TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ĐÔI MẮT YÊU THƯƠNG
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ĐÔI MẮT YÊU THƯƠNG

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Wed Apr 03, 2013 5:25 pm    Tiêu đề: ĐÔI MẮT YÊU THƯƠNG
Tác Giả: THANH ĐÀO




ĐÔI MẮT YÊU THƯƠNG


      THANH ĐÀO
     
      Hôm nay đi Chùa Tam Bảo dự lễ “ Vía Quan Âm” ngày 20 tháng 2 âm lịch năm Quý Tỵ, 2013, ông Minh thật xúc động khi mọi người dự lễ đọc tụng kinh câu:
      “ Từ nhãn thị chúng sanh
      Phước tụ hải vô lượng” (Phẩm Phổ Môn, Kinh Pháp Hoa)
      Tạm dịch:
      “Mắt nhìn thương yêu chúng sanh
      Vô biên phước đức tựu thành biển kia”
      Ý kinh muốn nói Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát luôn luôn cứu độ chúng sanh. Ngài nhìn chúng sanh bằng đôi mắt từ bi, nhân hậu xót thương, cứu khổ, cứu nạn những ai niệm danh hiệu của Ngài. Người tu hành thường nhìn kẻ chung quanh bằng đôi mắt yêu thương, chan chứa lòng từ bi bác ái. Đôi mắt thân tình. Đôi mắt hiền hòa, cởi mở. Đôi mắt thân hữu. Đôi mắt cảm tình đồng loại. Tuy nhiên, trong thực tế, khó lắm. Thông thường người ta nhìn kẻ xung quanh mình, nhất là những người họ không ưa, không thích bằng đôi mắt ác cảm ra mặt. Đôi mắt nghi ngờ. Đôi mắt ghen ghét. Đôi mắt xa lạ. Đôi mắt lạnh nhạt, hờ hững, chán ghét, thù hằn, bất mãn lồ lộ. Kinh nghiệm trong cuộc sống cho ông Minh cảm nhận những nhận xét trên rất thường xảy ra hằng ngày. Thật vậy, hồi mới sang định cư tại xứ Cờ Hoa vào năm 1995, diện cựu tù nhân chính trị HO, tại tiểu bang LA, thuộc miền đông nam Hoa Kỳ. Ông làm teacher aid (Phụ giảng) Anh văn tại một trung tâm Anh Ngữ do Sở Giáo Dục Thành phố Baton Rouge tổ chức, dạy đàm thoại tiếng Anh cho học viên mới nhập cảnh định cư tại Xứ Cờ Hoa.
      Tối hôm ấy, vị GS Mỹ phụ trách lớp học đàm thoại, nhờ ông giảng ngữ pháp cho học viên. Ông tuân lời dạy ngay. Ông say sưa giảng bài, ghi lên bảng. Học viên ghi chép. Bất ngờ ông quay lại trông thấy học viên nam, cũng diện HO như ông. Ông ta quê ở Hộ Diêm, có cô con gái, trưởng nữ, học Anh Văn bẳng B do ông Minh dạy ở Trung Tâm Anh Ngữ tại Trường Trung Học Nguyễn Trải Phan Rang
      (Tức Trường TH Duy Tân cũ) do Viện Đại Học Đà Lạt tổ chức, trước khi ông Minh xuất cảnh và gia đình ông S cũng vậy. Ông S và ông Minh cùng cấp bậc Trung Úy cùng tù cải tạo nhiều năm tại Tổng Trại 8 Tù Binh ở Sông Mao Bình Thuận trước kia.
      Lúc ông Minh bất ngờ quay lại, trông thấy ông S nhìn mình bằng đôi mắt trợn trừng ganh tỵ, thù ghét ra mặt. Đôi thần nhãn của ông tỏ vẻ không ưa kẻ đồng hương đồng quê giỏi Anh văn hơn mình. Ông ta không thèm ghi chép như bao nhiêu người khác. Chì nhìn giảng viên bằng đôi mắt thiếu thiện cảm, ác ý, ra mặt dù hai người không hề xích mích thù hận gì nhau trước kia. Ông Minh vừa ngạc nhiên, vừa kinh hãi vô cùng, khi bắt gặp đôi mắt ông S nhìn mình biểu lộ căm ghét như thế. Ông S bị thầy giáo bất ngờ bắt gặp cái nhìn ác cảm, vội mỉm cuời, chữa thẹn, để lấy lòng ông Minh. Từ đó ông M cảm thấy sợ hãi đồng loại ghen ghét thù hằn nếu mình giỏi hơn họ về mặt nào đó. Ông hiểu ra câu nói của người xưa thật chí lý:
      - Ở đời, người ta thường ghen ghét kẻ tài năng hơn mình và khinh khi kẻ yếu đuối kém cỏi thua họ. Tánh ganh tỵ ai cũng có. Những ai bịnh tật khó khăn, khốn khổ thường được người khác thương hại. Những ai giàu có, khỏe mạnh thiên hạ không thích đâu.
      Sau đó, ông Minh làm Supervisor cho một Hảng Giấy, cũng tại thành phố Baton Rouge, nơi gia đình ông định cư, nhờ vốn liếng tiếng Anh của mình. Ông hiền hòa, cởi mở, nhân hậu, giúp đỡ bà con, cô bác, người đồng hương, làm đơn hộ, giới thiệu họ vào làm việc để kiếm sống, tại cơ sở nói trên. Bất ngờ, bà Nh. người nữ công nhân, làm việc năng nỗ, biết chút đỉnh tiềng Anh, lại rắp tâm hại ông. Bà có con lai da màu và đi Mỹ diện Amerasian. Bà cùng chồng và nhiều con sau này cùng định cư tại xứ Cờ Hoa. Bà tham vọng quá cao. Bà muốn tống khứ ông Minh ra đi để bà làm Supervisor thay ông ta, mặc dù ông giúp đỡ bà rất nhiều. Ông S, lang quân của bà Ch (Bà này cũng làm cùng hảng với ông Minh) từng nhắc nhờ ông Minh:
      - Anh phải tìm cách đuổi bà Nh ngay. Bà ta đang tìm cách hại anh để chiếm lấy chức vụ Supervisor đó. Bà này gian ác lắm. Anh phải đề phòng bà.
      Tuy nhiên, ông Minh quá hiền hậu, nhân từ, không muốn hại ai cả.
      Bà nói xấu ông với tên manager Clark da trắng nhiều lần. Bà Nh còn trẻ trung, có nhan sắc, nên được đám công nhân bản xứ, nhất là dân da đen, rất mến chuộng, yêu thích bà. Tên Larry, mới 20 tuổi, có vợ, Mary cũng dạng African- American, 35 tuổi. Cô ta có hai con riêng, ly dị chồng, ưng tên này. Nàng gửi con cho cha mẹ ruột, theo Larry mướn phòng ở chung cư, yêu thương nhau. Larry lái xe Bob Cat chở giấy hằng ngày. Y rất đa tình, đa cảm và lãng man. Y yêu bà Nh rất đậm. Y công khai nói với người đàn bà có chồng, 48 tuồi, đáng mẹ mình, trước mặt ông Minh:
      - I love you.
      Bà Nh từng nói với ông Minh:
      - Larry nó mê tôi quá cỡ. Nó yêu cầu tôi đáp tình. Nó rũ tôi đi Houston xây tổ ấm.
      Trời đất!
      “ Tình yêu quả thật đa màu
      Kể gì tuổi tác, sáp nhau cái ào.
      Hai mươi tuổi yêu má đào
      Tang tình mây nước rũ nhau xa nhà. ”
      Bất ngờ cho ông Minh, tên Manager nghe theo lời nói xấu, xúi giục của bà Nh. Y đuổi ông Minh ra khỏi Hảng Giấy. Hoàn cảnh thật bi thảm. Vì giỏi tiếng Anh hơn người mà bị ám hại. Sau đó ông Minh xin qua làm ở Benny’s Carwash. Cũng vì trội hơn xếp minh Anh ngữ, mà bị cấp trên, người đồng hương, hại xơ rơ xác rác. Lúc ấy, ông Minh còn phụ giảng Anh Văn lớp tối ở Trường La Belle Aire, từ 6 giờ tới 8 giờ, hai đêm mỗi tuần. Vì vậy ông phải xin ông Tổ trưởng, Ông H, về sớm, lúc 5 giờ để đi dạy Anh Văn. Nào ngờ, khi ông nói thật việc này với ông H, Tổ trường. Ông này ghen ghét, tâu hót với viên Manager, ô Th. Ông ta tức giận và ganh tỵ, nghĩ kẻ giỏi Anh văn, có thể làm Manager thay mình trong tương lai, vì ông ta Anh Văn yếu hơn. Ông chỉ biết chút đỉnh. Thế là ông Th đì ông Minh sát ván, cho đến khi ông phải bỏ Job, đi xin việc chỗ khác. Thật là khổ đau cho kẻ bị hại. Ông Minh quá hiền từ, sống bao dung, nhịn nhục, hạ mình mà cái danh GS Anh văn ở VN, làm Supervisor Hảng Giấy, phụ giảng Anh Văn lớp đêm. Bao nhiêu thứ đó đã hại ông mất việc, bị đồng hương ganh ghét đì sát ván. Thế là ông Minh bái bai Benny’s Carwash. Khi ông vào làm clean up một trường học ban đêm. Trường Episcopal cùng bà Thanh, vợ ông. Ông Đ người Bắc, cũng đồng đạo với ông S, bà Nh và ông H, ông Th. Ông Đ làm supervisor tại đây, nghe ông Minh giỏi tiếng Anh, cũng hại ông sát ván. Thậm chí ông ta không thèm chào ông Minh khi ông này chào ông, mỗi lần gặp nhau để clean up các phòng. Ông ta nhìn ông Minh bằng đôi mắt ganh ghét, không ưa ra mặt, dù bà Thanh, vợ ông Minh thường mời ông cùng ăn cơm tối trong chỗ làm. Cuối cùng ông Minh không chịu nỗi thái độ thù ghét công khai của Xếp mình, phải bái bai trường học Episcopal ra đi.
      Hậu quả tai hại xảy ra là khi ông Minh xin thôi việc, đi làm chỗ khác, nhà trường thiếu người, không ai chịu vào thay chỗ ông Minh. Do đó chủ sa thải hết cả đám người Việt. Họ mướn hợp đồng với công nhân Mễ, vừa rẻ tiền hơn, lại vừa dễ dàng đầy đủ người phục vụ khi nhà trường cần đến. Sau này, ông Minh mới hiểu rõ lý do tại sao ông Đ lại đối xử với mình, kẻ không thù hằn gì với ông ta, cạn tàu ráo máng như thế. Nguyên nhân chính là ông Minh giỏi Anh Văn hơn ông, ông không ưa rồi, vì có thể làm Xếp ông trong tương lai, Thứ nữa là bà xã ông C, hàng xóm cùng ở gần nhà nhau trên LSU với ông Đ. Bà này nhờ ông Đ đưa chồng bà vào làm Job này, bà sẽ nấu cơm ông ăn và đãi ông nhậu hằng ngày. Lang quân của bà, ông C, gốc Sì Thẩu Sính Sáng Chợ Lớn, rất thích bia rượu nhậu nhẹt hằng ngày. Ông C cũng giống như hiệp sĩ độc thân, thuộc Bắc Di Cư 54, ông Đ. Do đó, ông Đ quyết định lạnh lùng đối xử tệ bạc với ông Minh làm cho ông ta phải tự ái, bất mãn, tức giận, “ quit Job” tức thì. Tuy nhiên, khi ông Minh buồn lòng vì bị người đồng hương hãm hại ra mặt như thế. Ông bỏ đi làm chỗ khác, thì ông C may mắn tìm được việc, gần khu vực LSU, cạnh nhà mình ngụ, lương cao và khỏe hơn việc làm Clean up trường học nói trên. Thế là cả đám công nhân VN, bị mất việc, sau khi ông Minh bỏ đi vì lý do như đã kể.
      Sau đó, ông Minh nhận điện thoại của ông Th., một đồng hương cũng diện HO, từng học Anh văn trong lớp do ông Minh làm teacher aid trước kia, mời ông nhận việc tại Hảng Food Supply trong thành phố. Ông ta đang làm Supervisor, ông cần người help tiếng Anh nên mời ông Minh lên làm clean up cùng mình vì Cửa Hàng đang thiếu người. Thế là ông Minh xin vào làm ngay. Nhờ nói tiếng Anh lưu loát, nên viên General Manager Mỹ trắng đô con nhận ngay. Bất ngờ khi vào làm chính thức thì một vài công nhân đang phục vụ tại đây. cũng từng học Anh văn trong lớp do ông Minh phụ giảng trước đó, nhìn ông bằng ánh mắt ganh ghét, không ưa ra mặt. Khi biết ông Th mời ông Minh vào phụ giúp mình là ông T tỏ vẻ ghen ghét ra mặt. Vì sợ ông Minh giỏi tiềng Anh, có thể tấu hót với chủ nhân làm tổn hại họ. Họ đâu có biết ông Minh hiền khô như cục đất. Chưa bao giờ hại kẻ khác, nhất là kẻ dưới mình. Ông Minh nhìn thấy ánh mắt thù ghét của ông T, nên đâm ra khó chịu, buồn bã, chán nản hết nói. Đi đâu cũng gặp đồng hương, dân Giao Chỉ, ông Minh không an ổn, vui vẻ gì cả. Họ cứ chia bè phái, ganh ghét nhau dài dài. Ông Ng và ông T đi làm chung xe. Họ cùng phe nhau. Họ không ưa ông Th nên ghét ông Minh luôn. Họ còn lôi cuốn các công nhân khác cùng tôn giáo, chống lại ông Th. Ông này cũng đồng đạo nhưng làm Xếp họ, nên họ ghét. Vì vậy, ông Minh phải sống hạ mình, khiêm cung, từ tốn, bao dung nhẫn nhục, không dám nói tiếng Anh nhiều với Mỹ. Chỉ nói khi nào cần thiết thôi để giúp ông Th.
      Bẳng đi một thời gian, ông T và ông Ng gặp riêng ông Minh. Ông T mìm cười cởi mở chào ông Minh và thẳng thắn tuyên bố một câu nghe chắc chắn như đinh đóng cột:
      -Hôm nay tôi nói thật lòng mình nhé! Tôi nghe Bác Th trên nhà thờ bảo trợ gia đình anh qua Mỹ. Nễ tình ông ta, chúng tôi tha cho anh đó! Trước kia, tôi từng lãnh đạo sáu ngàn tín đồ ở Hố Nai Biên Hòa chống  phe đối lập. Nói cho anh biết! Tôi không dễ gì nhường nhịn ai đâu.
      Trời đất quỷ thần ơi! Ông T người nhỏ con, trước kia làm Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân ở Hố Nai, bị tù cải tạo, qua Mỹ diện HO như ông Minh. Nhỏ người nhưng to tiếng lớn miệng. Tánh sân hận, ngang tàng rõ nét, nổi danh trong cộng đồng dân Giao Chỉ ở địa phương lâu nay. Ông Minh chợt nhớ câu hát của phe cờ đỏ XHCN trước kia trong bài “ Kéo Pháo Qua Đèo”
      “ Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi.
      Vực sâu thăm thẳm. Vực nào sâu bằng chí căm thù?
      Hò dô ta, nào kéo pháo ta vượt qua đèo!
      Hò dô ta nào kéo pháo ta vươt núi!... “
      “ Hận thù ghen ghét con người
      Sâu hơn bỉển cả, ngất trời núi cao.
      Tham- sân- sì cứ dạt dào
      Chúa Trùm Bao Tử rèo gào chẳng ngưng.
      Mắt nhỉn chan chứa yêu thương
      Trần gian quý hiếm, vô thường cõi đây.
      Từ bi bác ái quý thay
      Bao dung nhẫn nhục cõi này hiếm hoi. ”
      Ông Minh còn nhớ hôm đó, thân hữu bạn bè HO họp mặt nhân dịp đầu Xuân, ông Qu nhìn ông Minh hỏi:
      - Lúc này trông thấy anh Minh khỏe ra. Nghe nói anh tập Tai chi phải không?
      Ông Minh từ tốn đáp:
      - Đúng vậy. Tôi có tập lai rai hầu trị bịnh đầy người.
      - Anh tập thế nào? Hãy biểu diễn cho anh em xem để học hỏi trao đổi nhau!
      Ông Qu chuyên tập Dịch Cân Kinh (YiJin Jing) lâu nay. Ông có chỉ dẫn cho bạn mình, ông T cũng tập đánh hai tay và khỏe ra. Ông T từng nói với ông Minh việc này. Vì vậy ông Minh nhiệt tình đứng dậy biểu diễn một vài thế cơ bản Tai chi để giảm bớt bịnh tật trong người. Ông hăng hái tập vài chiêu. Ông chợt quay lại nhìn thân hũu. Chỉ có ông Qu và ông Đ nhìn ông hoan hỷ. Còn bao nhiêu bạn bè đồng hương khác, cũng dạng cựu tù nhân chính trị, họp mặt tại nhà anh N. ngó ông Minh đang bỉểu diễn bằng đôi mắt lạnh lùng, hờ hững, ganh tỵ, không ưa ra mặt. Ông Minh sợ hãi, ngưng tập tức thì. Ông chợt nhớ câu nói thông dụng của người xưa:
      - Những ai nghèo khổ, bịnh tật mới mong người khác thương hại mình. Những người giàu có, khỏe mạnh... dễ bị thiên hạ ganh ghét, không ưa.
      Tuy nhiên có một số đồng hương trong cộng đồng dân Giao Chỉ ở thành phố địa phương, như ông H và ông Ch từng tuyên bố với ông Minh:
      - Anh ưa tôi. Anh có cho tôi đồng nào không? Tôi thích anh, tôi có cho anh đồng nào không? Hay mạnh ai nấy sống. Tôi không cần ai thương hay ghét tôi. Tôi thích sống theo cách riêng của tôi. Mặc thiên hạ người đời dị nghị.
      Hai ông này nổi danh bướng bỉnh, ngang tàng, hung hăng, dữ dằn. Họ thường cải vả gây gỗ với kẻ khác. Tuy nhiên lời họ nói nghe qua cũng có lý lẽ của họ.
      Đôi mắt yêu thương thật quý hiếm trong cuộc sống bon chen, tranh giành nhau, vì miếng cơm manh áo hằng ngày.
      “ Biển trần lắm nổi chông gai
      Chúa Trùm Bao Tử réo đòi miếng ăn.
      Tấm Thân Tứ Đại nhọc nhằn
      Lo âu, phiền não, vô vàn lửa thiêu.
      Từ bi bác ái quạnh hiu
      Hiếm hoi đôi mắt thương yêu nhìn người.
      Tu tâm dưỡng tánh, ai ơi!
      An nhiên, tự tại cuộc đời thong dong.
      Chúng sanh nhìn mắt yêu thương
      Phước kia lấp lánh đại dương xanh rờn “.

                      THANH ĐÀO



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân