TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bệnh rối loạn tích trữ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bệnh rối loạn tích trữ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10769

Bài gửiGửi: Wed Apr 25, 2018 11:42 pm    Tiêu đề: Bệnh rối loạn tích trữ

Bệnh rối loạn tích trữ


Nhà bạn đang bừa bộn với các vật dụng mà với bạn, bỏ thì thương, vương thì tội? Theo các chuyên gia, sự bừa bộn không chỉ thể hiện khả năng tổ chức cuộc sống của chúng ta có vấn đề mà còn có thể là biểu hiện của một loạt những vấn đề tâm thần nghiêm trọng khác.



Một căn nhà ngăn nắp - nhiệm vụ bất khả thi?

Chuyên gia về xếp đặt Carol Posener vốn đã quen với tình trạng lộn xộn và bừa bãi của khách hàng trong suốt 25 năm qua. Tình trạng này rất phổ biến với những khách hàng cao niên, những người đã dành cả đời để tích cóp đủ mọi thứ vật dụng.

Posener cho rằng, khó nhất trong việc thu dọn lại cho ngăn nắp chính là quyết định giữ thứ nào lại và bỏ thứ nào đi: “Lý do khiến mọi người thấy khó khăn khi đưa ra quyết định là bởi họ đã trả tiền cho những món đồ đó. Và vì vậy, thật khó để bỏ các thứ khi bạn đã bỏ tiền ra. Cũng như, có những vật dụng mà chúng ta đã gắn nó với một phần ký ức hay cảm xúc, nên cho dù nếu ta không còn thích món đồ đó nữa, cũng thật khó bỏ chúng đi. Làm sao vứt đi một món đồ mẹ từng mua cho mình, hay chính ba đã trao cho bạn”.

Ý tưởng về việc sắp xếp ngôi nhà ngăn nắp có vẻ đã thành một nhiệm vụ bất khả thi. Carol nói rằng, những gì bạn phải làm là bắt đầu bằng cách tự hỏi bản thân mình một số câu hỏi quan trọng. “Món đồ ấy có cần thiết không? Liệu nó chỉ hữu dụng cho một mục đích cụ thể nào đó. Bạn đang ở giai đoạn nào trong cuộc đời và liệu sau này, khi đã đi qua giai đoạn đó, bạn có còn cần đến nó hay không? Mọi người thường quyết định giữ lại mọi thứ bởi họ không thể quyết định vứt hay không vứt chúng được. Thêm nữa, liệu bạn có thật sự thích nó không? Nếu không, bạn nên biết buông bỏ, đưa nó cho người thân hay bạn bè - những người có thể cần đến món đồ ấy” - bà nói.



Chẳng hạn, lấy quần áo làm ví dụ, số liệu thống kê cho thấy chúng ta chỉ mặc 20% số quần áo của chúng ta trong 80% thời gian. Điều đó nghĩa là hầu hết quần áo của chúng ta đang chiếm không gian một cách không cần thiết trong tủ.

Posener nói rằng, dọn dẹp những món đồ không cần thiết cũng tốt hơn về mặt phong thủy. Theo bà, mỗi món đồ đều có năng lượng. Nên nếu có món đồ nào đó mà bạn thấy gắn bó với nó, nghĩa là nó sẽ làm tiêu hao năng lượng của bạn, cho dù nó chỉ ở trong tủ.



Hầu hết mọi người gặp khó khăn khi phân loại các vật dụng, tài liệu trong phòng làm việc của họ tại nhà. Sự lộn xộn vẫn xảy ra do có quá nhiều tài liệu.

Bà Posener nói rằng, bạn không thực sự cần đến một tủ ngăn kéo đựng hồ sơ hay những vật dụng văn phòng phức tạp rồi mới có thể sắp xếp lại phòng làm việc của bạn.

“Hãy lập danh mục các loại giấy tờ mà bạn cần để tham khảo trong tương lai, scan các giấy tờ này và lưu vào máy tính của bạn, để bạn dễ dàng tìm thấy mọi thứ khi cần. Hãy lập các folder hoặc thư mục kỹ thuật số trên máy tính, với các đề mục như kế toán, ngân hàng, hóa đơn điện, hóa đơn gas, điện thoại, trường học... nghĩa là những thứ gì có liên quan đến cuộc sống thường nhật của bạn. Khi đó, bạn đã có sẵn một thư mục để lưu các giấy tờ mới phát sinh. Và sau đó, sẽ dễ dàng hơn cho bạn để lưu các giấy tờ theo thứ tự thời gian, với những văn bản mới nhất nằm ở trên cùng. Một khi truy nhập vào đó, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những tài liệu mới nhất”.

Trong việc sắp xếp, phân loại đồ đạc cho ngăn nắp, nhà bếp cũng là một khu vực rất có vấn đề. Theo bà Posener: “Có lẽ, nên sắp xếp mọi thứ mỗi năm một lần. Nói đến sắp xếp, ý tôi là phải lấy mọi thứ ra, để chúng lên trên sàn nhà bếp và chọn lọc lại. Rồi giữa những thứ bạn hãy còn đang cần sử dụng, nếu có thứ nào đó hỏng, hãy sửa lại hay mua cái khác thế vào”.



Và thậm chí còn là một chứng bệnh

Trong khi hầu hết những người bừa bộn tự nhận mình là những người mắc chứng ám ảnh về tích trữ, chỉ 2-6% dân số toàn cầu mới bị ám ảnh bởi chứng bệnh này một cách thực thụ.

Theo chuyên gia về chứng bệnh ám ảnh tích trữ, giáo sư Michael Kyrios thuộc Đại học Flinders, sự thôi thúc không cưỡng nổi trong tích trữ các vật dụng là một chứng rối loạn tâm thần đã được chính thức công nhận.

Giáo sư Michael Kyrios cho biết: “Chứng bệnh rối loạn tích trữ liên quan đến nhiều các bệnh khác. Nó tồn tại với vấn đề sức khỏe tâm thần cũng như các vấn đề thể chất khác. Khoảng 60% những người mắc chứng bệnh rối loạn tích trữ bị trầm cảm nặng, hay căng thẳng do lo âu, hoảng loạn. Đó có thể là một rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Rất nhiều những bệnh như vậy song hành với chứng bệnh tích trữ đồ đạc và 20-40% số người mắc chứng bệnh này sẽ gặp những vấn đề sứ khỏe khác như vậy”.

Trong trường hợp những người bị ám ảnh tích trữ đồ đạc tuổi từ 50 trở lên, việc tích cóp mọi thứ cũng góp phần vào 24% số ca tử vong do hỏa hoạn mà có thể phòng tránh được.

Giáo sư Kyrios nói, những người mắc ám ảnh tích trữ rất khó để sắp xếp mọi thứ, bởi họ thấy thứ nào cũng có giá trị, ngay cả khi họ bất đồng với những người khác về điều đó.



“Những người bị chứng bệnh ám ảnh về tích trữ gặp một số khó khăn trong việc thu xếp mọi thứ. Họ thấy khó trong việc sắp xếp. Họ khó để đưa ra quyết định. Họ có một số niềm tin về bản chất của sở hữu tài sản, tính tiện ích và sự hữu dụng của chúng. Chẳng hạn, theo họ, nếu tôi không giữ thứ này và nếu tôi vứt nó đi, tôi sẽ chết. Tất nhiên là con người không ai chết chỉ vì đã vứt bỏ thứ gì đó đi, nhưng những người ám ảnh về tích trữ lại cảm thấy chính xác là như vậy. Bởi những điều đó có ý nghĩa rất quan trọng với họ” - Giáo sư Kyrios nói.

Thật không may, với những người bị ám ảnh về tích trữ nghiêm trọng, việc giải quyết nỗi ám ảnh trên lại không đơn giản kiểu như là có một ai đó giúp họ dọn dẹp lại đống lộn xộn. “Vật dụng lúc ấy sẽ giống như một bức tường phòng thủ cho họ khi họ thấy bị đe dọa. Họ sẽ thấy bị tổn thương, thấy không an toàn, bởi vậy họ muốn có một bức tường bao quanh. Và như vậy, bạn không thể vứt bỏ các thứ đi, bởi điều đó sẽ khiến họ thấy không còn an toàn”.



Cách điều trị hiệu quả có thể làm, đó là phát triển một mối quan hệ mới với tài sản thay vì sử dụng đồ đạc như một bức tường phòng thủ. Đồng thời, đưa cho họ những vật dụng thực sự quan trọng với họ và những giá trị khiến họ muốn sống trong cuộc đời này.

“Hãy cho họ một sự lựa chọn khác như có những người có cùng sở thích, giúp họ kết nối tốt hơn với những người khác, bởi trong nhiều trường hợp, những người bị ám ảnh về tích trữ vốn từng bị người khác làm tổn thương – chẳng hạn như họ từng bị bắt nạt khi còn nhỏ hay khi đã lớn. Một thành tố quan trọng khác của việc điều trị là kết nối họ với cộng đồng, bạn bè của họ” - Giáo sư Kyrios nói.



Cuối cùng, cho dù bạn chỉ là một người sống với đống bừa bãi, lộn xộn hay gặp vấn đề ám ảnh về tích trữ, lời khuyên của chuyên gia là hãy biết tổ chức cuộc sống ngay từ sớm, trước khi không gian quanh bạn trở thành một đống lộn xộn. Khi đó, việc sắp xếp sẽ trở nên khó khăn hơn.

Giáo sư Kyrios khuyên: “Hãy sắp xếp mọi thứ ngay từ đầu. Hãy đoan chắn rằng, bạn đưa ra quyết định mau chóng. Nếu bạn vứt một thứ mà bạn còn thấy cần, luôn luôn có thể tìm thứ khác thay thế khi cần. Còn khi vứt đi một thứ mà bạn có thể có kỷ niệm đẹp trong đó; đừng lo, kỷ niệm đã hằn in trong tâm trí bạn. Bạn luôn có thể hồi nhớ và quay lại với những ký ức tươi đẹp”.

Amy Chien-Yu Wang, Nam Sơn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân