TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CÁI BỤC GIẢNG KHÓ QUÊN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CÁI BỤC GIẢNG KHÓ QUÊN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Tue Aug 19, 2008 1:15 am    Tiêu đề: CÁI BỤC GIẢNG KHÓ QUÊN
Tác Giả: THANH NGÂN




CÁI BỤC GIẢNG KHÓ QUÊN


      Đã nói là xếp bút, xêp nghiên lại “Giã từ vũ khí” giã từ ngòi bút, cây viết, trang giấy... Thế mà cũng lần mò cặm cụi viết lách. Viết gì nữa đây? Chọn đề tài nào đây? Bối rối..... Vô cùng bối rối! Nhưng nghĩ lại Người ta có mặt, bạn bè có mặt thì mình cũng phải có mặt trên Tập San Nếu không thì chắc là buồn lắm! chán lắm! Có phải đó là các nghiệp làm báo. viết văn, cái nghiêp văn chương...
      Bây giờ là mùa hè! Mùa hè ở quê hương như thế nào? Thôi thì chọn đề tài về trưòng –lớp- học sinh.
      Ngày gia đình tôi làm hồ sơ HO để chuẩn bị qua Mỹ tuối đời tôi chỉ mới 50 Tuổi 50 mà bắt buộc tôi phải nghỉ dạy, rời bỏ nghề dạy học, rời bỏ trưòng lớp, phải giã từ cái bục giảng, giã từ viên phấn-cây viết –cuốn sách-cuốn vở-xấp bài chấm của học sinh, không soạn giáo án nữa...... Chỉ nghĩ tới mà tôi cũng rùng mình. -lo sợ Huống chi đó là Sự Thật Tại sao tôi lại mất đi bao cái thân thương Cứ nghĩ rằng những cái đó sẽ gắn bó với mình trong suốt cuộc đời. Ôi! Quê Hương Ninh Thuận, nơi có những ngôi trưòng mà tôi đã dạý, đã đi qua: Trưòng Duy Tân, Nguyễn Trãi-Phủ Hà 1- Phủ Hà 2-Đạo Long-Mỹ Hương Cuối cùng là trường Kinh Dinh Mỗi trưòng ngắn nhất là hai năm Nhiều nhất là tám năm Trưòng Duy Tân là trưòng đầu tiên tôi mới vào nghề, mới vào đời... Ôi!
      “Cái thuở ban đầu vào nghề ây
      Nghìn năm hồ dễ khiến tôi quên “
      - Em chào cô ạ!
      Mãi mê suy nghĩ.... Tôi giật mình quay lại. Một thanh niên khoảng 25 tuổi, người đen đúa gầy đét, đang đứng phía sau lưng tôi.
      Tôi lắp bắp:
      - Xin chào em!
      Lối xưng hô đối đáp không tránh đưọc âm điệu của “cô-trò “
      Tôi đã về thăm quê hương với dáng dấp của người có lỗi”Bỏ quê hưong mà đi”Nhưng... Không vào hang cọp sao bắt được cọp con? ””Vùng Đất Hứa”đã hứa hẹn được những gì? Thật là mâu thuẩn
      - Cô đã trở về thăm lại quê hương?
      -À!....... há...
      Quá xúc động, tôi nói không ra lời. Tôi ấp úng...
      -Cô có khỏe không cô? Cô bây giờ ra sao?
      -Cảm ơn em. Cô cũng bình thưởng. Còn em?
      Hỏi xong, tôi cảm thấy mình lỡ lời Bởi vì thoáng thấy gã con trai đứng trước mặt tôi, tôi đã đoán được một phần nào. Tôi bỗng nhớ lại một bài văn mà tôi đã dạy cho các em năm lớp 9 ”Xin Cô Tha Lỗi Cho Chúng Em” Mẫu chuyện của Nưóc Nga. (Một kỹ sư đi công tác, tình cờ đi ngang qua nơi đã ở lúc con đi học Vô tình ghé lại thăm nơi trường xưa và đã gặp lại cô giáo cũ Cô vẫn còn ở tại ngôi trưòng mà cô đã dạy bao năm qua. Cô trò nhắc lại những kỷ niệm-số bạn cũ- học sinh cũ Mỗi ngưòi đã mỗi nơi, mỗi người, môi hoàn cảnh khác nhau Cuối cùng ngưòi kỹ sư đã gĩã từ cô giáo, trong lòng rất ái ngại thầm trách mình và thay mặt cho các bạn”Xin cô tha lỗi cho chúng em! ”)
      -Em thì cũng xoàng xoàng thôi cô ạ!
      Câu nói của em làm tôi giật mình, tỉnh dây Thì ra tôi đã nằm mơ Tôi thấy mình đã trở lại quê hương về thăm quê hương Ninh Thuận. Một giấc mơ đẹp. Tôi vội viết lại vào giấy để giữ lại hình ảnh đẹp tình cảm đẹp của cô trò.
      Tôi nhớ ra rồi! Tên em là Huy, học không khá lắm, nhưng rất quậy. Thông thưòng thầy cô giáo rất thương các học sinh giỏi, HS xuất sắc, bởi vì các em này là kết quả., là thành tích của trưởng, của lớp, của thầy, của cô. Ít ai để ý đến các em có đạo đức yếu kém, học dốt, tối dạ, được gọi là HS cá biệt.
      Riêng tôi, tôi rất chú ý, quan tâm đến những HS cá biệt này, bởi vì cac em có những hoàn cảnh đáng thương, không có điều kiện để học tốt, học gỉỏi.
      Đặc biệt là năm chồng tôi đi học tập cải tạo, con tôi chết vì bị trúng độc ăn đậu cúc. Đậu này phải luộc, xả nước từ 5, 7 lần mới được ăn. Mẹ tôi chỉ luôc mọt nước rồi đem ra bốc vỏ để nấu chè Đứa con trai út của tôi (chưa đầy 3 tuổ) lượm những hạt đậu non ăn trước Cháu bị say đậu, trong bụng có lãi nhiều. Lãỉ bị say đậu giẫy giụa, chui vào ống mật. Tôi đang ngồi chấm bài Cháu từ ngoài sân chạy vào gọi:
      -Má! Con đau bụng!
      Tôi bồng cháu lên, lấy dầu xoa vào bụng. Bỗng nhiên mắt cháu trợn, tay chân co quắp Tôi sợ quá kêu thét lên, bồng cháu chạy ra hàng xóm cầu cứu
      Mọi người xúm lại cạo gió, giật gió. Có ngưòi giã đậu xanh, đậu nát rồi đổ vào miệng cháu, lăng xăng tới tắp.. chưa đầy một tiếng đồng hồ cháu đã tắt thở. Tôi đau đớn bàng hoàng kêu thét lên:
      - Dũng ơi! Con ơi! Ôi! Con tôi!
      Tôi bồng cháu chay bộ lên bệnh viện Phan Rang. Ngực cháu, tay chân cháu còn ấm. Hy vong BVPR cứu sống Nhưng không thể nào đưọc. Họ bó tay. Họ bất lực...
      Sau cái chết của con tôi, tôi như người điên, mất hồn, không còn nhớ gì nữa. Nhà trường đã phải cho tôi nghỉ dạy nửa tháng để bình tĩnh trở lại. Riêng mẹ tôi bà đã bồng ẩm cháu từ lúc mới sinh ra cho đến bây giờ Bà không khóc lóc thảm thiết như tôi mà bà lặng thinh, không nói năng gì. Cả hai mẹ con chúng tôi đều buồn Hai đưa con lớn của tôi đưọc đưa vào nhà thương để rửa ruột, xúc ruột (vì hai đứa này ăn chè đậu cúc) Một sự mất mát to lớn trong đời.
      Một ngưòi bạn thân mua cho cháu một cái hòm (cái quách) để liệm cháu Một phụ huynh HS đã thuê một cổ xe lam để đi chôn cháu Một người chú và hai HS nam đào huyệt ở Cà Đú để chôn cháu. Thầy cô giáo, phụ huynh HS-HS-bạn bè, thân quyến góp tiền nhang đèn cho cháu.
      Sau khi chôn cất xong, tôi còn lại một số tiền khá lớn mà con tôi không còn nữa. Tôi cảm động và buồn khóc Ba hôm sau, phụ huynh của em lớp trưởng (lớp tôi chủ nhiệm) và chính em đã chở những viên gạch bằng xi măng lên xây mộ cho con tôi. Hai cha con đã khệ nệ khiêng vác hì hục, kéo đẩy xe ba gác chở đầy gạch, tư PR ra Cà Đú. Phụ huynh này đã đạp xe ba gác kiếm sống qua ngày. Ôi! Tình ngưòi đáng quý biết bao!
      Nói đến những năm đói khổ phải ăn độn, ăn khoai, mẹ con tôi đã lam lũ như thế nào không bút mực nào tả nổi. Nhà ở chỉ là mấy miếng tôn, thùng phi cũ, do học trò lợp lên. Ngưòi ta giở đi kinh tế mới, chỉ còn chừa lại một gian, bán lại để mẹ con tôi tá túc.
      Sở dĩ tôi viết lên câu chuyện thương tâm này, môt lần nữa tôi vô cùng biết ơn PHHS. Nhìn đi nhìn lại, tôi thấy bao quanh tôi là HS yếu kém. An ủi, khích lệ, săn sóc mẹ con tôi cũng là những em này. Các em HS khá, giỏi, it khi đến thăm tôi. Các em có triển vọng, có tương lai, ít có em nào nhìn lại quá khứ của mình, có thể đã trốn chạy, từ bỏ những gì xa xưa, cũ rích. Ngược lại, những em học yếu, học kém, tương lai không xán lạn gì cho lắm, thông thường có cuộc sống bình thường, lam lũ, gần gũi với thầy cô giáo hơn. Rồi tôi mở lớp dạy học thêm ở nhà. Dạy Toán và Anh Văn Hai môn này thu hút HS rất nhiều. Tuy sở trường của tôi là Việt Văn, nhưng nhờ lúc còn là HS, SV, tôi đi dạy kèm để tự kiếm sống. Cho nên tôi có khả năng này. Phần lớn là do tôi dạy tận tuy trong nghề, thực sự thương mến HS, quyết tâm rèn luyện cho cac em nên người. Cuối năm, các em có tiến bộ và đều được lên lớp. PH các em không quên công sức của tôi, trả thù lao rất xứng đáng. Nhờ thế, chúng tôi kiếm sống qua ngày. Rồi tôi mở lớp luyện thi tốt nghiệp môn Văn. Các em HS khá giỏi rũ nhau đến học. Cuộc sống của mẹ con tôi khả quan hơn “Ở hiền gặp lành” Thật là cảm ơn trên.
      Ộng Bà mình có bảo”Nhập gia tùy tục. Đáo xứ tùy thân” Bây giờ tôi phải làm môt cái nghề khác với cái nghề dạy học. Tôi cảm thấy đời tôi không còn lý thú-hứng thú nữa. Tôi đã khác hẳn xưa nhiều: Trầm lặng, nhẫn nhục hơn, chịu thương, chịu khó hơn, hạnh phúc hay không là do ở trong lòng mình. Hạnh phúc trong sự thương yêu con cái, không cần biết con cái có thương yêu mình hay không.
      “Yêu là cho rất nhiều nhưng nhận chẳng được bao nhiêu”. Tôi chấp nhận như thế, chấp nhận một cách thoải mái. Nếu gia đình tôi còn ở lại quê hương, các con tôi cũng dạy học”Cha truyền con nối” Cũng yêu cái Bục Giảng giống như tôi. Lương ba cọc, ba đồng, không khá nổi.
      “Hãy bằng lòng với cái gì mình đang có” Đó là hạnh phúc. Hãy cam tâm-thiện nguyện.
      “Hãy biến Nghiệp Lực thành Nguyện Lực”Thật lòng mong mỏi như vậy!
      Hơn mười năm xa xứ, cũng mong có một ngày về thăm lại quê hương. Đến lúc lấy quá khư để an ủi cho hiện tại. Bởi vì cuộc sống hiện tại quá cực-quá khô khan, tình cảm con người nhạt như nước ốc. ”Sáng đi- tối về” đều đặn như cái máy. Lao động và lao động”Ngày nay khổ cực-Ngày mai bát vàng” Có thật thế không? Tương lai là cái mốc, là mục tiêu để lao tới cho đến ngày cuối đời-nhắm mắt- xuôi tay-miệng mỉm cười. Nụ cười tha mãn: Con cái đã nên người. Trời không phụ lòng người.
      “Hoàng Thiên chiếu cố hảo tâm nhân”

Baton Rouge LA Apr 2006
THANH NGÂN
(Kẻ Độc Hành)



Về Đầu Trang
DIEM TRANG



Ngày tham gia: 03 Apr 2008
Số bài: 669

Bài gửiGửi: Fri Oct 26, 2012 12:43 pm    Tiêu đề:

Truyện cảm động .
        DT
Về Đầu Trang
Lang Tu



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 252

Bài gửiGửi: Mon Nov 05, 2012 5:57 pm    Tiêu đề:

Tinh Cô-Trò thật cảm động
   LÃNG TỬ
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân