TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cách phòng tránh các "CHẤT GÂY UNG THƯ" trong vật dụng hằng ngày
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cách phòng tránh các "CHẤT GÂY UNG THƯ" trong vật dụng hằng ngày

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Mon Aug 26, 2013 9:39 am    Tiêu đề: Cách phòng tránh các "CHẤT GÂY UNG THƯ" trong vật dụng hằng ngày

Cách phòng tránh các chất gây ung thư trong vật dụng hằng ngày- Các loại hóa chất độc hại gây ung thư đang bủa vây cuộc sống của mỗi người nhưng chúng sẽ không thể gây bệnh khi chúng ta chủ động phòng tránh:

Chất hóa học Styrene

Đại diện: hộp xốp

Mức độ nguy hiểm: cấp 1

Báo cáo nghiên cứu chất độc hóa học của Mỹ chỉ ra, styrene là một loại chất hóa học phá vỡ DHA trong cơ thể. Hộp xốp được làm ra từ styrene.

Biện pháp dự phòng: Hạn chế sử dụng các đồ vật làm từ styrene như hộp xốp, đĩa đựng thức ăn, ly uống cà phê, cốc nước một lần. Tránh đựng đồ nóng trong những thức này, đặc biệt là thức ăn dầu mỡ, vì dưới tác dụng của nhiệt ấm những hộp đựng này sẽ giải phóng ra chất styrene gây ung thư tiềm ẩn cho cơ thể.

Chất Formaldehyde

Đại diện: sơ mi không nhăn

Mức độ nguy hiểm: cấp 2

Formaldehyde giúp áo sơ mi nhìn đẹp mắt, phẳng, ko nhăn, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ cho cơ thể. Đã có những nghiên cứu cho thấy formaldehyde gây ra u cho hệ hộ hấp và ung thư khoang mũi.

Biện pháp phòng chống: Lựa chọn áo sơ mi loại thường.

Chất deoxane-1,4 ( dioxan)

Chất deoxane-1,4 ( dioxan)

Đại diện: Bột giặt

Mức độ nguy hiểm: cấp 3

Năm 2011, Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới phát hiện trong bột giặt tiềm ẩn chất  deoxane-1,4 gây ung thư. Ông Sonya Grande, Chuyên gia sức khỏe cộng đồng nhóm bảo vệ môi trường Mỹ chỉ ra, bột giặt có khả năng tẩy trừ chất bẩn bám trên quần áo nhưng đồng thời cũng lưu lại chất hóa học có độc gây ung thư.

Phương pháp dự phòng: lựa chọn bột giặt có tính năng bảo vệ môi trường, hoặc đọc kỹ thành phần trong bột giặt: nếu trên thành phần đề rõ là polyethylene, polyethylene glycol, polyoxyethylene thì đều có khả năng có dioxan).

Acrylamide

Đại diện: Khoai tây rán

Mức độ nguy hiểm: cấp 3

Ông Timothy Fennell, Giám đốc bộ môn độc lý học của viện nghiên cứu quốc tế 3 châu lục North California, Mỹ cho biết: “Các món ăn giàu cacbohydrate như khoai tây chiên hay bánh rán, khi ở trong nhiệt độ nóng thường giải phóng ra chất acrylamide, chất này sẽ làm cho cơ thể đột biến DNA, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Phương pháp phòng chống: khi nấu cần nắm chắc nhiệt độ của dầu và thời gian. Nếu thực sự muốn ăn thực phẩm dầu mỡ, không nên rán cháy đồ ăn hoặc rán đồ ăn thành màu nâu. Trước khi làm khoai tây chiên nên ngâm khoai trong nước 2 tiếng, cách này giúp giảm bớt 50%acrylamide.

Nitrosamine

Đại diện: thuốc lá, thịt xông khói.

Mức độ nguy hiểm: cấp 4

Khi hút thuốc, hợp chất nitrosamine gây ung thư sẽ được tạo ra.

Ngoài ra, muối nitrit và acid trong xúc xích, thịt xông khói cũng kết hợp với các chất khác tạo ra nitrosamine.

Biện pháp phòng chống: Nên bỏ thuốc lá hoàn toàn. Đồng thời hạn chế ăn thịt xông khói, đổi sang cách luộc, hấp, nấu, nấu chín hay làm nóng ở lò vi sóng thì đều an toàn hơn so với rán.

Tùng Đan
Theo cntv
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân