(Cảm tác kịch bản của
nhà văn Huỳnh Ngọc Phương.
Thân tặng tác giả và thân hữu)
MINH CẦN
Một ông phú hộ, giàu có nổi tiếng trong vùng. Ông có bốn đứa con, ba trai, một gái. Bà vợ già yếu bịnh tật đầy người đã lìa trần từ lâu. Ông phải nuôi dưỡng bốn đứa con. Ông ta theo chủ nghĩa tôn trọng vật chất và tiền bạc. “ Có thực mới vực được đạo. ”. Ông tôn thờ đồng tiền. Ông chưa hề bố thí, giúp đỡ người nào. Ông cắt ca cắt củm từng đồng từng cắc để dành.
Tuy nhiên, các con của ông báo hại ông hết sức khổ đau trong bao nhiêu năm qua. Thằng con trai trưởng nam thì ăn chơi, trác táng, cờ bạc, rượu chè. Nó cứ rút rỉa tiền bạc của ông dài dài. Nó tiêu pha hoang phí, coi tiền rẻ như nước. Nó báo hại ông. Ông hết mực bực mình, rầu rĩ, lo âu đủ thứ. Thằng con thứ hai, em kế của nó, thân thể gấy còm, èo uột, bịnh đau triền miên. Các thầy thuốc cũng đành bó tay ví nó bịnh nan y đủ thứ trên đời. Thằng con trai thứ ba, khác hẳn hai anh nó. Nó tỏ ra có hiếu đạo hơn. Nó luôn nghe lời cha mình. Nó giúp đỡ thân phụ nhiều việc. Còn cô gái út, vì mang tiếng con ông phú hộ keo kiết, nên đám trai làng không đứa nào dám tán tỉnh chọc ghẹo người đẹp. Vì vậy cô ta đã quá hai mươi mà vẫn phòng không chiếc bóng. Sắp sửa trở thành gái già vì “ óng chề”
Ông phú hộ, một hôm đi lễ chùa, gặp sư cụ trù trì, ông trình bày hoàn cảnh bi thảm của mình. Tuy nhà giàu, nhưng bà xã đã bỏ ông, qua bên kia thế giới quá sớm. Một mình ông phải quán xuyền mọi việc trong ngoài gia đình, hết sức cực nhọc, vất vả. Một đứa con hoang đàng chi địa, chỉ lo ăn chơi, trác táng, phung phí tiền của, cờ bạc, rượu chè, phá sản. Một đứa bịnh tật đầy người báo hại ông lo tiền chạy bác sĩ, thuốc men, hao tài tốn của nhiều năm qua... Nhà sư khuyên ông nên tu nhân tích đức, bố thí, cúng dường, giúp đỡ người nghèo khổ bịnh tật, ngõ hầu chuyển đổi hoàn cảnh bi đát hiện tại. Nhân nào quả nấy. Ở hiền gặp lành. Ác giả ác báo. Luật nhân quả xưa nay có tính cách tự nhiên, khoa học.
Ông nghe lời giảng giải và khuyên bảo của vị sư già. Từ đó, ông quyết tâm ăn hiền ở lành, tu nhân tích đức. Ông hay bố thí giúp đỡ những người nghèo khổ, các em mồ côi, cúng dường Ngôi Tam Bảo những lân đi lễ chùa. Ông tu hành tại gia chừng hai năm. Bỗng nhiên, thằng con trai trưởng nam, một hôm đi cờ bạc và nhậu nhẹt quá chén trở về nhà, bị xe đụng chấn thương sọ não và gẫy chân. Nó vào nhà thương điều trị tốn kém khá nhiều tiền bạc. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đầu hàng vị bịnh trạng nghiêm trọng. Nó từ trần sau đó. Ông buồn bã, thất vọng, đau khổ vô cùng. Chừng vài tháng sau, thằng con thứ hai cũng bị trở bịnh thình lình, rất là mãnh liệt. Ông cầu trời, khẩn Phật phù hộ nó tai qua nạn khỏi. Tuy nhiên, cậu ta trút hơi thở cuối cùng trên giường bịnh, sau đó không lâu. Thằng con thứ ba, hiếu để nhất trong các con ông, đang khỏe mạnh bỗng bị cảm thương hàn bất thình lình. Nó cũng vĩnh biệt trần gian như hai anh mình. Thật là bi thảm, tang thương, khổ đau, buồn bã cho gia đình ông phú hộ. Chỉ còn có con gái út sống hủ hỷ với cha già.
Lúc bấy giờ, ông oán trời, trách đất. Niềm tin tôn giáo bị lung lay. Ông không tin gì cả. Ông sống như một kẻ vô thần. Một hôm, có một cậu trai mồ côi cha mẹ từ bé. Cậu ta nương tựa trong một ngôi chùa. Tuy ăn mặc áo quần nâu sòng, nhưng chưa xuất gia. Cậu ta quen biết với con gái của ông phú hộ khi cô này đi lễ chùa vào các dịp lễ lớn. Cô ta cũng mến cậu này. Dù ở chùa nhưng cậu ta chưa xuống tóc, xuất gia quy y cửa Phật, làm chú tiểu. Sư trù trì con thử thách cậu. Chừng nào cậu quyết chí nương bóng từ bi vĩnh viễn, nhà sư sẽ thí phát cho.
Một hôm, ông phú hộ bỗng nhiên mơ màng cảm giác Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát hiện ra và bảo ông:
-Này ông lão. Ông phải hiểu quy luật nhân quả ở đời là sư thật. Nhân nào quả nấy. Hôm nay ta thị hiện cho ông biết lý do tại sao gia đình ông lại bi thảm tang thương như thế. Bà vợ của ông, từ trần sớm, vì kiếp trước bà mang ơn ông giúp vàng chuộc cha khỏi bị hàm oan tù tội. Trả nợ xong, bà vĩnh biệt ông. Hai thằng con đầu lòng, kiếp trước ông ỷ quyền thế, hãm hại cha mẹ chúng khổ đau. Ông đoạt tài sản của gia đình chúng. Kiếp này chúng đầu thai làm con báo đời ông. Nay ông biết ăn năn hối cải, không còn bủn xỉn, tham lam, keo kiết, vì danh lợi hại người. Ông tu tâm dưỡng tánh, làm việc từ thiện bố thí cúng dường suốt trong hai năm qua, nên hưởng phước quả. Vì vậy, đám con báo hại ông để trả thù, đã ra đi vĩnh viễn. Riêng thằng con trai thứ ba. Kiếp trước ông đã giúp đỡ gia đình nó khỏi nghèo túng, khỏi lâm vào hoàn cảnh đói khổ trong một thời gian. Nay nó đầu thai làm con hiếu thảo báo đáp ơn xưa. Nay đủ hạn kỳ rồi, nó vĩnh biệt ân nhân. Người con rể do nhân duyên lành ông tạo ra mấy năm nay, ta ban cho nó xuống trần gian làm nghĩa tế của ông. Ông nên cho phép hai trẻ lương duyên hòa hợp. Ông sẽ sống hạnh phúc với con cháu trong những ngày tiếp theo. Ông phải tu tâm, dưỡng tánh, tu nhân tích đức, bố thí cúng dường cứu giúp người nghèo khồ, các viện mồ côi, người già cả, bịnh tật neo đơn, các người bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn...
Nói xong, Ngài Quan Âm biến mất. Ông chợt tỉnh con mê. Ông giác ngộ đạo nhiệm mầu. Ông gả con gái cho cậu thanh niên nói trên. Nếu không, chả lẽ đề nó thành gái già suốt đời ư? Từ đó, ông sống nhẫn nhục, bao dung, bố thí, cúng dường, ông chuyên làm việc từ thiện để cứu nhân độ thế. Ông cảm thấy tâm hồn mình an vui, thanh thản, nhẹ nhàng vô cùng. Ông hiểu ra cuộc đới vốn giả tạm vô thường, quy luật nhân quả là chân lý trong cuộc sống. Kẻ nào “Gieo gió ắt gặp bão”. “Ác giả, ác báo”” Nhân nào quả nấy” Chả sớm thì muộn. Bị quả báo ngay kiếp hiện tại hay trong những kiếp tương lai.
“ Bụng làm dạ chịu”. Danh lợi như bóng câu qua cửa sổ. Tiền bạc, của cải, vật chất như sương khói. Khi chết đi là tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Tâm thân tứ đại vô thường giả tạm của mỗi con người, sẽ mục rã trong lòng đất lạnh. Có chăng là nghiệp lực theo sát vong linh của mỗi chúng sanh. Con người đầu thai về cõi thiện lành, hạnh phúc hay cõi khổ đau, đều do nghiệp quả mình tạo tác ở kiếp trước. Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật Thich Ca Mâu Ni từng nói:
“ Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ, diệt như điển
Ưng tác như thị quán”
“ Quy Luật Nhân Quả” kiếp người
Nhân nào, quả nấy, trần ai báo đền.
Tu nhân tích đức, ở hiển
Làm lành, lánh dữ cho mình an vui.
Từ bi, trí tuệ giúp đời
Lo âu, phiền não xa rời thân tâm. ”MINH CẦN |