(Cảm tác theo bài giảng của
Đức Đạt Lai Lạt Ma)
THANH ĐÀO
Con người sinh ra, không ai có thể sống cô độc và tồn tại cho đến trọn đời, trọn kiếp. Ngay những bậc tài ba lỗi lạc, thông minh xuất chúng, cũng không có thể sống một mình mà kh̀ông cần quan hệ, giao dịch hay tiếp xúc với người khác. Kể cả Chúa Tể rừng xanh, sống một mình, một cõi, cũng không thể tồn tại mãi nếu không có quan hệ, tiếp xúc với tha nhân. Nào nhà ở, môi trường sinh sống, ánh sánh, thực phẩm, thức ăn hằng ngày, nước uống, quần áo mặc, thuốc men cần thiết để chữa trị những lúc trở trời, trái gió, bịnh hoạn, tai nạn. Ai cũng cần có người sống kề cận mình. Đó là những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em, con cái, bà con cô bác, bạn bè, hàng xóm láng giềng, ngõ hầu yêu thương, đùm bọc giúp đỡ nhau, tương trợ nhau những lúc gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Một gia ̣đình, một xóm làng, một khu phố, một cộng đồng, một xã hội, một quốc gia, một lục địa, một thế giới... Đó là sự tương thuộc lẫn nhau, là môi trường và điều kiện cần thiết cho xã hội, cho thế giới tồn tại và phát triển, tiến bộ, thăng hoa mọi mặt.
Sự tương thuộc lẫn nhau rất quan trọng theo sự yêu cầu và đòi hỏi tự nhiên của loài người. Đó là điều kiện tốí hậu để nhân loại có ̣thể sinh tồn, cuộc sống có ý nghĩa, ấm no, hạnh phúc và tuổi thọ cao.
“ Con người tương thuộ̣c lẫn nhau
Không ai có thể đương đầu một thân.
Một mình tồn tại hồng trần
Dù là Chúa Tể, bất cần đến ai.
Giang sơn một cõi thiên tài
Hay nơi rừng thẳm, đảo khơi một mình.
Người thân cần thiết chung quanh
Yêu thương, đùm bọc, an bình sống vui.
Xã hội phát triển tuyệt vời
Tương thân, tương ái, cuộc đời thăng hoa. ”
Tâm từ bi và bác ái của mỗi người giúp cho sự phát triển tốt đẹp tinh thần “ Tương Thuộc Lẫn Nhau” trong cuộc sống hằng ngày. Mình phải ban phát tình thương đến mọi người. “Hạnh Lắng Nghe” và” Hạnh Ban Vui” giúp cho sự phát triển tốt đẹp “ Sự Tương Thuộc Lẫn Nhau”. Ngoài ra, Tâm Bao Dung và Nhẫn Nhục giúp chúng ta xa dần “ngã chấp ” Cái ta nhiều lúc lớn vô biên”. Trừ bỏ dần tánh hay ganh ghét, đố kỵ, khi thấy người khác tài giỏi hay giàu có hơn mình và tánh tự cao, tự đại, hay coi thường, khinh dễ những ai, nghèo khổ hay yếu kém thua mình. Đức Phật từng dạy:
“Mọi chúng sanh đều bình đẳng như nhau”
Chúng ta cũng nên xa lánh dần lòng oán hờn, thù hận ai. ” Hận thù nên cởi, không nên buộc”. Đức Phật khuyên chúng ta nên nuôi dưỡng Tâm Bao Dung và Nhẫn Nhục, như đã kể trên. Hãy buông xả, hãy tha thứ.
“ Nhân vô thập toàn. ” “ Từ bi, hỷ xả”. Thấy ai thành công mình nên mừng cho họ. Không nên ganh ghét đố kỵ. Lòng so bì, ghen ghét, ai cũng có. Tập dần cũng quen thôi. Chúng ta dùng tình thương để xóa bỏ hận thù. Chỉ có tình thương thật sự mới xa dần thù hận. Như bốn câu thơ nổi danh của một thiền sư:
“ Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có.
Từ bi diệt hận thù
Là định luật thiên thu “
Tóm lại “ Sự Tương Thuộc Lẫn Nhau” là phương châm của mọi người trong gia đình, cộng đồng xã hội, và hoàn vũ loài người. Đó là điều kiện cần thiết để nhân loại có thể sinh tồn và phát triển tốt đẹp về mọi phương diện như chung sống hòa bình trên thế giới, về văn minh, văn chương nghệ thuật, về tài chánh, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, y học, thuốc men, giao thông, vận tải, du lịch...
Càng cao niên và bịnh tật đầy người, người già càng thấy mình cần nương tựa vào người thân để sinh sống hằng ngày. “ Sự Tương Thuộc Lẫn Nhau” lúc bấy giờ rõ nét nhất. Người già sức khỏe gầy hao nên thường cau có, khó tánh. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng già sống với nhau rất đầm ấm và hạnh phúc vì biết thương yêu, quan tâm nhau, nhường nhịn nhau, đùm bọc nhau, bao dung tha thứ lỗi lầm sơ sót cho nhau. Ở xứ người, con cháu thường ở riêng. Còn lại hai ông bà già, sống hiu quạnh trong một ngôi nhà. Họ vẫn sống an vui hạnh phúc bên nhau đến răng long đầu bạc.
“ Bây giờ còn lại đôi ta
Hai con khỉ già quanh quẩn bên nhau” ̣ (Ngọc Hoài Phương) THANH ĐÀO |