉ nên phát hành trên định dạng ổ băng tám đường tiếng.
CD lens cleaner (hình: Other)
Thiết bị lau chùi mắt đọc đĩa CD
Khi ra mắt với công chúng, đĩa CD được làm ra bằng chất liệu phù hợp với tương lai. Một số tường thuật trên truyền thông thậm chí nói rằng tia laser vẫn đọc được nhạc trên đĩa kể cả khi bị kẹt (Lời khuyên chuyên gia: Không đúng, bạn đừng thử làm thế ở nhà).
Mặc dù mắt đọc laser không chạm vào đĩa CD, nhưng nó vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi bụi khí quyển.
Thứ bụi này không đọ nổi với thiết bị lau đầu đọc CD - một chiếc CD đặc biệt có lớp chổi li ti, mềm sẽ quét hết bụi bẩn khỏi đầu đọc trong máy.
Ổ sao chép băng từ
Vào giữa những năm 1980, thời trang văn hóa khi đó là bộ dàn hi-fi với không chỉ một mà hai ổ đĩa, cho phép các fan cuồng sao chép nhạc chỉ bằng một nút nhấn, tất nhiên là nếu như luật không cấm việc sao chép đó.
Bạn không còn phải ráo riết truy lùng các bộ sưu tập thu âm hoặc chương trình phát thanh để kết hợp thành một bản mixtape nữa, mà bạn có thể thu lại từ băng của người khác. Sao chép băng tại nhà không giết chết âm nhạc, nhưng giúp giải phóng bớt những phần việc khó chịu.
Ví đựng đĩa CD cầm tay
Hãy tưởng tượng về một máy nghe nhạc MP3 trong đó chứa toàn bộ kho âm nhạc của bạn, có kích thước và trọng lượng gấp nhiều lần, nhưng bạn thực ra lại không nghe được bản nhạc nào cả.
Cho đến giữa những năm 2000, nếu như muốn mang theo nhạc để nghe khi đi đâu đó là bạn cần phải lên kế hoạch hợp lý và phải để dành chỗ cho nó khi đóng gói hành lý.
Đầu đĩa CD mang lại phẩm chất âm thanh kỹ thuật số độ trung thực cao và bạn có thể bỏ túi, nếu như túi áo, túi quần của bạn đủ lớn để cho lọt một chiếc bánh mì và đĩa bơ vào.
Đĩa CD rất dễ vỡ, nhất là khi bị rơi, cho nên cần phải có hộp đựng phù hợp để ta có thể mang đi mang lại. Ví đựng đĩa CD là thứ có nhiều lớp túi nhựa mềm để đựng riêng rẽ từng đĩa một, và có khóa kéo để đóng kín, tránh để bụi bám vào đĩa.
Walkman (hình: Other)
Máy nghe nhạc Walkman
Trước khi Sony ra mắt Walkman vào năm 1979, thì việc nghe nhạc khi đi đường có nghĩa là việc phải mang theo máy cassette cồng kềnh hoặc đài dò sóng để tìm các kênh radio bạn muốn nghe, nghe ồn ào, náo nhiệt.
Với Walkman thì mọi thứ không còn như thế nữa. Với bộ tai nghe đi kèm, bạn có thể thỏa thích chìm vào thế giới âm nhạc của mình chỉ bằng một nút bấm.
Walkman không phải là máy nghe băng cassette cá nhân đầu tiên như vậy - nhà phát minh người Đức gốc Brazil Andreas Pavel đã tạo ra Stereobelt từ vài năm trước đó - nhưng Walkman đã trở thành biểu tượng nhất, ít nhất là cho đến khi CD ra đời.
Việc có thể nghe nhạc một cách hoàn toàn cá nhân, tách biệt khỏi những ồn ào xung quanh đã tạo nên sức hút rất mạnh mẽ; một số ngôi sao nhạc pop thậm chí còn đeo thiết bị này trong các video ăn khách.
Có lẽ nó cũng đã tạo ra cái gọi là “Hiệu ứng Walkman”, thứ có thể được coi là tiền thân của thời đại sử dụng điện thoại thông minh.
Giáo sư người Nhật Shuhei Hosokawa tuyên bố rằng loại thiết bị này đã làm thay đổi cảnh quan đô thị, cho phép mọi người thoát khỏi thế giới bên ngoài để đắm chìm vào “khu vực nghe nhạc cá nhân”.
Minidisc (hình: Other)
Minidisc
Ngay từ khi đĩa CD đang thống lĩnh doanh số âm nhạc khắp từ Anchorage cho Addis Adaba thì gã khổng lồ kỹ thuật Nhật Bản Sony đã nghĩ đến một định dạng âm thanh khác thay thế nó.
MiniDisc là kiểu đĩa kỹ thuật số cỡ nhỏ, nằm trong mơ ước của Sony trong việc thiết kế ra được một hệ thống âm nhạc di động thực sự bỏ túi, khi mà các thiết bị chạy băng cassette và đĩa CD không thể làm cho nhỏ hơn được nữa.
Bước đột phá thực sự của Minidiscs là nó là định dạng có thể ghi âm được; bạn có thể ghi lại vào MiniDiscs, tạo các đĩa trộn âm thanh chồng lên nhau mà bạn chán nghe từng phiên bản gốc. Các model sau này thậm chí còn có khả năng chơi một định dạng kỹ thuật số mới, được gọi là MP3.
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn