TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BẾN YÊU THƯƠNG
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BẾN YÊU THƯƠNG

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Mon Apr 08, 2013 5:18 pm    Tiêu đề: BẾN YÊU THƯƠNG




BẾN YÊU THƯƠNG


      THANH ĐÀO
     
             (Cảm tác bài giảng của Thầy
      Thích Trí Chơn)
     
   Có thể nói không ngoa, cha mẹ là Bến Đổ, là Bến Yêu Thương của con cái trong gia đình. Cha mẹ nào cũng thương con. Tùy hoàng cảnh, tùy môi trường, tùy giàu nghèo, tùy gia cảnh khá gỉả hay thiếu thốn, cha mẹ lo cho con cái, nuôi nấng con cái, dạy dỗ con cái có khác nhau. Lúc nào cha mẹ cũng thương yêu con cái. Lo cho con cái hết lòng. Làm cha làm mẹ ai cũng mong muốn cho con nên người, thành đạt hữu ích cho gia đình bà con cô bác và cộng đồng xã hội. Cha mẹ luôn luôn thương yêu che chở, đùm bộc lo lắng cho con cái hầu như suốt đời mình. Thú vật còn thương con, huống chi con người. Những câu ca dao, tục ngữ trong văn chương bình dân Việt Nam, hay ca nhạc thường ca tụng công ơn sanh thành, dưỡng dục của phụ mẫu cũng như khuyên nhủ con cái phải hiếu để với song thân, phổ biến trong dân gian xưa nay, như là:
      “ Công cha như núi Thái Sơn
      Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
      Một lòng thờ mẹ, kính cha
      Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. ”
      “ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”
      “ Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
      Con nuôi mẹ, tính tháng, tính ngày. ”
      “ Mẹ là dòng suối ngọt ngào
      Mẹ là nãi chuối buồng cau... ”
      Đặc biệt, cũng có những cha mẹ không thương con cái, bỏ bê con cái, lạnh nhạt với chúng. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm hoi.
      “ Mẹ cha là Bến Yêu Thương
      Bọc đùm che chở các con của mình.
      Tình yêu phụ mẫu mông mênh
      Làm con hiếu để thân sinh hết lòng “
      Một số các em trong Khóa Tu Học Hè tại Chùa Hoằng Pháp VN, hỏi Thầy Thích Trí Chơn, Giảng Sư Khóa Học, một số câu hỏi liên quan đến cha mẹ mình, thật đặc biệt. Thầy giải đáp lưu loát, rành mạch, có tình, có nghĩa, khiến người nghe thật cảm động. Một em cha mất sớm, mẹ nuôi mình suốt 17 năm. Giờ bà bị bịnh nan y, có thể ra đi bất cứ lúc nào. Em không biết làm sao để báo hiếu cho thân mẫu đây? Thầy giảng:
      -Nên săn sóc Mẹ chu đáo. Luôn luôn cầu nguyện cho mẹ an vui thanh thản tâm hồn. Làm người ai cũng bịnh. Bịnh là một trong tứ khổ của chúng sanh. “ Sinh- lão- bịnh- tử” Đó là quy luật tự nhiên của chúng sinh. ” Bịnh không sợ”. “Nhưng sợ bịnh” mới là vấn đề lo âu phiền não, đau khổ của người đời. Cũng như” Chết không sợ”, nhưng “ Sợ chết” mới là nỗi bi thảm của nhân sinh. Bởi vì chết là việc bình thường. Hễ những gì “ Hữu hình tất hữu hoại” Đức Phật từng dạy trong Kinh Kim Cang:
      “ Nhất thiết hữu vi pháp
      Như mộng huyễn bào ảnh
      Như lộ diệt như điển
      Ưng tác như thị quán. ”
      Con nên làm mọi việc thiện lành, khuyên mẹ tu tỉnh, niệm Phật thường xuyên, vui vẻ sống. Ở hay đi đều an lạc tâm hồn. Vì chết chưa phải là chấm dứt mà là bắt đầu một cuộc sống mới bên kia thế giới. Sướng hay khổ là do nghiệp lực của mình đã tạo tác lâu nay, giờ phải mang theo. “Nhân -quả” là định luật tự nhiên của chúng sinh. Con làm được như vậy là báo hiếu mẫu thân rồi.
      Một em khác, mẹ mình sinh ra, rồi bỏ rơi mình. Cô gái nhờ dưỡng mẫu nuôi nấng trong 18 năm qua. Hiện tại cô có hai mẹ. Hỏi Thầy cô phải cư xử sao đây cho hợp lý? Ngày Lễ Vu Lan, cô nên cài hoa hồng hay hoa trắng đây? Bởi vì mẹ ruột đã bỏ mình lâu nay? Mẹ ruột còn sống, nhưng coi như mình không có.
      Thầy khuyên, đằng nào con cũng là con ruột của bà ta. Chính bà sanh con ra. Dù con đau khổ, buồn lòng cách mấy, cũng không thể phủ nhận sự thật, bà là mẹ ruột của mình. Tuy bà không nuôi dưỡng nhưng có công sinh thành ra con. Nên bao dung, từ bi, tha thứ mẹ. Mẹ ruột và mẹ nuôi đều là mẹ cả. Mẹ vì hoàng cảnh nào đó, vì thiếu tình thương đã bỏ rơi con. Không làm tròn trách nhiệm của người mẹ. Nhưng bổn phận làm con nên thông cảm nỗi đau khổ của bà, tha thứ cho mẹ. Như thế con mới xứng đáng là một Phật Tử, có tâm từ bi hỷ xả, yêu thương hết mọi người, hết chúng sinh, kể cả người sinh ra mình.
      Một em khác, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ hồi nhỏ. Em sống nhờ tình thương của mẹ nuôi. Hỏi Thầy làm sao báo hiếu song thân mình nay đã quy Tiên? Thầy giải đáp như sau. Con cái có thể báo hiếu lúc cha mẹ sinh thành cũng như khi song thân đã khuất núi. Nay con nên làm mọi việc thiện lành, giúp ích mọi người xung quanh. Con tu hành hạnh Ban Vui và Bố Thí làm mọi công quả hồi hướng công đức cho cha mẹ dưới suối vàng. Họ sẽ vui khi biết con học hành thành đạt, nên người hữu ích cho xã hội, làm mọi việc từ thiện. Hồi hướng công đức cho cha mẹ quá cố của mình. Đó là con báo hiếu song thân đã quy Tiên vậy.
      Một em khác hỏi, cha em chết. Mẹ em nghèo khổ. Em đi học bị bạn bè cười chê nhà nghèo, chả ai nễ nang em cả. Em tự ái, đau khổ. Em phải làm sao đây để vui sống? Thầy giải đáp: Tiền của là vât hữu hình phù du. Giàu có rồi cũng tan theo mây khói trong tương lai. Con nhà giàu thường hay ăn chơi, đánh số đề, đánh cá cược đua ngựa, đua chó, cờ bạc rượu chè, xì ke ma túy, trai gái, sanh nhiều tật không tốt, có hại cho sức khỏe cũng như thanh danh của mình. Nghèo là một cái tội. Câu nói đó biểu lộ tự ti mặc cảm của người cùng khổ. Nhà giàu có là do kiếp trước họ khéo tu hành bố thí cúng dường. Tu phước. Còn nghèo là do tiền kiếp, mình thiếu phước. Giờ hãy tu hành làm việc thiện. Nhà nghèo hãy cố gắng chăm chỉ học hành, phấn đấu mọi mặt. Một khi thành đạt và nên người hữu ích cho gia đình bà con và cộng đồng xã hội, thì không còn ai chê cười mình cả. Tài năng kèm theo đức hạnh, quan trọng hơn giàu có mà thiếu đạo đức như ông bà ta thường nói:
      “ Đức thắng tài là người quân tử.
      Tài thắng đức là kẻ tiểu nhân”
      Hãy bỏ đi mặc cảm nghèo khổ. Phải vui sống và vươn lên. Nên sống lạc quan, yêu đời, bao dung, nhẫn nhục, có tư cách thì kè khác sẽ nễ nang mình. Hãy xóa bỏ mặc cảm tự ti con nhà nghèo đi.
      Một em khác hỏi, mẹ em mất cách đây năm năm. Cha em sắp tục huyền với một phụ nữ khác. Em lo buồn vì sợ dì ghẻ hành hạ em. Em phải làm sao đây? Thầy cho biết thường tình vợ kế không thương con chồng. Nổi danh như Tào Thị, vợ kế của Phạm Công, hành hạ Nghi Xuân, Tấn Lực, con riêng của chồng và Cúc Hoa, mẹ chúng đã từ trần. Đa phần tình thương giữa mẹ ghẻ- con chồng giảm đi 50%. Tuy nhiên, không phải mẹ ghẻ nào cũng xấu và ác với con riêng của chồng mình. Có những người con khéo léo cư xử làm cho mẹ ghẻ cảm động, bà ta liền thay đổi cách đối đãi với đứa con không phải bà sinh ra. Như Mẫn Tử Khiên, trong truyện Nhị Thập Tứ Hiếu, đã cảm hóa bà dì ghẻ ác ôn, làm bà ta cảm động và từ đó coi ông như con ruột mình.
      “ Dì ghẻ hành hạ con chồng
      Gây nhiều bi kịch ở trong cuộc đời.
      Bao dung, nhẫn nhục ai ơi!
      Từ bi cảm hóa những người hung hăng. ”
      Một em nam hỏi thầy, tại sao thầy không ở nhà săn sóc, báo hiếu cha mẹ, mà bỏ đi tu? Thầy hòa nhã giải đáp như sau: Có nhiều cách cho con cái báo hiếu đấng sinh thành của mình. Chẳng hạn, hằng ngày lo hầu hạ cơm nước cho song thân chu đáo là báo hiếu. Hay đi chợ mua bán kiếm tiển về giúp cha mẹ cũng là cách báo hiếu. Hoặc đí làm ở xa hay sống ở nước ngoài lao động kiếm tiền gởi về giúp song thân cũng là cách báo hiếu. Bất cứ ở đâu, tại gia hay xa nhà, con cái lo giúp đỡ cha mẹ, tiền bạc hay phương tiện cho phụ mẫu sinh sống an vui hạnh phúc. Đó là báo hiếu. Con đi tu xa nhà, hoằng pháp giúp cha mẹ, gia đình bà con cô bác, xóm làng, xã hội phương pháp tu hành, giác ngộ, giải thoát khổ đau, an vui trong cõi vĩnh hằng. Ai trong xã hội này, đối với kẻ xuất gia, tu hành, cũng coi họ như cha mẹ, anh em mình. Họ truyền bá Phật Pháp, giáo lý Đạo Từ Bi, giúp người phương pháp, cách thức tu trì, ngõ hầu xa rời ái dục, lo âu, phiền não, khổ đau, giảm dần tam độc tham- sân- si, giác ngộ đạo mầu. Thân tâm an lạc. Đó là Hạnh Đại Hiếu của con cái đi tu vậy.
      Một em khác hỏi: Nhà em nghèo, cha mất sớm, mẹ phải nuôi bầy con dại. Bà trước đây từng làm nhiều việc bất thiện để kiếm tiền nuôi con cái. Em lêu lỏng chơi bời, bất hiếu với mẹ. Bây giờ bà mất rồi. Cậu ta lo sợ mẹ mang nặng nghiệp. Giờ cậu phải làm sao để báo hiếu cho thân mẫu đây? Thầy giảng, cậu nên tu tỉnh, ăn năn sám hối. Sám hối có nhiều cách. Nếu miệng từng nói xấu, hại người, nói lời thô tục, hay chê bai người khác thì phải sửa đổi. Chỉ nên nói lời ngọt ngào, khen người đúng lúc, lời khiêm cung, từ tốn, miệng thường niệm Phật cho lòng thanh thản an bình. Nếu từng hành động tác hại kẻ khác nay nên làm việc thiện lành giúp gia đình, bà con cô bác, người chung quanh, giúp đời làm việc hữu ích cho xã hội. Tránh xa điều ác. Không làm điều gì tổn hại tha nhân. Nếu có tư tưởng xấu ác hận thù tham lam, ích kỷ, sân si quá nặng thì nên tu sửa. Ý nghĩ trong sáng thiện lành, tốt đẹp, tâm từ bi bác ái, bao dung nhẫn nhục. Đó là sám hối tu sửa về Thân- Khẩu- Ý, tùy theo mình sai sót mặt nào. Nhờ thành quả công đức tu trì hối cải, hãy hồi hướng cho mẹ mình. Nhờ thế, tội lỗi của bà sẽ giảm. Giống như Quang Mục ngày xưa làm nhìều việc thịện lành cứu mẹ mình đang bị giam dưới địa ngục A Tỳ. Quang Mục là tiền thân của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nhờ công đức của con mà Mẹ thoát khỏi cảnh bị hành hạ dưới âm ty và sau đó bà sanh về cõi thiện lành. Khi cha mẹ chết, con cái cũng có thể báo hiếu bằng cách tu hành làm việc thiện rồi hồi hướng công đức về đấng sinh thành của mình.
      “ Sám hối, ăn năn tội lỗi
      Những gì sai trái đã làm.
      Sân hận, kiêu căng, u tối
      Si mê cùng với tham lam.
      Tu sửa nhiệt tình quyết chí
      Tập dần, năng nỗ tu hành
      Hồi hướng công đức cha mẹ
      Ấy là báo hiếu thân sanh “
      Một em gái quê Thanh Hóa, sống xa gia đình để làm ăn ở trong Nam. Cha mẹ già yếu, đang cư ngụ vùng thôn quê xa xôi, hẻo lánh tận ngoài Bắc. Cô ta không về thăm song thân thường xuyên được, không gọi điện thoại được, làm sao cô ta báo hiếu phụ mẫu cao niên bệnh tật đây?
      Thầy giảng nên biên thư gửi về, tuy lâu, nhưng có tin tức cho cha mẹ vui. Lâu lâu nhân dịp Lễ Tết nên về thăm cha mẹ một lần, chỉ vài ngày cũng được, cho song thân hoan hỷ. Đó là cách báo hiếu, không cần phải tiền bạc nhiều. Gởi chút quà nhỏ cũng làm ông bà vui rồi. Đó là báo hiếu của con cái. Còn nếu bỏ quê hương và cha mẹ, con cái đi biệt không về thăm, thì mới đáng trách.
      “ Báo hiếu nhiều cách, ai ơi!
      Phụng dưỡng cha mẹ già rồi, yếu đau.
      Ở xa quà tặng ngọt ngào
      Bạc tiền chút đỉnh vui sao sinh thành.
      Những người quyết chí tu hành
      Ấy là đại hiếu, rạng danh gia đường.
      Mẹ Cha là Bến Yêu Thương
      Là nơi che chở các con an bình “
     

THANH ĐÀO



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân