(Cảm tác theo phim VN)
THANH ĐÀO
Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, hình cong chữ S, có ba miền: Trung- Nam- Bắc. Miền Bắc thì sông ngòi, ̣đất đai mênh mông, hạt gạo thu hoặch từ các cánh đồng lúa, tròn trịa trắng phau. Miền Nam sông nước, kinh rạch, đất đai trù phú, bao la, bát ngát. Hạt lúa trồng trên mảnh đất phì nhiêu, phù sa bồi bổ, cho hạt gạo trắng mịn, mập mạp, trông dễ thương vô cùng. Còn hạt gạo Miền Trung thì sao?
Hạt gạo Miền Trung thì gầy guộc, xám xì, vì có lẫn nước chà hai, nửa ngọt nửa mặn. Gạo Miền Trung trông không lôi cuốn, hấp dẫn như hạt gạo Miền Bắc và Miền Nam. Miền Trung đất hẹp, người đông. Một bên thì núi non trùng ̣điệp. Dẫy Trường Sơn chạy dài hầu như hết cả Miền Trung. Bên kia là biển cả mênh mông, bao la, bát ngát. Đất Miền Trung khô cằn sỏi đá. Gió Hạ Lào thường xảy ra nóng bức, làm cho người dân cư ngụ ở đây dễ bị cháy da, rát mặt. Dân ta thường ví Miền Trung như cây đòn gánh trên vai, quảy hai đầu Nam và Bắc. Khí hậu khô cằn, ít mưa. Nhưng thiên tai, hạn hán nhất là bão tố, lụt lội thường hay xảy ra ở Miền Trung, làm nhiều người chết và nhà cửa bị hư nát, tài sản của cải, mùa màng bị tổn thất nặng nề. Cụ thể là cơn bão và lũ lụt, vào các năm 1996, 1998, nhất là cơn bão Số 6, vào năm 2006 và những cơn bão gấn ̣đây gây tổn thất về tài sản và sinh mạng con người không ít. Bà con có các câu nói nổi tiếng về bão lụt thiên tai Miền Trung như sau:
“ Tháng Bảy, nước nhảy lên bờ”
“ Trời làm cơn lụt mỗi năm
Miền Trung thảm họa, người dân khổ sầu. ”
Thảm thương vô cùng cho các nạn nhân bị bão lụt Miền Trung, như các trường hợp sau đây:
Một bà lão bị nước cuốn trôi, được con dâu thương mẹ, ôm thân mình bà giữ lại. Con dâu cùng đứa cháu Nội cứ ôm lấy bà. Bà vì thương con dâu và cháu, muốn cứu chúng nó, nên bà cắn cánh tay cho con dâu buông ra. Cuối cùng nước lũ cuốn trôi cả ba ra biển cả. Họ bị chết chìm mất xác. Thật là thê thảm. Thật là khổ đau, bi đát đến cùng tận của cuộc đời.
Trong một cơn lũ khác, một ông già vì tiếc con trâu của mình bị nước cuốn trôi, ông lại nắm đuôi trâu kéo lại. Ông và con trâu bị nước lũ cuốn trôi mất dạng. Con trâu nặng cả tấn, sức mạnh vô cùng, mà còn bị nước lũ cuốn trôi, huống chi ông cụ già yếu, sức tàn, lực kiệt. Thật ra con trâu là cả một gia tài của người dân quê VN. Ông cụ vì tiếc của mà bị chết thảm. Trường hợp khác, một thanh niên trông thấy nước lũ cuốn trôi những khúc gỗ to cả thước vuông và dài hàng mấy thước, do thợ rừng đã cưa sẵn. Cậu ta liền nhào ra ôm khúc gỗ kéo vào vì gỗ giá cao vô cùng. Cuối cùng, cậu ta bị nước lũ cuốn trôi theo khúc gỗ ra biển luôn.
Một cảnh thương tâm khác đã xảy trong bão lụt Miền Trung vừa qua. Ba mẹ con một gia đình nọ, ở thôn quê, đang dọn cơm chiều ra để ăn. Họ chưa kịp ăn thì đột nhiên cơn lũ trên rừng kéo về dữ dội. Cảnh cửa ra vào đang khép hờ. Nước lũ chảy xiết tràn ngập nhà. Họ không tài nào thoát ra được. Cuối cùng, cả nhà bị chết ngộp. Mâm cơm dọn ra chưa ăn, còn đó. Thật là bi thảm cho những kẻ bất hạnh, xui xẻo, vắng số... vì tai ương, hoạn nạn ập đến bất ngờ.
“ Đời người ngắn ngủi biết bao.
Tai ương hoạn nạn ra vào chẳng ngưng.
Miền Trung khổ nạn không ngừng
Đói nghèo, lụt lội, bão bùng tới lui.
Cằn khô mảnh đất lâu đời
Dân quê vất vả bám dài nghề nông.
Lưu truyền con cháu, cha ông
Chịu thương chịu khó, những mong sau này.
Tương lai xán lạn về đây
Đổi đời, đất nước có ngày phồn vinh. ”
Cuộc sống của đa phần dân quê Miền Trung rất khó khăn vất vả. Người dân ở đây nổi tiếng là siêng năng, cần cù, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó. Các cô gái Thừa Thiên nổi danh “ Hiền dịu, ngọt ngào, xinh đẹp, khôn ngoan”
“ Học trò ở Quảng ra thi
Thấy con gái Huế, chân đi không đành”
Con gái Xứ Quảng thì “ mặn mà, duyên dáng, siêng năng, cần cù lao động. ” Các cô gái Bình Đ̣ịnh thì khỏe mạnh, can cường, bền bĩ, dẻo dai, bất khuất. Nhiều nàng là võ sĩ tài nghệ cao cường. Thiên hạ có câu ca tụng nổi danh:
“ Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định múa roi, đi quyền. ”
Hình ảnh các cô gái Quảng Ngãi bốc viên đá to quăng cho nhau chụp rồi bỏ lên xe tải chở trong rừng., thật là hiếm thấy. Đói khổ quá thì việc gì họ cũng cố gắng làm ̣để sinh sống hằng ngày. Sợ thất nghiệp, không ai thuê mướn, thì đói nhăn răng. “ Đói thì đầu gối phải bò” vậy. Mỗi cô được chủ trả công 10 ngàn đồng sau khi bốc đầy một chuyến. Bốn cô bốc đá chuyền nhau bỏ lên xe. Mỗi ngày họ bốc ̣đá được 3 hay 4 chuyến. Có ngày họ làm công chưa tới hai đ̀ô la Mỹ. Cuộc sống gian lao, vất vả như thế. Nhiếu người phải làm cỏ mía thuê. “ Bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời. ” mà tiền kiếm được chả bao nhiêu. Nhiều người mở lò rèn dã chiến ngay trên sườn núi. Họ lấy bánh xe đạp quay làm gió thổi lửa nung sắt. Họ làm nên những dụng cụ búa, đục... thô sơ nhưng rẻ tiền và ích lợi dùng ngay tại chỗ để đục đá theo yêu cầu của khách hàng.
“ Bàn tay ta làm nên tất cả
Với sức người sỏi đá cũng thành cơm”
như nhà thơ cung đình XHCN Trung Quân đã viết trước kia. Bàn tay con người mềm mại, yếu đuối, dùng đục bằng sắt, đục mãi đá núi to như thế kia, cuối cùng cũng bể thành từng miếng nhỏ, dùng để xây nhà cửa đồ sộ, khang trang, ̣đường sá cầu cống thênh thang, bát ngát. Mỗi cục ̣đá đục ra hình lập phương vuông vứt, mỗi bề dài chừng hai tất. Bán ra chỉ được ba, bốn ngàn đồng. Họ làm vất vả cả ngày. Giờ nghỉ trưa, họ chia nhau nấu cơm, tìm hái măng rừng hay rau nấu canh hay luộc ăn với mắm. Chủ yếu là cơm và rau tươi cùng mắm. Bữa cơm thật đạm bạc. Khi đói thì ăn gì chả ngon miệng.
Ngoài ra, những cụ già tuổi đời trên bảy bó, vẫn phải lao động vất vả hằng ngày để kiếm sống. Họ và con cháu cứ bám mãi vào mảnh đất khô cằn sỏi đá của ông cha để lại để sinh nhai.
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu ̣đi bừa. ”
Ở thế kỷ 21 mà dân VN vẫn làm nông “ Con trâu đi trước, Cái cày theo sau”. Ở xứ người cỡ tuổi “ Thất thập cổ lai hy” thì người già được nghỉ ngơi, dưỡng bịnh. Tập thể dục, xem phim giải trí, vui cùng con cháu. Tuy nhiên ở VN, đa phần người già, nhất là các cụ ở thôn quê, gia đình nghèo khổ, vẫn phải lao động, cày bừa, làm nông, làm vườn cho đến khi tay chân run rẫy, sức tàn lực kiệt, mắt mờ mới thôi. Nhiều gia đình con cháu lớn lên là đi làm ăn xa nhà. Ông bà cha mẹ già yếu, bịnh tật. Không ai chăm nom săn sóc. Nhiều ông, nhiều bà ra vô một bóng. Vì miếng cơm manh áo và nghèo khổ mà cuộc sống của người dân Miền Trung VN, phải lao tâm khổ trí trăm bề gian nan, mệt nhọc như thế.
“ Người già vất vả làm nông
Gia ̣đình nghèo khổ, vợ chồng ruộng nương.
Quanh năm dải nắng dầm sương
Miếng cơm manh áo khó buông việc làm.
Miền Trung bão lụt hằng năm
Cửa nhà sụp đổ, nát tan ruộng vườn.
Tai ương hoạn nạn tới luôn
Sinh lầm nơi chốn, thật buồn dân ta.
Vẫn nuôi hy vọng nước nhà
Đổi đời hạnh phúc, tự do phú cường.
Không còn bão lụt tai ương
Đói nghèo, khốn khổ, nước tuôn qua cầu. ”THANH ĐÀO |