TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cần nộp giấy tờ gì để bảo lãnh thân nhân qua Mỹ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cần nộp giấy tờ gì để bảo lãnh thân nhân qua Mỹ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10769

Bài gửiGửi: Wed Mar 06, 2019 12:47 am    Tiêu đề: Cần nộp giấy tờ gì để bảo lãnh thân nhân qua Mỹ

Cần nộp giấy tờ gì để bảo lãnh thân nhân qua Mỹ


Diện bảo lãnh cho vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ của công dân Hoa Kỳ là diện bảo lãnh thân nhân mau nhất so với những diện bảo lãnh thân nhân khác.



Mẫu đơn I-130 là một mẫu đơn thông dụng nhất và là mẫu đơn dùng để làm đơn bảo lãnh cho thân nhân.

Bảo lãnh theo diện thân nhân gồm có hai loại. Loại thứ nhất là Immediate Relative và loại thứ hai là Family Based Preference.

    1. Loại thứ nhất Immediate Relative là diện bảo lãnh cho vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ của công dân Hoa Kỳ, và diện này là diện bảo lãnh thân nhân mau nhất so với những diện bảo lãnh thân nhân khác.

    2. Loại thứ hai là Family Based Preference được chia ra làm 5 Preferences (tức là năm ưu tiên).

      • Ưu tiên 1 được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

      • Ưu tiên 2A được dành cho vợ, chồng, hoặc con cái dưới 21 tuổi của thường trú nhân.

      • Ưu tiên 2B được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của thường trú nhân.

      • Ưu tiên 3 được dành cho những người con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

      • Ưu tiên 4 được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.



Bảo lãnh thân nhân được chia ra làm hai phần (đoạn).

Phần thứ nhất là nộp đơn I-130 cùng với những dự kiện cần thiết đến Sở Di Trú. Sở Di Trú chỉ xem xét hồ sơ có hội đủ dự kiện chứng minh sự liên hệ gia đình để được bảo lãnh hay không. Đơn I-130 được chấp thuận không có nghĩa là “người thừa hưởng” được cấp chiếu khán. Đơn I-130 được chấp thuận chỉ có nghĩa là những dự kiện nộp vào chứng minh rằng “người thừa hưởng” là thân nhân được định nghĩa dưới những điều luật di trú và họ có thể làm đơn xin chiếu khán di dân.

Phần thứ hai là sau khi đơn I-130 được chấp thuận, hồ sơ được chuyển qua cho National Visa Center (tạm dịch là Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia) để thu thập những giấy tờ cần thiết và sau đó được chuyển qua cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ để giải quyết cấp chiếu khán. Sự việc của Lãnh Sự Hoa Kỳ là xem xét sự liên hệ gia đình có thật sự như đã trình bày theo giấy tờ và “người thừa hưởng” có lọt vào một trong những điều luật cấm nhập cảnh hay không. Nếu bị lọt vào một trong những điều luật cấm nhập cảnh, hồ sơ xin chiếu khán sẽ bị từ chối ngoại trừ hội đủ điều kiện miễn trừ.



Khi nộp đơn I-130 vào Sở Di Trú, đơn I-130 phải được kèm theo những dữ kiện để chứng minh sự liên hệ gia đình.

    • Những giấy tờ cần thiết thứ nhất là khai sanh của “người thừa hưởng.”

      Dù rằng khai sanh không cần thiết để chứng minh sự liên hệ gia đình. Sở Di Trú muốn khai sanh của “người thừa hưởng” để Sở Di Trú biết rõ thân thế của “người thừa hưởng.” Điển hình là bảo lãnh theo diện phối ngẫu, khai sanh của người thừa hưởng không cần thiết để chứng minh sự liên hệ vợ chồng của hai người, nhưng khai sanh của “người thừa hưởng” phải được nộp chung với đơn I-130 vì Sở Di Trú muốn biết thân thế của “người thừa hưởng.”

    • Giấy tờ cần thiết thứ nhì là bằng quốc tịch Hoa Kỳ, sổ thông hành Hoa Kỳ hoặc thẻ xanh của “người bảo lãnh.” Những giấy tờ đó dùng để chứng minh “người bảo lãnh” là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân. Vì chỉ có công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân mới được bảo lãnh cho thân nhân.

    • Giấy tờ cần thiết thứ ba là khai sanh và hôn thú. Vấn đề này hơi phức tạp vì luật di trú có phân tích vấn đề liên hệ cha con mà không phân tích vấn đề liên hệ mẹ con.

      Trong trường hợp bảo lãnh cho anh chị em cùng mẹ (hoặc cùng cha và mẹ) thì phải có khai sanh của “người bảo lãnh” và “người thừa hưởng.” Khai sanh của hai người sẽ được dùng để chứng minh rằng hai người có cùng một người mẹ. Trong trường hợp cùng mẹ khác cha, giấy tờ chứng minh sự liên hệ gia đình cũng chỉ cần khai sanh của “người bảo lãnh” và “người thừa hưởng.”


Bản tin chiếu khán


Theo yêu cầu của quý bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho Tháng Ba, 2019.

Ưu tiên 1 – priority date là ngày 22 Tháng Mười, 2011, tức là ưu tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 2A – priority date là ngày 8 Tháng Giêng, 2017, tức là ưu tiên được dành cho vợ, chồng, hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 2B – priority date là ngày 1 Tháng Tám, 2012, tức là ưu tiên được dành cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 3 – priority date là ngày 8 Tháng Chín, 2006, tức là ưu tiên được dành cho con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 4 – priority date là ngày 22 Tháng Chín, 2005, tức là ưu tiên được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.

Darren Nguyễn Ngọc Chương, Esq.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân