TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Liệu có thể tin được dược thảo?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Liệu có thể tin được dược thảo?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10792

Bài gửiGửi: Sat Apr 21, 2018 11:31 pm    Tiêu đề: Liệu có thể tin được dược thảo?

Liệu có thể tin được dược thảo?

Dược thảo đóng chai không khác gì thuốc tây, nhưng liệu có thể tin được không?


Cùng với vitamin và muối khoáng (minerals), dược thảo được xếp loại là “thuốc bổ”, tự bản chất không phải thuốc chữa bệnh. Nhưng hiện nay, người ta vẫn quảng cáo mạnh miệng rằng dược thảo có thể chữa được bệnh, thậm chí cả những bệnh mà thuốc tây chữa không khỏi. Những lời quảng cáo như vậy thực chất là bất hợp pháp, nên nhà quảng cáo phải tìm cách nói lòng vòng để khỏi bị bắt bẻ hoặc kiện cáo, nhưng vẫn đủ để cho giới tiêu thụ bình dân hiểu rằng dược thảo “chữa bệnh được mà!”

Trên thực tế, giá trị của dược thảo nói riêng, hoặc thuốc bổ nói chung, đến mức nào? Có tiêu chuẩn gì giúp người tiêu thụ đánh giá thực chất của dược thảo hay không?



Giá trị của dược thảo Dược thảo có giá trị gì không? Có! Đó là điều chắc chắn. Nếu không, nó đã tuyệt tích từ lâu. Trái lại, ngành kinh doanh dược thảo mỗi ngày mỗi phát triển. Mặc dầu không tạo ra được những nhà triệu phú, nhưng nó cũng giúp cho nhiều người có của ăn của để.

Trên thị trường Hoa Kỳ, doanh số của ngành dược thảo năm 2016 chiếm $64 tỷ đô la, và dự phóng lên tới $102 tỷ vào năm 2024. Đã vậy nó lại cung ứng một môi trường rộng rãi mà ai cũng có thể nhảy vào: Mặc dầu là sản phẩm phục vụ sức khỏe, nhưng bạn không cần phải được đào tạo về y khoa, mà chỉ cần giỏi... ăn nói, để thuyết phục khách hàng. Chính vì thế mà chúng ta thấy rất nhiều quảng cáo dược thảo trên các phương tiện truyền thông như Radio, TV, báo giấy, báo mạng...

Sở dĩ ngành dược thảo được tiêu chuẩn rộng rãi như vậy là vì nó không bị ràng buộc bởi những qui luật ngặt nghèo vốn đặt nặng trên vai những người hoạt động y tế có môn bài như bác sĩ, y tá, phòng mạch, bệnh viện. Nói như vậy không có nghĩa là dược thảo không được các nhà chuyên môn nghiên cứu và cổ động.

Trong khi đa số bác sĩ chỉ kê toa những thứ thuốc tây đã được FDA, cơ quan chuyên môn của nhà nước Hoa Kỳ chuẩn thuận, và được chính thức bán tại các Pharmacy có môn bài hành nghề hợp pháp, thì cũng có một số bác sĩ, thậm chí những bậc thầy trong ngành y khoa, lớn tiếng cổ động dược thảo.


Bác sĩ Russell Blayblock, MD, cổ động các phương pháp chữa trị bằng dược thảo thiên nhiên qua “nhà thuốc của Thượng Đế” (Pharmacy of God).


Chẳng hạn, Bác Sĩ Russell L. Blayblock, M.D., chủ trương bản tin y khoa The Blaylock Wellness Report, cho rằng bột nghệ (curcumin) và chất quercetin (dược chất chiết xuất từ một vài loại rau quả) có thể giúp ngăn ngừa và chữa trị được khá nhiều bệnh, thông thường như đau nhức khớp xương, hen suyễn, đau bao tử..., và hiểm nghèo như ung thư, tai biến, trụy tim... Theo ông, chả việc gì chúng ta phải mua những thứ thuốc tây đắt tiền trong khi trời đất đã dành sẵn những sản phẩm trị bệnh trong một cái kho thiên nhiên mà ông gọi là Pharmacy of God (Nhà Thuốc của Thượng Đế).

Một vị khác, bác sĩ Richard Gerhauser, M.D, còn minh thị bài bác thuốc tây để cổ động cho dược thảo, vitamin và muối khoáng... Ông tuyên bố: Nếu (tôi) bị ung thư “tôi sẽ KHÔNG BAO GIỜ để người ta chạy ki-mô (chemotherapy) cho tôi.”

Trong bản tin Natural Health Response, số ra tháng Tư, năm 2018, ông viết: (trích) “Các bác sĩ ung thư là những người chào hàng (salesman) giỏi, mà khách hàng lại rất dễ bị lung lạc trước ảnh hưởng của họ trong hoàn cảnh một sống hai chết do căn bệnh mang lại. Họ bán cái công thức sau đây: Chạy Chemotherapy là còn hy vọng; Không chạy chemotherapy là hết hy vọng. Không có lời gì lại xa sự thật như vậy. Tôi xin nói với quí vị rằng: Bệnh nhân luôn luôn còn hy vọng, ngay cả khi đương sự không làm gì cả.” (hết trích).

Người tường thuật chuyện này (Eric Trần) không hề được đào tạo một ngày nào về y khoa, trước nay vốn coi bác sĩ là bậc thầy, là sao bắc đẩu, đọc đến đây thì chân tay run lật bật, sợ rằng mình nói ra những lời xúc phạm quá đáng. Nhưng, xin quí bạn hiểu cho rằng, những phát biểu ghi trên là nguyên văn của một bác sĩ tây y (MD), những lời mà ai cũng có thể truy tìm nguồn gốc trên giấy trắng mực đen. Nếu quí độc giả muốn có một copy số báo trên, xin liên lạc với chúng tôi ở địa chỉ email bên dưới.


Bác Sĩ Richard Gerhauser, M.D., cho rằng Chemotherapy, phương pháp trị liệu ung thư tốn kém nhưng có nhiều khuyết điểm hiện nay, có thể thay thế bằng vitamins và các biện pháp trị liệu đơn giản rẻ tiền mà hiệu quả hơn.


Là bác sĩ tây y, nhưng ông Gerhauser rất hăng say cổ động các phương thức trị bệnh thiên nhiên, cụ thể là dùng dược thảo, và điều chỉnh thăng bằng về vitamins hoặc muối khoáng trong cơ thể. Vì sự hăng say này mà bác sĩ Gerhauser không ngại va chạm khi đề cập đến những đồng nghiệp vốn dĩ chỉ tin cậy nơi thuốc tây.

Ông nói: (trích) “Trong hệ thống y tế Hoa Kỳ, các bác sĩ chuyên khoa ung thư được trọng thưởng về tiền bạc khi có thể xoay chiều bệnh nhân về hướng chemo. Phần lớn thâu nhập của bác sĩ ung thư đến từ tiền điều trị bằng cách đó. Trong y tế, không có một chuyên khoa nào khác cho phép bác sĩ dựa vào việc bán thuốc để tăng thâu nhập. Nếu tôi ghi toa cho bệnh nhân, tôi không được nhận bất cứ phần lại quả nào hoặc phần thưởng tài chánh nào về những thứ thuốc đó. Bởi vì, làm như vậy là lạm dụng quyền lực (conflict of interest). Nhưng bác sĩ chuyên ngành ung thư thì không bị coi như vậy. Họ không thể nào mở cửa phòng mạch được nếu không có luồng thuốc chemo chảy vào mạch máu bệnh nhân. Thật là một sự lạm dụng tai quái!” (hết trích)

Sở dĩ bác sĩ Gerhauser tỏ ra nóng nảy như vậy với đồng nghiệp là vì theo ông, chemotherapy, một phát kiến lớn của ngành tây y hiện vẫn được áp dụng rộng rãi, là phương pháp điều trị ung thư có nhiều khiếm khuyết, ngoài việc đưa lại lợi nhuận cho bác sĩ điều trị. Vậy, phải làm thế nào mới hiệu quả? Dĩ nhiên, bác sĩ Gerhauser đề nghị những phương pháp thay thế mà ông cho rằng hiệu quả hơn, như Insulin Potentiation Therapy, Hyperthermia... Dùng Vitamin C cũng là một trong những phương thế ấy.



Trong phạm vi bài này, chúng tôi chưa thể trình bày chi tiết về cách chữa ung thư (không qua chemo) của bác sĩ Gerhauser, mà chỉ muốn nói lên rằng, dược thảo - cùng với vitamin và muối khoáng - cũng có những giá trị tự thân của chúng. Nhưng vì không được quản lý chặt chẽ, dược thảo trở thành một thị trường bát nháo trong đó lẫn lộn vàng, thau, kim cương và đất cát... Để gạn cát đãi vàng và tận dụng được giá trị của dược thảo, chúng ta chắc chắn cần có một số tiêu chuẩn đánh giá và chọn lựa. Xin hẹn gặp các bạn trong bài lần sau.

ERIC TRẦN

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10792

Bài gửiGửi: Tue May 01, 2018 11:24 pm    Tiêu đề: Đánh giá dược thảo

Đánh giá dược thảo


Mặc dầu không được giám sát chặt chẽ về phẩm chất như thuốc tây, nhưng dược thảo vẫn có một vị trí đáng kể không thể phủ nhận được trong thị trường. Có nghĩa là, nó vẫn được nhiều người tin dùng. Không kể giới tiêu thụ bình dân thường cả tin, ngay cả một số nhà chuyên môn, như bác sĩ, dược sĩ, chuyên viên dinh dưỡng... cũng cổ động việc sử dụng dược thảo, vitamin... như một liệu pháp thay thế thuốc tây. Điều đó nói lên rằng dược thảo có một giá trị thực sự nào đó, với điều kiện người tiêu thụ phải biết chọn lựa dựa vào một số tiêu chuẩn khách quan.

Khi dùng thuốc tây, chúng ta không mấy đắn đo vì “trăm sự nhờ cậy” bác sĩ. Nhưng sử dụng dược thảo thì chúng ta chỉ có thể nhờ cậy vào chính mình. Vậy mà khi chọn lựa, chúng ta thường chẳng có biết dựa vào đâu ngoài những lời... quảng cáo của chính người bán hàng. Dựa vào những lời người bán để quyết định về việc mua hàng thì chẳng khác gì “nạp mạng,” chứ không thể nói là chọn lựa được.


Dược thảo? Biết đánh giá thế nào đây?


Để bù đắp lại sự hẫng hụt đó và giúp giới tiêu thụ có cơ hội thực sự chọn lựa, các nhà chuyên môn khuyên chúng ta nên để ý những tiêu chuẩn sau đây khi nhắm mua dược thảo, vitamin...

    • Pharmaceutical Grade

    • Good Manufacturing Practices (GMP)

    • Certificate of Analysis

    • NSF International

    • US Pharmacopeia

    • Consumer Lab

    • Informed Choice

Trên đây là những những dấu hiệu cho thấy phẩm chất của sản phẩm được kiểm nghiệm bởi một cơ quan đệ tam nhân. Nếu sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn này, chắc chắn nhà sản xuất sẽ hãnh diện ghi rõ trên bao bì. Ý nghĩa của những tên gọi trên xin được trình bày như sau:


Chữ Pharmaceutical Grade được in rõ trên nhãn hiệu - dấu chỉ dược phẩm tốt.


I. Pharmaceutical Grade: Phẩm chất cao

Phẩm chất của sản phẩm được phân chia thành bậc. Trên hết là Pharmaceutical Grade, nghĩa là “Bậc Dược Phẩm.” Đây là thứ bậc cao nhất, cho thấy sản phẩm được bào chế với những chất liệu tốt nhất, và sẽ được hấp thụ tối đa vào cơ thể con người. Do thành phẩm là sự phối hợp của nhiều chất liệu khác nhau, không nhà sản xuất nào có thể nói được rằng “hàng” của mình là 100% tinh chất. Nhưng để được xếp hạng Pharmaceutical Grade, sản phẩm phải vượt qua mức 99% tinh chất (từ nguồn thiên nhiên), không pha thêm phụ chất để tạo sự kết dính (được gọi là binders, fillers, excipients), phẩm màu (dyes) để tạo sự hấp dẫn con mắt khách hàng; hoặc các chất tạp nhạp khác.

Đa số các sản phẩm dược thảo đều không đạt được thứ bậc này. Trong khi thuốc tây thường phải đạt Pharmaceutical Grade thì chưa tới 3% sản phẩm dược thảo được như vậy. Vì thế, nếu tìm gặp một hộp dược thảo có ghi Pharmaceutical Grade, bạn có thể tin chắc rằng mình đã tìm được thứ thiệt, và đương nhiên nó sẽ đắt hơn so với những sản phẩm không đạt tới bậc này.



Tóm lại, phẩm chất (grade) của sản phẩm được phân làm ba bậc:

    • Pharmaceutical Grade (bậc dược phẩm) là bậc tốt nhất.

    • Food Grade (bậc thực phẩm cho người): Sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn cho con người tiêu thụ.

    • Feed Grade (bậc thực phẩm gia súc): Sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho thức ăn gia súc.

Trong thực tế, ít khi chúng ta gặp được các chữ trên đây trên bao bì dược thảo. Bởi vì, ít có sản phẩm nào đạt được Pharmaceutical Grade, nếu chỉ đủ tiêu chuẩn làm đồ ăn (cho người, hoặc tệ hơn, cho súc vật) thì chẳng ai ghi ra làm gì.


Ngoài ra, giới tiêu thụ cũng có thể tìm những chữ sau đây trên nhãn hiệu để có đôi chút an tâm về phẩm chất của dược thảo.


II. Cơ quan kiểm định

Nếu biết rằng sự phân loại phẩm chất là như vậy, tại sao các nhà sản xuất không tự in thêm chữ Pharmaceutical Grade trên bao bì để nâng cấp sản phẩm của mình? Là vì điều đó là bất hợp pháp nếu không được một cơ quan kiểm định khách quan xác nhận như vậy. Ở đây, xin mở ngoặc một ý: Mặc dầu là bất hợp pháp, nhưng chuyện tự ghi, tự phong, “tự nổ” mà không qua kiểm định vẫn xảy ra trong thị trường.

Giả sử không quá xui đến nỗi gặp phải những kẻ làm ăn theo kiểu “điếc không sợ súng”, bất chấp hệ lụy pháp luật, thì việc quan trọng kế tiếp là phải xét xem, sản phẩm có được kiểm định bởi một cơ quan đệ tam nhân nào không?

Trong số những dấu hiệu kiểm định được kể ra trước hết là GMP (Good Manufacturing Practices), nghĩa là nhà sản xuất “đã sử dụng những phương pháp bào chế tốt”. Đương nhiên chữ GMP sẽ được ghi rõ trên bao bì, đôi khi được viết dưới dạng cGMP (current, hoặc certified GMP).

Được xác nhận GMP, cơ sở bào chế phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao cấp, tương đương với những tiêu chuẩn do cơ quan FDA (Cơ Quan Kiểm Định Dược Phẩm của chính phủ Hoa Kỳ) dành cho những cơ sở bào chế thuốc tây.



Dùng sản phẩm có dấu GMP, giới tiêu thụ có thể yên tâm rằng nội dung ghi trên bao bì là chính xác, chứ không phải do nhà sản xuất tự ý ghi qua mắt khách hàng và sản phẩm thì được bào chế từ những nguyên liệu sạch, không ô nhiễm. Ngoài ra, bạn có thể tìm những dấu hiệu sau đây:

    • Certificate of Analysis (COA)

    • NSF International

    • US Pharmacopeia

    • Consumer Lab

    • Informed Choice...

Những dấu hiệu trên đây là một bảo đảm phần nào về phẩm chất của món hàng bạn sẽ sử dụng. Nếu không có chúng thì sao? Chắc đành... “trong nhờ đục chịu”, và chỉ còn tin vào uy tín của nhà sản xuất.

ERIC TRẦN

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân