Gửi: Wed Aug 14, 2013 1:26 pm Tiêu đề: QUAN TÒA CÔNG MINH Tác Giả: MINH HIỀN
QUAN TÒA CÔNG MINH
( Cảm tác theo phim Tàu )
MINH HIỀN
Có thể nói, Bao Công vào thời Nhà Tống bên Tàu là một quan tòa xử án công minh nổi tiếng lúc bấy giờ. Ông được triều đình bổ nhiệm làm quan Tri Huyện . Ông cùng một người phụ tá đang trên đường đi nhậm chức, thì bị bọn cướp chận đánh bất ngờ. Chúng đòi tiền mãi lộ. Chúng nghĩ rằng các quan lại của triều đình lúc bấy giờ là những người giàu có. Hầu như những ai nắm lấy quyền hành, những cường hào ác bá thời phong kiến thường nhận của hối lộ, bóc lột người dân ngu khu đen, nên họ có lắm bạc nhiều tiền. thời nào cũng thế, xã hội nào cũng vậy. Có tiền mua Tiên cũng được.Vì thế, lúc bấy giờ, bọn giang hồ, những tay anh chị không ưa đám quan lại triều đình.
Bao Công và người tùy tùng bị bọn hắc đạo uy hiếp đòi tiền. May mắn có Nam Hiệp Triển Chiêu, một tay anh chị nổi tiếng trong chốn giang hồ, chuyên ra tay nghĩa hiệp, cứu giúp kẻ hoạn nạn bị người xấu hãm hại, cướp bốc, làm tiền.
Triển Chiêu từ lâu không thích đám quan quân của triều đình. Anh ta có thành kiến
“ Kẻ nắm quyền thế thường hay hà hiếp, bốc lột dân lành. Chúng cậy quyền hành ham ăn của hối lộ của người dân có việc cần đến ".
Lúc ấy, Triển Đại Hiệp đánh tan bốn tên cuớp, cứu Bao Công và người tùy tùng. Từ lâu, anh ta nghe danh Bao Công là một vị quan công minh, thanh liêm, chính trực. Tuy nhiên, Triển Chưa chưa tận mắt thấy việc làm của Bao Công. Đây là đầu tiên, anh ta kỳ ngộ với Bao Thanh Thiên, Bao Hắc Tử. Lúc ấy, bốn tên cướp vừa nghe danh ông quan nổi tiếng công chính sau khi đánh thua Triển Chiêu, chúng quyết tâm hàng phục triều đình, xin theo hầu quan Tri Huyện này .
Trước đó, một đám dân, vì nghèo đói, chận đánh chiếc xe chở thầy trò Bao Công trên đường đi nhậm chức Quan Tri Huyện. Chủ xe chở đầy gạo của đám thương gia. Trên xe có Bao Công và người hầu cận quá giang. Đám dân nghèo đói khi chận xe đánh cướp gạo, đe dọa mạng sống của những người trên xe. May nhờ có Triển Chiêu xuất hiện bất ngờ, ra tay cứu giúp. Anh ta đánh bại bọn này. Họ van xin gạo để nấu ăn vì quá đói. Triển Chiêu liền bỏ ra 80 lạng bạc mua hết mấy bao gạo trên xe của đám thương gia để phân phát cho dân nghèo. Họ vì quá đói khổ mà liều mạng cướp giật gạo để kiếm ăn.
Một lần nữa, Bao Công lại gặp Triển Chiêu. Anh ta đẹp trai, nghĩa hiệp, cứu nhân độ thế. Võ nghệ của người hùng thật cao siêu, tài ba, lỗi lạc hiếm có trong chốn giang hồ. Sau đó, hai người từ giã nhau. Lúc bốn kẻ cướp có tên Dương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ. Họ là những người hắc đạo, thân thiết nhau, kết bè phái nhau từ lâu. Chúng nghe danh Bao Công là quan tòa công chính, thanh liêm . Chúng nài nĩ xin hàng phục làm thuộc hạ cho Quan Huyện Bao Công. Triển Chiêu, lúc ấy cũng nói vô, đề nghị Bao Công nên thâu nhận họ, nhờ họ bảo vệ trên đường đi nhậm chức vì có nhiều bất trắc như sơn tặc đe dọa mạng sống của Bao Công, cướp bóc hành lý đi đường...
Nể tình Triển Chiêu, Bao Công tạm thâu nhận bốn người làm thuộc hạ để bảo vệ ông. Khi họ vào tạm trú tại một ngôi chùa, nhà sư trù trì vốn là người thân quen, mến mộ Bao Công lâu nay. Ở gần đó có Công Tôn Sách , Công Tôn Tiên Sinh, vốn là một người học rộng, tài cao, thông minh, lanh lợi, có trí nhớ tuyệt vời. Tuy nhiên, trong khóa thi năm đó, bài của ông rất đặc sắc, rất tài tình, bị quan tham ô của triều đình, đổi tên cho kẻ khác đậu Trạng Nguyên. Họ chấm rớt ông, chỉ còn Tú Tài. Vì vậy, cậu Tú Công Tôn Sách bất mãn chế độ phong kiến tham nhũng thối nát, bất công. Ông không còn theo đuổi học hành, thi cử, làm quan nữa. Ông ở nhà làm thầy thuốc trị bịnh cứu người. Công Tôn Tiên Sinh nghe danh Bao Công, Bao Hắc Tử, Thiết Diện Vô Tư, một vị quan tốt, đang trú ngụ trong chùa ở địa phương. Công Tôn Sách cũng là bạn quen với vị sư trù trì tại chùa. Ông ghé vào thăm. Lúc ấy, Dương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ, đang đứng canh gác ngoài cửa chùa, làm khó dễ khi Tôn Sách đi vào thăm. Hai bên cải nhau to tiếng. Nhà sư và Bao Công nghe ồn ào, vội bước ra xem. Lúc ấy, Công Tôn Sách bỏ đi vì giận các người gác cửa. Ông ta có thành kiến nặng nề với quan lại triều đình. Bao Công nài nĩ xin lỗi, nhưng Công Tôn Sách vẫn bỏ đi. Nhà sư kể qua tiểu sử cùng tài năng của Công Tôn Sách cho Bao Công nghe. Ông rất mến phục kẻ hiền tài bị tham quan ô lại cướp bài thi sửa tên để người khác đỗ Trạng Nguyên, nên y bất mãn thù ghét quan chức triều đình như đã nói trên.
Lúc bấy giờ, nghe qua sự việc, Bao Công liền bực mình đuổi hết bốn tên mới thu nhận làm thuộc hạ cho mình. Họ xin lỗi, nài nĩ mãi, nhưng Bao Công không tha thứ, vì họ không biết quý trọng dân. Sau đó, bốn chàng hiệp sĩ tìm lại nhà Tôn Sách xin lỗi nài nĩ ông ta giúp đỡ mình. Cuối cùng Tôn Sách cảm động tha thứ cho họ. Họ yêu cầu Tôn Sách đến gặp Bao Công xin cho họ được thu nhận làm thuộc hạ bảo vệ an ninh cho Quan Tri Huyện trên đường đi nhậm chức. Thế là Bao Công nễ tình Tôn Sách cùng nhà sư tạm nhận lại họ. Ông bảo, nếu lần sau, họ phạm lỗi nữa thì ông sẽ đuổi họ. Công Tôn Tiên Sinh cũng nghe lời khuyên của sư trù trì, chịu theo giúp đỡ, làm cố vấn cho Bao Công. Ông không nhận làm quan, chỉ giúp Bao Công đem lại công lý, lẽ phải cho người dân. Từ đó, Công Tôn Tiên Sinh, Dương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ tận tình ra sức bảo vệ, phục vụ cho công lý bên cạnh vị Quan Tòa Công Minh.
Bao Công cứ thăng quan, tiến chức mãi, vì ông thông minh, lanh lợi, nhiệt tình năng nỗ trong nhiệm vụ. Một vị quan tài ba, lỗi lạc, xét xử công chính, liêm khiết, làm dân mến phục, thương yêu và triều đình tin cậy, trọng dụng. Chẳng hạn một số quan lại ở Huyện rất là bê tha, chỉ biết hù dọa, bóc lột dân lành. Tha hồ tóm thâu của cải, vàng bạc đút lót hối lộ của người dân. Các quan trường tham lam, bóc lột, tàn ác, đổi trắng thay đen. Dân lành bị xử oan, kêu trời không thấu. Khi đến trấn nhậm, Bao Công trừng trị thích đáng những ai ỷ quyền thế hại dân .
Tại Huyện Hào Châu, có vụ án Châu Đăng Khiên rất là đặc biệt. Có cặp vợ chồng chuyên nghề làm chậu, lư sành bán cho khách hàng. Lưu Thế Sơn cùng vợ Dương Thị đã toa rập hãm hại một người khách xin vào nhà trú nhờ đêm hôm đó. Thương gia Triệu Đại mang theo vòng ngọc, kim cương, đồ trang sức đựng trong một bọc. Gia chủ phát hiện ông khách giàu có, nên tiếp đón niềm nỡ, tử tế. Họ mời anh ta ăn uống ngon lành, rồi giết chết y. Họ cướp hết của cải. Bầm thay nạn nhân, xóa hết vết tích, trộn thịt với vật liệu đúc cái chậu sành.
Một hôm, có ông khách tên Trương Thiện Thọ đến tiệm mua chậu này. Bỗng nhiên cái chậu cất tiếng vang, kể lể sự tình oan ức bị thảm sát của mình cho ông nghe và vong hồn kẻ xấu số yêu cầu ông hãy mang chậu đến đánh trống kêu oan với Bao Công, Quan Tri Huyện mới nhậm chức. Ông Thọ mang chậu đến lần thứ ba, sau khi có giấy mời hồn ma khiếu tố, đốt giấy này trong chậu, y mới hiện hình mờ ảo kể lể hết mọi việc và nỗi oan ức của mình. Tứ lâu, y không đầu thai được.
Thế là Bao Công ra lịnh bắt hai vợ chồng tội phạm kể trên, xử chém tử hình. Dương Triều, Mã Hán xét nhà tìm thấy bị vải chứa vòng ngọc vàng, kim cương của nạn nhân còn cất giấu trong rương. Tang chứng rõ ràng. Thủ phạm giết người, đành phải thú tội và lãnh án. Bao Công đề nghị vong linh nạn nhân đã được giải oan, hãy đi đầu thai. Thủ phạm bị luật pháp công minh trừng trị đích đáng. Hồn ma hiện hình cảm tạ Bao Thanh Thiên và ra đi. Ông Thọ mang chậu về thờ trên cao. Tuy nhiên, chậu tự động di chuyển, rơi xuống đất vỡ tan tành vì hồn oan đã siêu thoát.
Vụ án nổi danh lúc bấy giờ là Bàng Dục, con của Bàng Hồng, Bàng Thái Sư. Y là anh ruột của Bàng Quý Phi, ái thiếp của Vua Tống. Y được Vua phong chức An Lạc Hầu. Y nhận lịnh vua mang tiền đi cứu đói tại một huyện nọ. Y cắt xén hết số bạc. chả phát chẩn cho dân. Dân đói khổ vô cùng. Dân chúng địa phương bị quấy nhiễu. Quan Tri Huyện địa phương là Lâm Phong. Y vốn là môn sinh trước đây của Dương Thừa Tướng. Ông này là vị quan thanh liêm, cương trực, tỏ ra bất mãn hành vi tham ô nhũng hại dân lành của Bàng Dục. An Lạc Hầu nổi giận buộc tội chống đối cấp trên của Lâm Phong, ra lịnh bắt anh ta bỏ ngục. Y cử Quan Tri Huyện mới tên Đồng Đại Nhân. Người này vốn yếu kém, sợ uy của Bàng Dục từ lâu, Y thâu nhận của thương gia rất nhiều nghiên mực làm bằng sành vô cùng quý giá và đắc tiền lúc bấy giờ, để dùng làm của công hối lộ cho quan lại cấp trên. Ngoài ra người dân còn bị quan địa phương đánh thuế cao. Họ đau khổ quá mức, nhưng không dám chống đối hay kiện tụng vì số tiền đóng cho Quan Huyện để khiếu tố rất lớn. Họ đành phải làm thinh, chịu đựng. Dân chúng bất mãn vô cùng.
Đồng Đại Nhân, nhất cử nhất động, phải làm theo lịnh của Bàng Dục, sửa lại sổ sách để có bằng chứng buộc tội tham quan ô lại cho Lâm Phong, ngõ hầu xử y, khi nghe tin Bao Công đến thanh tra vùng này. Điền Trung, cai ngục, thương tình oan khúc của Lâm Phong, nên nhận hộ giấy kêu oan do Bàng Dục gây ra đưa cho Bao Công.
Lúc bấy giờ, Vua Tống, nghe theo lời đề nghị của Dương Thừa Tướng, cử Bao Công làm Quan Tam Phẩm của Triều Đình, giữ chức Khâm Sai, lên đường điều tra vụ án nói trên. Lúc ấy, Công Tôn Tiên Sinh cho đúc ba đầu đao bằng kim loại quý giá. Long Đầu Đao để xử những người trong hoàng tộc, phạm tội nghiêm trọng. Hổ Đầu Đao để xử bọn quan lại tham ô, thối nát, hại dân, hại nước. Cẩu Đầu Đao để xử lũ cường hào ác bá, đám thường dân phạm tội. Vua xem qua liền chấp thuận lời đề nghị của Bao Công và Công Tôn Sách, ngõ hầu tỏ ra uy thế của Triều Đình, làm kẻ gian ác, bọn hắc đạo, kinh sợ, giảm bớt việc làm xấu xa, nhũng hại dân lành của mình.
Thế là Quan Khâm Sai Bao Công lên đường. Nhờ Triển Hộ Vệ giúp sức cứu thoát Lâm Phong. Anh ta bị Bàng Dục ra lịnh cho Quan Huyện Đồng Đại Nhân xử trảm vì tội cắt xén tiền cứu trợ nạn nhan bão lụt. Triển Chiêu đến kịp lúc đánh tan quân lính định xử trảm Lâm Phong. Nam Hiệp cứu thoát nạn nhân, cho ngụ ở trong một ngôi miếu, có cả Điền Trung bảo vệ. Bàng Dục tức giận sai thuộc hạ đến nơi hầu thủ tiêu nhân chứng. Nhưng Triển Chiêu đánh bại và cứu sống Lâm Phong.
Lúc này, Bàng Thái Sư nghe tin, liền yêu cầu con gái Bàng Quý Phi nài nĩ Vua rút lại lịnh bổ nhậm Bao Công làm Khâm Sai xét xử vụ án trên. Vua nghe lời, hạ chỉ ra lịnh Bao Công không được xử trảm Bàng Dục ( vì Bàng Thái Sư và Bàng Quý Phi ép Vua cứu con mình ). Tuy nhiên, Bao Công đã bắt y khi có nhân chứng, Đồng Đại Nhân bị xét sổ sách ghi tiền bạc cứu trợ sai sót, dối trá, có nhiều chỗ sơ hở, gian lận. Thế là y khai hết sự thật.
Tên Hà Phúc, phe hắc đạo, quen biết Triển Chiêu trước kia, nhận lịnh của Bàng Dục đến ám sát Bao Công. Y bị Triển Chiêu xuất hiện kịp lúc, đánh bại, nhốt y vào đại lao chờ ngày xét xử. Y khai hết sự thật. Y là nhân chứng tội ác của Bàng Dục.
Lúc Bao Công xử án Bàng Dục, Bàng Thái Sư tiến vào. Y ỷ thế lực quyền hành của mình, liền can thiệp, chống đối vụ án, nhục mạ, thách thức Bao Thanh Thiên. Tuy nhiên
Bao Công vẫn trừng trị thích đáng Bàng Dục vì có đủ nhân chứng, vật chứng nói trên. Y bị Hổ Đầu Đao chém chết. Bàng Thái Sư không cứu được con, tức giận câm thù Bao Công vô cùng. Bàng Thái Sư cùng con gái Bàng Quý Phi khóc lóc kể lể khiếu nại lên Vua. Vua bực tức bắt giam Bao Công vi dám cải lịnh Vua khi nghe sẽ có chiếu chỉ mà vẫn giết người. Bàng Thái Sư bảo có chiếu chỉ của Vua lịnh cho Bao Công hãy ngưng xét xử. Chiếu chỉ sẽ tới sau. Nhưng Bao Công vẫn xử trảm kẻ gian ác.
Khi Bao Công ở trong ngục chờ quyết định của Vua, Triển Chiêu dùng khinh công vào cung Vua. Nam Hiệp mang văn thư, giấy khiếu tố của người dân địa phương, tố cáo, kể tội ác của Bàng Dục và nói rõ Bao Công là một vị quan tốt, một quan tòa tốt bụng. ngay thẳng, công minh, liêm khiết. Vua xem qua, hối hận vì suýt nữa mình nghe lời cha con Bàng Quý Phy xử oan hiền thần Bao Thanh Thiên. Vua phong Bao Công chức lớn nắm quyền Khai Phong Phủ từ đó. Vua cũng phong Triển Chiêu làm Quan Tứ Phẩm Triều Đình, phục vụ dưới trướng bao Công. Vì vậy, Nam Hiệp Triển Chiêu, Dương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ, Công Tôn Tiên Sinh, Công Tôn Sách, phụ tá, cố vấn cho Bao Công. Vì vậy Khai Phong Phủ là nơi xét xử công minh giúp dân lành sống an vui hạnh phúc trong thời đại Nhà Tống.
“ Kẻ ác trừng trị thẳng tay
Những tên ỷ thế ta đây quyền hành .
Bao Công xử trảm rất nhanh
Những tên tội phạm, thay phanh, rơi đầu.”
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn