Gửi: Mon Mar 14, 2016 4:20 pm Tiêu đề: TU HÀNH ĐẠO PHẬT Tác Giả: MINH HIỀN
TU HÀNH ĐẠO PHẬT
(Theo giáo lý Phật Giáo.
Kính tặng quý thân hữu. )
MINH HIỀN
Theo giáo lý của Đạo Phật, người xuất gia tu hành, nam gọi là Tăng, nữ gọi là Ni. Người tu tại gia, nam gọi là Cư Sĩ Nam, nữ gọi là Cư Sĩ Nữ. Cũng có mỹ danh: Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân, chỉ người tu ở nhà. Bốn hạng tu hành này, còn gọi là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Nhân Ngày Lễ Mồng 8 tháng Hai âm lịch, kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa, con Vua Tịnh Phạn Vương, từ giã Thành Ca Tỳ La Vệ, ở Ấn Độ. Ngài xa rời cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan, đi xuất gia tu hành, hầu tìm ra chân lý giải thoát khổ đau của Đạo Phật.
Một thiền sư của chùa Tam Bảo tại Baton Rouge, LA, tiểu bang miền đông nam Hoa Kỳ, giảng qua về giáo lý tu hành của Đạo Từ Bi thoát khổ. Sau khi đắc đạo, Đức Phật Thích Ca, rao giảng nhiều bộ kinh, giáo lý thâm hậu, từ bi hỷ xả, giúp chúng sanh tu hành tinh tấn ngõ hầu thoát khỏi khổ đau, luân hồi sanh tử. Người tu hành không phải chỉ ngồi tụng kinh, gõ mõ là đủ. Phải “kiến, văn, thọ, trì”. Nghe, hiểu, thực hành và ghi nhớ mãi trong lòng, mới gọi là tu hành chánh đạo.
Tạp khí của chúng sanh vốn sâu dày từ bao nhiêu kiếp. Thật khó mà tẩy trừ xóa hết trong lòng ta.
Ngày xưa, có câu nói khôi hài hai vị nhà sư đầu tóc cạo trọc, ngồi tụng kinh dài dài.
“Trọc Trai Tịnh Cung” Nói lái câu sau đây: “ Hai Trọc Tụng Kinh.” Người xuất gia, đã vào tu cửa Phật, phải ghi nhớ các lời dạy của Đức Phật như sau:
1)” Nhất giả Xuất Gia tu học”. Người tu phải luôn luôn cố gắng tu hành tinh tấn, ngõ hầu giác ngộ ánh đạo vàng, giải thoát khổ đau.
2)”Nhị giả từ bỏ của cải, danh vọng “...
3)”Tam giả từ bỏ người thân”. Không bị ràng buộc gì cả mới mong tu được.
4)” Tứ giả tôn sùng Phật Đạo”. Nguyện hy sinh tánh mạng để giữ đạo mình. 5) “ Ngũ giả thực hành tu tập và giúp người. bất cứ ai, thoát khỏi đau khổ.” Đây là con đường tu thoát kh̉ỏi khổ đau, xa rời lo âu, phiền não. Càng xa ham muốn và ái dục, ta càng giảm bớt tham sân si, mạn nghi, ác kiến và đau khổ, cùng hệ lụy trần gian. Tập dưỡng sinh, tu tâm sửa tánh, tụng kinh, niệm Phật, tu hạnh bao dung, nhẫn nhục, từ bi hỷ xả, bố thí cúng dường... Tình thương và sự hiểu biết giúp ta có thể chung sống hòa hợp với mọi người chung quanh. Ta sẽ cảm thấy thân tâm an vui hạnh phúc, thanh thản vô cùng. Nhất là cái ta, nên hạ xuống, càng khiêm nhường, càng an lạc.
“ Càng khôn lớn, càng trưởng thành, càng có địa vị trong xã hội, thì bản ngã càng cao.”
“ Cái ta cao ngất từng xanh
Ai mà động đến thì mình giận ngay.
Từ bi hỷ xả vui vầy
Bao dung nhẫn nhục, ta đây an bình.
Tu là cõi phúc chúng sinh
Tình là oan nghiệt, mông mênh cõi trần.”
Hãy cố gắng từ bỏ những cái làm cho mình khó chịu. Tập xa lánh dần những cái làm ta lo âu phiền não, những giận hờn chôn kín trong lòng. Giận hờn ai như tự mình uống thuốc độc của người khác đưa cho mình. Người tu hành luôn luôn nuôi dưỡng ý nguyện “ Phải xa rời và giải thoát mọi khổ đau.” . Hãy tập buông xả. Hãy ghi nhớ lời dạy trong Kinh của Đức Phật:
“ Hãy cùng cười cho tươi !”
“ Lời nói không mất tiền mua
Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.
“ Nụ cười vui tươi, giúp xa rời cái mặt nhăn nhó.”
“ Tu hành giúp ta hạnh phúc
Xa rời đau khổ, giận hờn.
Khó lắm, tập dần, cũng đạt
Cho lòng an lạc thong dong.
Nhẫn nhục, bao dung quý hiếm
Ngã chấp đè nén, an bình.
Trụ vào Tâm Không yên tĩnh
Ở/ đi tự tại nhân sinh.”
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn