TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chứng run chân
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chứng run chân

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10792

Bài gửiGửi: Sun Jul 29, 2018 11:40 pm    Tiêu đề: Chứng run chân

Chứng run chân


Chứng run chân (restless legs syndrome) có thể bắt đầu từ nhỏ, nhưng tuổi trung bình lúc bắt đầu có triệu chứng là khoảng 27 tuổi; càng lớn tuổi thì tỉ lệ bị chứng này càng cao; đàn bà bị nhiều hơn đàn ông. Tỉ lệ bị chứng này là từ 1 đến 10 phần trăm dân số, tùy theo từng sắc dân. Có nghiên cứu thấy tới 24 phần trăm các bệnh nhân của các bác sĩ gia đình có thể bị triệu chứng này ít nhất một lần mỗi tuần.



Về nguyên nhân, chứng bệnh này có hai dạng:

    • Dạng thường gặp nhất, chiếm đến 76% các trường hợp, không có nguyên nhân rõ ràng (tiếng Anh gọi là idiopathic). Ở dạng này, có tới 92% bệnh nhân có người trong gia đình cũng bị cùng vấn đề, tức là có tính cách di truyền.

    • Dạng thứ hai, chiếm 24%, là dạng có nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể liên quan đến bệnh thận kinh niên, thiếu chất sắt, viêm đa thần kinh (polyneuropathy), có bầu (thai), đau bắp thịt (fibromyalgia), bệnh thấp khớp (rheumatoid arthritis), đau đường thần kinh (radiculopathy), thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, chứng bệnh Sjogren (chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên hoặc lớn tuổi làm khô miệng, khô mắt, sưng tuyến nước bọt và nhiều triệu chứng khác), rối loạn về sự tập trung và quá “sung” (Attention-Deficit Hyperactivity Disorder).



Chứng bệnh đôi chân không nghỉ ngơi này thường có các triệu chứng như là cảm giác khó chịu, không hẳn là đau, nhưng như kiến bò, tê tê, ngứa ngứa, căng căng... ở chân, thường gặp nhất là vùng từ mắt cá tới đầu gối, có khi cả chân, một bên hoặc cả hai bên, có khi cả ở tay. Người bệnh phải run chân (có khi cả tay), đi lại, di chuyển, thì triệu chứng mới giảm bớt.

Nếu triệu chứng này xảy ra vào ban đêm, có thể làm cho mất giấc ngủ của mình và nhất là người ngủ cùng giường thì lúc đó ta đã bị một rối loạn thường đi kèm với chứng bệnh chân không nghỉ ngơi. Rối loạn này được gọi là rối loạn chân tay quờ quạng (nhúc nhích) một cách định kỳ (periodic limb movement disorder). 80% những người bị chứng run chân cũng sẽ mắc phải rối loạn này.



Ðể chữa chứng này, đầu tiên phải có chẩn đoán chính xác. Một bệnh sử chi tiết có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chứng bệnh đôi chân không nghỉ ngơi (restless legs syndrome), trong khi rối loạn chân tay quờ quạng định kỳ (periodic limb movement disorder) cần phải được chẩn đoán bằng một xét nghiệm nhằm đo hoạt động của bắp thịt trong lúc ngủ gọi là polysomnography.

Nếu chứng run chân có nguyên nhân, chữa trị các nguyên nhân sẽ giúp giảm bệnh. Do đó bác sĩ sẽ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm xem có nguyên nhân nào không, sau đó chữa nguyên nhân nếu có.



Nếu chứng run chân không có nguyên nhân, có nhiều cách chữa rất công hiệu. Chữa trị nên bắt đầu bằng các phương pháp không dùng thuốc, sau đó dùng các thuốc mua không cần toa bác sĩ, sau đó là các thuốc do bác sĩ kê toa sau khi thăm khám cẩn thận và theo dõi các tác dụng phụ trong lúc dùng thuốc.

Các biện pháp không dùng thuốc bao gồm các phương pháp vệ sinh về giấc ngủ (sleep hygiene) như nên đi ngủ đúng giờ, không coi phim trong lúc ngủ, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ, lành mạnh.

Vì thiếu sinh tố B12, folic acid có thể là nguyên nhân, dùng một viên multivitamin (như B complex hay Centrum...) mỗi ngày có thể giúp ích và tương đối an toàn.



Ngoài ra cũng phải tránh các yếu tố làm cho triệu chứng trầm trọng (exacerbating factors):

    • Uống rượu có thể làm tăng triệu chứng.

    • Caffeine (có trong cà phê, trà, coca cola, vân vân) có thể làm tăng độ nhạy của các thần kinh xúc giác và làm tăng triệu chứng.

    • Sự căng thẳng (stress), thay đổi công việc, hoạt động thể lực nặng (strenuous physical activities) gần giờ đi ngủ, cũng làm nặng thêm các triệu chứng.

    • Một số thuốc chống trầm cảm (antidepressant) như fluoxetine, paroxetine, sertraline, mirtazapine, and mianserin; một số thuốc trị tâm thần (neuroleptics) như olanzapine and risperidone và một số thuốc khác như các thuốc beta-blockers, phenytoin, zonisamide, methsuximide, and lithium cũng có thể làm nặng thêm triệu chứng. Do đó nên thảo luận với bác sĩ, rà soát lại các thuốc đang dùng xem có thuốc nào có thể là nguyên nhân hay không.



Sau cùng, có nhiều thuốc trị chứng bệnh này rất hiệu quả, hầu như tức thì. Tuy nhiên, thuốc có các tác dụng phụ cần phải được theo dõi cẩn thận, và có thể phải tăng liều sau một thời gian, do đó cần phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ trong việc điều trị.

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân